YOMEDIA
ADSENSE
00050000838Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
54
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay, so sánh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở một số quốc gia khác trên thế giới, giải pháp, đóng góp khoa học áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên hiện nay.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 00050000838Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối<br />
với người chưa thành niên phạm tội<br />
Trần Mạnh Toàn<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40<br />
Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc<br />
Năm bảo vệ: 2011<br />
Abstract: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu áp<br />
dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: khái quát về người chưa thành niên,<br />
tâm lý của lứa tuổi chưa thành niên cũng như sự tác động của đời sống xã hội với tâm<br />
lý và hành vi phạm tội của lứa tuổi chưa thành niên. Thực tiễn áp dụng các tình tiết<br />
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện<br />
nay, so sánh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người<br />
chưa thành niên phạm tội ở một số quốc gia khác trên thế giới, giải pháp, đóng góp<br />
khoa học áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành<br />
niên hiện nay.<br />
Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người vị thành niên; Trách nhiệm hình<br />
sự; Phạm tội<br />
Content<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong đời sống xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh về<br />
kinh tế và sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới là sự gia tăng của hiện<br />
tượng tội phạm trên tất cả các lĩnh vực. Trong số đó, các đối tượng phạm tội là trẻ em chưa đủ<br />
tuổi thành niên chiếm một số lượng không nhỏ. Trên thực tế cho thấy, đối tượng phạm tội là<br />
người chưa đủ tuổi thành niên tăng nhanh trong thời gian qua với hành vi và thủ đoạn phạm<br />
tội rất đa dạng đã xâm hại không nhỏ đến đời sống xã hội tại nước ta. Đó là một vấn đề quan<br />
trọng đang được đặt ra với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả xã hội. Vậy để đảm bảo<br />
tính nghiêm minh trong việc đấu tranh chống tội phạm, nhà nước đã xử lý nghiêm minh các<br />
hành vi phạm tội, tuy nhiên đối với những đối tượng phạm tội là những trẻ em chưa đủ tuổi<br />
<br />
thành niên với đặc điểm cơ bản là các đối tượng này chưa thể nhận biết một cách đầy đủ<br />
những hành vi của mình và đặc biệt là chịu tác động, ảnh hưởng mạnh bởi các đối tượng xung<br />
quanh, cũng như đang trong quá trình hoàn thành nhân cách thì vấn đề xử lý các đối tượng<br />
này càng phải được đặt ra. Việc xử lý trẻ em chưa thành niên phạm tội không chỉ đơn thuần<br />
chỉ mang tính chất trừng phạt mà còn phải mang tính chất giáo dục và răn đe để tạo điều kiện<br />
cho các em có thể hội nhập vào đời sống xã hội sau này. Chính vì vậy, xử lý các đối tượng<br />
chưa thành niên phạm tội đòi hỏi làm sao phải vừa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp<br />
luật nhưng cũng phải kết hợp với tính nhân đạo và giáo dục.<br />
Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc xét xử các đối tượng phạm tội là người<br />
chưa thành niên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra quan điểm: "Vấn đề không phải chỉ đơn giản là<br />
xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm<br />
giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy<br />
xảy ra". Nhà nước đã đưa ra nhiều các nguyên tắc, biện pháp áp dụng đối với người chưa<br />
thành niên chưa phạm tội ở Việt Nam mang tính chất nhân đạo và giảm nhẹ cho các đối tượng<br />
này. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Nhà nước đã quy<br />
định cụ thể về việc áp dụng các loại hình phạt cũng như thủ tục áp dụng đối với đối tượng<br />
phạm tội là người chưa thành niên, trong đó các quy định đề cho thấy tính nhân đạo, giảm nhẹ<br />
của nhà nước. Trên thực tế xét xử các vụ án có đối tượng phạm tội chưa đủ tuổi thành niên,<br />
các cơ quan tiến hành tố tụng đã dựa trên cơ sở quy định của pháp luật để xét xử vừa đảm bảo<br />
được sự nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng vừa đảm bảo được quyền lợi cho những đối<br />
tượng này.<br />
Tuy nhiên, trong điều kiện mà đối tượng phạm tội là người chưa đủ tuổi thành niên<br />
ngày càng gia tăng và hành vi, động cơ, mục đích phạm tội ngày càng đa dạng thì vấn đề này<br />
càng được đặt ra. Có những vụ án thực tế được đối tượng phạm tội là người chưa thành niên<br />
thực hiện với tính chất nguy hiểm cho xã hội cao và có rất nhiều tình tiết có thể áp dụng để<br />
tăng nặng trách nhiệm hình sự, như vậy trong trường hợp này một vấn đề cần đặt ra là áp<br />
dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ tuổi thành niên phạm<br />
tội như thế nào? Có áp dụng các biện pháp tăng nặng đó như áp dụng với người phạm phạm<br />
đã thành niên hay cần áp dụng khác biệt, bởi các đối tượng này dẫu sao khả năng nhận thức<br />
vẫn chưa thực sự đầy đủ, và phần nào chịu ảnh hưởng nhiều vào đời sống văn hoá mới đang<br />
du nhập vào xã hội hiện nay. Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn trên tôi muốn<br />
lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa<br />
thành niên phạm tội” nhằm xem xét, đánh giá về thực trạng áp dụng vấn đề này tại Việt Nam<br />
<br />
2<br />
<br />
hiện nay trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng trong quá trình<br />
giải quyết các vụ án cụ thể tại một số địa phương, qua đó có thể đưa ra một số bàn luận và các<br />
giải pháp đóng góp của riêng tôi cho việc thực hiện việc áp dụng các biện pháp tăng nặng này<br />
đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn hoạt động xét xử cũng như sự phát<br />
triển hoàn thiện, hệ thống hoá hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Hiện nay trong quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và một số các văn bản<br />
