intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Tai nạn nghề nghiệp" trong phát thanh trực tiếp

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

270
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những đặc trưng cơ bản của phát thanh trực tiếp là tính tương tác. Để có thể vận hành được phương thức phát thanh trực tiếp với tính tương tác cao, thì phương tiện kỹ thuật là một trong những yếu tố không thể không coi trọng đúng mức. Điện thoại là một trong những thiết bị ngoại vi không thể thiếu trong phát thanh trực tiếp. Và kinh nghiệm sử dụng điện thoại là kinh nghiệm mà ai đã từng làm phát thanh trực tiếp cũng đều vô tình hay hữu ý tích luỹ được. Trước đây,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Tai nạn nghề nghiệp" trong phát thanh trực tiếp

  1. "Tai nạn nghề nghiệp" trong phát thanh trực tiếp Một trong những đặc trưng cơ bản của phát thanh trực tiếp là tính tương tác. Để có thể vận hành được phương thức phát thanh trực tiếp với tính tương tác cao, thì phương tiện kỹ thuật là một trong những yếu tố không thể không coi trọng đúng mức. Điện thoại là một trong những thiết bị ngoại vi khôn g thể thiếu trong phát thanh trực tiếp. Và kinh nghiệm sử dụng điện thoại là kinh nghiệm mà ai đã từng làm phát thanh trực tiếp cũng đều vô tình hay hữu ý tích luỹ được. Trước đây, khi điện thoại di động chưa phổ biến thì việc đầu tiên mà một phóng viên đi làm tường thuật phát thanh phải chú ý là tìm một điện thoại để bàn có chất lượng tốt làm phương tiện. Các phóng viên làm phát thanh vài năm trước đã quen với việc tìm cách thiết kế một line điện thoại đến gần nơi diễn ra sự kiện để tiện vừa quan sát vừa tường thuật. Thông thường đó là điện thoại của UBND xã hay của nhà dân ở gần hiện trường nhất. Nếu đó là vùng mà đường dây điện thoại chưa tới, thì việc tường thuật trực tiếp coi như phá sản. Trong đa số trường hợp đã thiết lập được đường điện thoại nhưng lại không đảm bảo chất lượng thì chương trình cũng coi như không thực hiện được. Các lỗi do không chuẩn bị kỹ về điện thoại thường là: điện thoại bị ngắt đột ngột, bên này không nghe được tín hiệu của bên kia, mưa gió gây nhiễu, giảm chất lượng điện đàm, …điện thoại di động yếu sóng, sóng chập chờn, hết pin, hết tiền (trong trường hợp điện thoại trả trước) Phương án khắc phục trong những trường hợp này rất khó. Thường việc xử lý tình huống chỉ trông chờ vào người dẫn. Xin lỗi, hẹn sẽ quay lại trong ít phút nữa,
  2. dùng một câu chuyển để mời thính giả sang một phần khác của chương trình là kỹ năng cần thiết mà tất cả những người dẫn trực tiếp cần rèn luyện. Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến kỹ thuật phải là những vấn đề được chú trọng, chuẩn bị kỹ càng và là những lỗi không được mắc phải. Ảnh: Căng thẳng kết nối điện thoại trong một chương trình trực tiếp ở Đài VOV khu vực Tây Nguyên Thông thường trong những chương trình trực tiếp, trong cuộc họp chuẩn bị, bao giờ đạo diễn cũng nhắc nhở tất cả các bộ phận liên quan về những vấn đề kỹ thuật. Đạo diễn luôn nhắc các thành viên tham gia ekíp về việc nạp tiền điện thoại di động, sạc pin, thậm chí mang theo điện thoại dự phòng hoặc tìm một điện thoại cố định tại hiện trường phòng trường hợp bất trắc. Và thông thường các chương trình trực tiếp quan trọng, ekip bao giờ cũng cùng nhau chạy thử chương trình và thử máy móc trước khi vào chương trình chính thức. Một lỗi kỹ thuật phổ biến trong làm phát thanh trực tiếp có tương tác là hiện tượng hú do hiệu ứng Larzen. Bản chất kỹ thuật của hiện tượng này là: Trong hệ thống
  3. tăng âm, khi micro và loa đối đầu nhau, tín hiệu âm thanh từ loa chĩa thẳng vào mic cùng pha, xảy ra hiện tượng mà có cái tên kỹ thuật là hồi tiếp dương. Hồi tiếp dương quá lớn sẽ dẫn đến dao động tự kích và tạo tiếng hú chói tai. Trong phát thanh trực tiếp, nhiều người chưa kinh nghiệm sẽ vô tình đẩy lên sóng những tiếng hú khủng khiếp “tra tấn” cho thính giả. Khi bạn nghe đài dùng điện thoại của mình để gọi tới phòng thu giao lưu, nếu họ vô tình chĩa điện thoại về cùng hướng của cái loa radio họ đang nghe ch ương trình thì khi vừa “nối sóng” tiếng hú sẽ rít lên ngay. Kinh nghiệm trong trường hợp này là trước khi chuẩn bị chuyển cuộc gọi của một thính giả lên sóng, người thư ký đạo diễn hoặc đạo diễn ở phòng thu nhận điện thoại ban đầu phải dặn dò vị thính giả ấy trước: Hãy tắt radio hoặc xoay chiếc máy thu thanh của mình về hướng khác với hướng micro trên máy điện thoại. Nếu lỡ sự cố đã xảy ra trong chương trình thì MC cũng cần bình tĩnh để thông báo luôn trên sóng. Các thính giả khác sẽ có cơ hội rút kinh nghiệm. Khi một thính giả “on the line” với chương trình, thì đầu dây điện thoại của họ cũng nghe được nội dung chương trình (không cần phải mở đài nữa). Nhà báo Phan Văn Tú http://phanvantu.wordpress.com/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2