intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

“Se duyên” với quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

194
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều khái niệm về đầu tư doanh nghiệp tư nhân, nhưng có lẽ đơn giản và dễ hiểu nhất thì đầu tư doanh nghiệp tư nhân là việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết và có tính thanh khoản thấp. Lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho dự án Khi có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho dự án. Dễ nhất là sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận để lại. Qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: “Se duyên” với quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân

  1. “Se duyên” với quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân Có rất nhiều khái niệm về đầu tư doanh nghiệp tư nhân, nhưng có lẽ đơn giản và dễ hiểu nhất thì đầu tư doanh nghiệp tư nhân là việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết và có tính thanh khoản thấp. Lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho dự án Khi có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn nguồn vốn đầu tư cho dự án. Dễ nhất là sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận để lại. Qua vài năm kinh doanh có lãi, doanh nghiệp tích lũy được một khoản vốn để tái đầu tư trong tương lai. Đặc điểm của nguồn vốn này là sẵn có, không phải kêu gọi đầu tư thêm từ bên ngoài, nhưng đây là nguồn vốn có giới hạn và việc sử dụng chúng để tái đầu tư có thể ảnh hưởng đến khả năng trả cổ tức trong tương lai. Nguồn vốn thứ hai doanh nghiệp có thể tiếp cận là ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên vào thời điểm này, với chính sách thắt chặt tăng trưởng tín dụng dưới 30% và lãi suất cho vay trung và dài hạn từ các ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh lên đến 19%/năm, thậm chí là 21%/năm đã tạo không ít khó khăn cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Song song đó là việc các ngân hàng đã thận trọng hơn trong việc thẩm định tính khả thi của dự án cho vay vì nguy sơ suy thoái kinh tế của Mỹ dẫn đến nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là khá cao. Trong bối cảnh hiện nay, một nguồn vốn khác mà doanh nghiệp có thể tìm đến là các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân (Private Equity Fund). Để tiếp cận thành công nguồn vốn này, các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo với một tinh thần làm việc nghiêm túc. Ta có thể ví von sự hợp tác giữa doanh
  2. nghiệp và quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân như một cuộc hôn nhân và hai bên cần tìm hiểu kỹ về nhau trước khi quyết định “se duyên”. Thời gian tìm hiểu kéo dài từ 4-6 tháng. Quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân Quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân mới xuất hiện ở thị trường Việt Nam vài năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời năm 2005. Có rất nhiều khái niệm về đầu tư doanh nghiệp tư nhân, nhưng có lẽ đơn giản và dễ hiểu nhất thì đầu tư doanh nghiệp tư nhân là việc đầu tư vốn vào các doanh nghiệp tư nhân chưa niêm yết và có tính thanh khoản thấp. Các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân ở thị trường Việt Nam có thể kể đến là Aureos Capital, Mekong Capital, BankInvest hay Indochina Capital. Chiến lược đầu tư của họ tương đối giống nhau: đầu tư vốn cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược, thời gian đầu tư tối đa 5-7 năm và khoản đầu tư cho một doanh nghiệp từ 2-7 triệu đô la Mỹ. Ngoài việc cung cấp vốn cổ phần, quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân còn cam kết hỗ trợ doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường xuất khẩu (đối với quỹ toàn cầu - global fund), cải thiện hệ thống kế toán tài chính… Đây là những điểm khác biệt chính giữa quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân với các quỹ đầu tư khác. Làm việc với quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân Các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân thường bắt đầu quy trình đầu tư của mình bằng cách thẩm định sơ bộ xem doanh nghiệp đó có tiềm năng tăng trưởng hay không, có phù hợp với tiêu chí và danh mục đầu tư của họ hay không. Vì quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân không phải là quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital fund) nên họ chỉ mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động
