intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

162
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm xúc ! Ai chả có, rất nên ! Cũng là một trạng thái của Tâm lý và Tinh thần…Nhưng thành “duy cảm’ mà lẫn vào trong công việc đến mức định hình, chi phối cách anh hành nghề thì không bao giờ lao động của anh trở nên chuyên nghiệp được… Chúng ta thấy vô số tính “duy cảm’ như vậy… Trong bài này tôi chỉ phiếm kể vài chuyện nho nhỏ vui vui mà thôi (nhưng họ đều tự nhận và được công nhận là giỏi giang và danh tiếng!), chứ hoàn toàn chưa đề cập đến tính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp

  1. "Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp Cảm xúc ! Ai chả có, rất nên ! Cũng là một trạng thái của Tâm lý và Tinh thần…Nhưng thành “duy cảm’ mà lẫn vào trong công việc đến mức định hình, chi phối cách anh hành nghề thì không bao giờ lao động của anh trở nên chuyên nghiệp được… Chúng ta thấy vô số tính “duy cảm’ như vậy… Trong bài này tôi chỉ phiếm kể vài chuyện nho nhỏ vui vui mà thôi (nhưng họ đều tự nhận và được công nhận là giỏi giang và danh tiếng!), chứ hoàn toàn chưa đề cập đến tính “duy cảm’ đậm đặc tôi từng được chứng kiến trong nhiều cuộc làm việc với các nhà quản lí cấp cao cả trong Doanh nghiệp lẫn Cơ quan Nhà nước… Điều tôi muốn nói là “Duy cảm” thực chất là một tình trạng tự mâu thuẫn về tình cảm “làng xã” và sứ mệnh nghề nghiệp, ngược với “cảm xúc mang tính tri thức”. Bởi vậy khó cho ra đời được cái “Lớn lao’! 1. Trong một bộ phim Việt Nam: Tự nhiên đạo diễn đưa một diễn viên nam vào một hoàn cảnh trời nắng chang chang và đặt vào mồm diễn viên một câu thoại: ôi, trời năng chang chang như người đàn bà điêu ngoa lắm lời ! Bất chấp cảnh huống đó không cần, không liên quan gì đến cảnh trời năng chang chang…Và trước đó, sau đó chả có cái gì liên quan đến trạng thái “khó chịu’ của diễn viên cả. Câu nói đó chẳng hề lột tả được bất cứ điều gì… Lại rất dễ dàng lôi một người “đàn bà lắm lợi điêu ngoa’ không có trong tình huống phim ra để xúc phạm ? Lời thoại không tạo thêm “tính xine’ gì cho phim cả, không có ý nghĩa khắc họa gì cho nhân vật cả. Thật tùy tiện. Lời thoại như thế đến Trời cũng dễ nổi giận vì bị so sánh với người đàn bà điêu ngoa lắm lời…Những tình tiết như vậy không phải hiếm… Hay như trong bộ phim “Chạy Án’ có đoạn dài mô tả một tay Cự phú Việt Kiều, vô cớ nhớ
  2. quê, lên xe cùng người tình về thăm con sông được nhân vật nói đi nói lại là thấm đẫm tuổi thơ ấu diệu kì…ấy vậy mà xe dừng ở bên sông rôi, đạo diễn chỉ cho anh ta vén ống quần lộ ra bắp chân trắng nần nẫn, cho anh ta lội tí xuống sông và té nước như cô gái mới lớn….rồi về… 2. Một kĩ sư Việt Nam đi “công tác’ ở Tiệp Khắc. Tự nhiên nhớ đến người bạn Bản xứ cùng học năm xưa, tìm cách liên lạc. Được bạn mời đi uống thứ bia hơi nổi tiếng của Xứ Tiệp, trên quán hè phố rất đẹp giữa Thủ đô Praha trong một chiều cực kì thanh bình. Đưa mắt vô vi, anh ta nhìn thấy cây Thánh Giá dựng ở quảng trường nhỏ gần đó, liền trào dâng suy tư về Đức Chúa Jesu phải chịu cực hình thế mà bao nhiêu năm loài người vẫn đói khổ và chiến tranh. Anh ta thốt lên như thế với người bạn. Người Bạn nói: Thế giới đang không có sự kiện gì bất ổn lắm, và xung quanh đây đâu có cảnh tượng gì khiến anh phải nghĩ ngợi đến thế, liên tưởng buồn phiền vậy, bạn đang uống bia với tôi cơ mà… Bạn hãy kể có điều gì hay đối với nghề nghiệp của mình đi… Anh ta lảng bảng cuời: ừ, mình là dân kĩ thuật, nhưng có chút cái máu văn sĩ thỉnh thoảng nổi lên chút, thôi nào chúng ta vẫn có bia uống xả láng, dzô đi ! Sau chuyến đi đó anh ta không có những thu hoạch đích đáng những gì liên quan đến mục đích chính của chuyến đi ngoài bài báo dài kể lại cái cảm xúc lang thang cho đến chữ “dzo’ đó 3. Những nhà khoa học đáng kính ở Hà Nội, sau bao nhiêu hội thảo, mời kĩ sư người Đức với công nghệ tiến bộ đến Việt Nam để hút bùn làm sạch Hồ Gươm. Họ đã có rất nhiều cân nhắc lựa chọn về tiến hành cách nào có thể bảo vệ được cân bằng và đa dạng sinh thái của Hồ đẫm chất huyền thoại linh thiêng này. Đến khi xong việc, một anh có trách nhiệm lân la đến hỏi: Hút bùn như thế này liêu có nguy cơ làm các Cụ Rùa thiêng bị chết không ? Người chuyên gia Đức cười lớn và ngỡ ngàng hỏi lại: ôi tôi tưởng Hồ thiêng này chỉ có Một Cụ Rùa như trong truyền thuyết lịch sử tuyệt vời của các Bạn chứ , hóa ra có nhiều Cụ Rùa đến thế kia à ? Tôi nghĩ các bạn đã yên tâm trước khi quyết định cho tôi hành nghề chứ nhỉ ?
  3. Nhưng bạn hãy nhìn vào đầu xả bùn của máy hút không có bất cứ một Cụ Rùa nào cũng như không có một sự đa dạng sinh học nào của các Bạn được thấy là bị đe dọa cả đâu! 4. Anh ta là phóng viên được Tòa báo cử đi viết bài nhân chiến thắng 40 năm Điện Biên Phủ, viết bài về phòng chống ma túy ở xứ Tây Bắc này. Chân tươi chân héo thế nào được người ta mời đi uống rượu kiểu người Thái….Anh ta say sưa về viết một bài kín một trang khổ lớn về cuộc rượu đó…không có dòng nào hơn nữa nói về hành trình nghiệp vụ…mà lại tả kĩ càng người ta mời anh uống rượu theo cách thức vòng tay nam nữ như thế nào với dăm câu tiếng Thái xã giao…Rồi bỗng nhiên hứng chí anh đố cả nhà người ta có ai biết Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam đầu tiên là ai không…và cười lăn thích thú vô cùng khi chẳng thấy ai trong họ chả lời đúng cả….rồi uống đến mức nhìn thấy người phụ nữ trẻ ngồi đối diện (tóc đã búi cao, nghĩa là đã có chồng ) suốt từ đầu cuộc rượu chả nói đến người ta, bây giờ thành ra cô gái đẹp, lai ghép đủ thứ cảnh quan đặc sản Vùng miền vào cô ấy: mắt long lanh như hạt nhãn Hưng Yên, má trắng hồng như cánh hoa Ban ở Lai Châu…vào cuối tháng Hai (dù thời điểm anh ta đang uống rượu là cuối tháng 11 trời tối và rét đậm), giọng nói ron rốt như Bưởi Bố Hạ…Rồi sợ cái cách uống bằng cách mượn việc chúc sức khỏe những người thân thiết trong nhà thì say đến chết mất, nên anh ta nâng một chén lên chặn trước: tôi quá khổ từ bé, sống độc thân….và anh ta rất khoái vì cái mẹo rất được việc đó của mình để đỡ phải uống tiếp… 5. Tôi được nghe chuyện một người bạn có bề dày làm công tác tuyên truyền văn hóa văn nghê, kể lại say sưa chuyến đi công tác vài ngày ra Biển đảo Trường Sa – được xem như sứ mệnh…Nhưng thu hoạch của chuyến đi không mô tả được một hoạt động trình diễn nào về khả năng oai hùng phòng vệ Đảo khiến bạn đọc thấy yên tâm, tự hào về các Chiến sĩ và Hải Quân Việt Nam…Không có một cuộc nói chuyện qui mô bài bản nào được tổ chức bởi ngần ấy người từ đất liền ra khiến các