  3. được ít nhất khoảng bốn năm, có một lượng khách hàng nhất định và có kết quả kinh doanh khả quan trong vài năm gần đây. Họ ít khi đầu tư vào doanh nghiệp mới thành lập, trong giai đoạn đầu hoạt động hoặc đang có nguy cơ phá sản vì như thế sẽ gặp rủi ro khá cao. Vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn nằm trong ba nhóm vừa nêu, khả năng tiếp cận các quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân sẽ rất thấp. Trong trường hợp doanh nghiệp bạn được quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân để mắt tới, bạn cũng đừng nên vội mừng vì con đường trước mắt nhiều chông gai, thử thách và rất cần sự kiên nhẫn của cả hai bên. Buổi gặp mặt đầu tiên giữa doanh nghiệp và quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân luôn rất quan trọng, giống như lần đầu tiên hai bên “ra mắt” nhau. Để tạo được ấn tượng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các báo cáo tài chính (được kiểm toán càng tốt) hoặc báo cáo tài chính nội bộ của hai năm gần nhất, bản kế hoạch kinh doanh của năm hiện tại và kế hoạch kinh doanh của năm năm sau đó, mô hình công ty, sơ đồ tổ chức kèm với bản tóm tắt trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của ban quản lý… Trong suốt cuộc gặp này, có thể bạn được yêu cầu trả lời những câu hỏi như cần thêm vốn đầu tư để làm gì, những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp/sản phẩm của bạn là gì, mức tăng trưởng bình quân trong ngành là bao nhiêu và các yếu tố để tạo nên mức tăng trưởng này, bạn đang gặp phải những mối đe dọa nào từ sản phẩm thay thế hoặc từ đối thủ cạnh tranh hay các rào cản để gia nhập thị trường là gì?… Những câu hỏi như vậy sẽ giúp quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân đánh giá sự hiểu biết và kinh nghiệm của bạn về ngành và lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Nếu có thể, tất cả mối quan tâm của quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân nên được viết ra trong bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải doanh
  4. nghiệp Việt Nam nào cũng có thể chuẩn bị tốt công việc này, do đó việc sử dụng dịch vụ tư vấn bên ngoài vào lúc này là rất cần thiết. Sau lần gặp đầu tiên ấy, quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân sẽ thu thập thêm thông tin từ phía doanh nghiệp và từ những nguồn khác nhau để phục vụ cho việc định giá doanh nghiệp. Vì vậy, chất lượng thông tin mà doanh nghiệp đã cung cấp sẵn cho quỹ phần nào quyết định thời gian định giá doanh nghiệp. Có đề nghị cho rằng doanh nghiệp cũng nên tiến hành định giá doanh nghiệp mình theo giá thị trường (market capitalization) lúc định giá là bao nhiêu để có cơ sở khi đàm phán về giá với quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân. Nếu không có kinh nghiệm làm việc này, doanh nghiệp có thể nhờ chuyên viên phân tích đầu tư độc lập hoặc một tổ chức định giá chuyên nghiệp giúp đỡ. Sau khi hai bên đã thỏa thuận xong giá cả và những điều khoản chính liệt kê trong bản điều khoản đầu tư (term sheet), phía quỹ đầu tư sẽ tiến hành thẩm định toàn diện doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Thẩm định toàn diện doanh nghiệp thể hiện ở những khía cạnh về pháp lý, thương mại và kế toán-tài chính. Lúc này, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về việc thành lập doanh nghiệp, về góp vốn và cơ cấu sở hữu, các hợp đồng thương mại chính, các hợp đồng vay lớn, báo cáo tài chính phục vụ cho kiểm toán… Thời gian để thực hiện thẩm định toàn diện doanh nghiệp thường kéo dài 1-2 tháng. Doanh nghiệp nên cùng với quỹ chọn các công ty cung cấp dịch vụ này. Doanh nghiệp cũng nên thỏa thuận trước với quỹ đầu tư về việc ai sẽ chịu chi phí cho các dịch vụ này, kể cả trong trường hợp vì một lý do nào đó hai bên không đến được với nhau. Thỏa thuận ký kết hợp đồng đầu tư là bước cuối cùng để hai bên chính thức “se duyên”. Đây là giai đoạn tốn thời gian nhiều nhất để thương thảo tất cả các điều khoản chi tiết của hợp đồng đầu tư. Doanh nghiệp cần phải đọc thật kỹ và đảm bảo mình hiểu hết các điều khoản trước khi đặt bút ký. Doanh ngiệp có thể yêu cầu
  5. quỹ đầu tư giải thích cặn kẽ nội dung của từng điều khoản. Nếu vẫn không đủ tự tin để làm việc này, doanh nghiệp nên nhờ luật sư tham vấn. Quá trình từ khi gặp mặt lần đầu đến khi ký kết hợp đồng đầu tư chính thức là sự nỗ lực và công sức của cả một tập thể. Các doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng một khi quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân quyết định đầu tư, điều đó có nghĩa rằng khoản đầu tư này không đơn thuần là đầu tư vào doanh nghiệp mà còn là đầu tư vào ông chủ và đội ngũ quản lý. Chính vì vậy, khi làm việc với quỹ đầu tư, ông chủ và đội ngũ quản lý doanh nghiệp cần chứng tỏ sự tin tưởng vào tương lai của công ty, sự hiểu biết, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của mình. Lời khuyên cuối cùng dành cho doanh nghiệp là phải biết kiên nhẫn một khi quyết định chọn quỹ đầu tư doanh nghiệp tư nhân làm đối tác chiến lược nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín và giá trị doanh nghiệp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2