  4. Chiễn Sĩ hình dung được hào hứng về những sự kiện to lớn đang được hàng chục triệu người trong đất liền tiến hành dựng xây đất nước đàng hoàng to đẹp…xuyên xuốt chỉ thấy thương lắm, chụp ảnh vá áo , giúp các anh cảm giác được Hậu Phương chăm sóc như người Vợ, người Mẹ ở nhà vậy…giao lưu văn nghệ quần chúng: vang đi cất lại lời bài ca… không xa đâu hỡi Trường Sa ơi…vẫn gần bên anh….Đến khi về tác phẩm bằng ảnh vẫn lại là cái “môtip’ thập niên 60: một hàng tiểu đội mấy anh lính khoác súng tuần tra đảo / hay cảnh một anh giương ống nhòm nhìn đâu đó / hoặc một anh lính cầm cái đàn ghi ta bên một cô gái…. 6. Gần đây một nhà văn quá trung niên được mời miễn phí đi đến Đất mũi Cà Mau để thâm nhập thực tế viết bài. Anh ta thủ theo một chai rượu cuốc lủi, các cô Việt Nam Airlines ở Nội Bài muốn chặn lại, anh ta mang danh nhà văn ra và giả lả tán tụng mùi thơm của cuốc lủi quốc hồn quốc túy thế này thì nhầm với chất lỏng gây khủng bố làm sao mà được cơ chứ. Các cô thấy hay, vui cười cho qua trót lọt lên được máy bay. Đến nơi anh ta mở rượu ra uống, say sưa giả lả với các cô gái tiếp tân ở bản địa, chuyện vui quá nên anh hào phóng ngợi ca họ xởi lởi, chất phác và quá đẹp! Khi về anh ta được tặng mấy chai mắm đặc sản, nhưng ra đến sân bay trong đó những cô gái có trách nhiệm nhất định không đồng ý cho mang lên máy bay nữa. Anh ta phải chịu thua, bèn kết luận: các cô gái trong này khắc nghiệt khó tính nên không đẹp bằng ngoài Bắc. Rồi khi đã an tọa ở nhà rồi anh ta viết hẳn một bài báo kín một trang khổ lớn đầy rẫy những chuyện và cảm xúc kiểu như vậy… rồi tự nhiên đọc được một bài nào đó nói về tính nguyên tắc của các hãng hàng không quốc tế, nên than: hóa ra các cô gái Việt Nam Airlines đã cho mình mang lọt chai rượu cuốc lủi lên máy bay là thiếu nghiêm túc, thiếu tính chuyên nghiệp. 7. Có những vị Quan chức thường xuyên được đi công cán du lịch nhiều nước. Và khi về nước rất hay có mặt phát ngôn trong nhiều cuộc gặp báo chí, các hội nghị trong ngoài nước… Người ta thường thấy khẩu khí của các vị ấy như sau :
  5. - Khi muốn thuyết phục công chúng, xã hội làm một điều gì đó theo ý chí quản lí của cơ quan chủ quản, thì: các bạn thấy các nước trên thế giới cũng đều làm thế cả... - Khi muốn thuyết phục xã hội, công chúng chưa nên làm điều gì đó, thì: tôi chưa thấy nước nào trên thế giới làm thế cả... - Khi cố phản bác một điều gì đó mà xã hội, công chúng bức xúc, hoặc có nhu cầu đặt ra, thì: Mỗi nước có một đặc thù, không thể đem mô hình nước này vào nước khác được... - Khi muốn đề cao điều gì hay mình đã làm thì: Thế giới cũng phải thừa nhận rằng ta đã… Ngược lại khi bao biện một điều gì bất cập thì: chúng ta cần cảnh giác đó là luận điệu của những kẻ… … Tính duy cảm cộng với tâm lý tự huyễn hoặc, làm nảy lên, kích thích những quan điểm ảnh hưởng rất lớn đến tư duy quản lý (lĩnh vực cần được đánh giá xác thực, khoa học, đặc biệt rất cần đến chính kiến, ý chí cách tân ) hoặc sướng lên mà rằng: mảnh đất đó rất địa linh, khu phố đó ôi cổ kính, người mình tuyệt thông minh, dân ta cực kì cần cù… Hoặc buồn quá mà những đưa ra những nhận định hoàn toàn ngược lại… Kết thúc bài này tôi nhấn mạnh : Duy cảm là trình độ thấp nhất của tư duy nghề nghiệp, duy tình là trình độ thấp nhất của xử thế. Đó cũng là một trạng thái cực đoan cá nhân mà chúng ta cố gắng vượt lên trên nó (chứ không nên duy ý chí mà phủ định nó)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2