pháp luật khác đã quy định, giải thích tương đối rõ ràng về việc áp dụng hình phạt đối với đối<br />
tượng phạm tội là người chưa thành niên; xác định và giải thích rõ ràng các tình tiết tăng nặng<br />
trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng các tình tiết này trong thực tế xét xử. Tuy nhiên chưa<br />
có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết này đối với<br />
đối tượng phạm tội là người chưa thành niên.<br />
Các nhà nghiên cứu tư pháp cũng đã đề cập rất nhiều đến các vấn đề này trên sách<br />
báo, tạp chí (Tạp chí dân chủ và pháp luật, tạp chí luật học, tạp chí Toà án nhân dân), tuy<br />
nhiên các bài viết trên vẫn chỉ đi vào những vấn đề chung mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu<br />
vấn đề áp dụng những biện pháp đó đối với một đối tượng cá biệt là đối tượng phạm tội chưa<br />
đủ tuổi thành niên.<br />
Trong các tài liệu giảng dạy, và sách chuyên khảo các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đề<br />
cập vấn đề này ở góc độ chung nhất.<br />
Bên cạnh đó một số đề tài nghiên cứu khoa học trước đó ở bậc thạc sỹ liên quan đến<br />
vấn đề về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và vấn đề người chưa<br />
thành niên chưa thành niên cũng chưa đi sâu vào phân tích vấn đề này, mà chỉ nghiên cứu<br />
những vấn đề trên ở những góc độ khác như “Thủ tục về những vụ án hình sự mà bị can, bị<br />
cáo là người chưa thành niên trong luật Tố tụng Hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sỹ luật<br />
học” của Nguyễn Thị Phượng; “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự<br />
Việt Nam”; “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt<br />
Nam”; v.v..<br />
Với tình hình nghiên cứu trên có thể khẳng định đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách<br />
nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” là đề tài nghiên cứu riêng, không bị<br />
trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu trước đó.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
3<br />
<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá việc áp dụng các biện pháp tăng<br />
nặng trách nhiệm hình sự trong các vụ án mà đối tượng phạm tội là người chưa thành niên,<br />
luận văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về việc áp dụng các biện<br />
pháp tăng nặng nói chung và việc áp dụng cụ thể các quy định này đối với người phạm tôi<br />
chưa thành niên nói riêng nhằm đạt và hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng thực tiễn, đồng<br />
thời đưa ra một số ý kiến đánh giá và đóng góp xây dựng và đưa ra một số giải pháp mới.<br />
3.2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu<br />
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc áp dụng các<br />
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong đó tập<br />
trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát về người chưa thành niên, tâm lý của lứa tuổi chưa<br />
thành niên cũng như sự tác động của đời sống xã hội với tâm lý và hành vi phạm tội của lứa<br />
tuổi chưa thành niên; những quy định của pháp luật nói chung về người chưa thành niên;<br />
những quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc<br />
áp dụng trong những trường hợp cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội. Thông qua<br />
đó, luận văn có thể đưa ra những giải pháp, đóng góp khoa học để áp dụng cho phù hợp với<br />
thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên hiện<br />
nay nhằm mục đích vừa mang tính chất răn đe, trừng phạt đích đáng nhưng cũng thể hiện tính<br />
nhân đạo của pháp luật Việt Nam, thông qua đó có thể giáo dục, cải tạo họ thành người có ích<br />
cho xã hội.<br />
4. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận văn tập trung nghiên cứu: các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề<br />
áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, và các nguyên tắc, cũng như các quy định<br />
trong việc áp dụng các loại hình phạt theo quy định của pháp luật Hình sự nước Cộng hoà xã<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội.<br />
Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong<br />
giai đoạn xét xử người chưa thành niên phạm tội thông qua các phiên toà và các bản án của<br />
Toà án ở một số các địa phương trong những năm gần đây.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp<br />
lịch sử, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng trong quá trình<br />
<br />
4<br />
<br />
xét xử. Qua đó chúng tôi nghiên cứu rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế<br />
của thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nhằm tìm ra nguyên nhân của<br />
những tồn tại, hạn chế đó.<br />
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đề ra một số<br />
kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên.<br />
6. Những điểm mới của luận văn<br />
Đề tài chúng tôi chọn là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các tình tiết<br />
tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa đủ tuổi thành niên ở Việt Nam.<br />
Luận văn sẽ đưa ra được những điểm mới sau đây:<br />
- Phân tích được đặc điểm của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
đối với người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp<br />
dụng các tình tiết này trên thực tế xét xử.<br />
- Xây dựng được cơ sở của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự<br />
đối với người phạm tội chưa thành niên.<br />
- Luận văn cũng nêu ra được những hạn chế bất cập của việc áp dụng các tình tiết tăng<br />
nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội từ đó đưa ra được những<br />
kiến nghị, giải pháp về việc phát triển, đổi mới những quy định của pháp luật đang có về vấn<br />
đề này.<br />
7. Cơ sở khoa học của đề tài<br />
7.1. Cơ sở lý luận<br />
Phương pháp luận và phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng<br />
Hồ Chí Minh.<br />
7.2. Cơ sở thực tiễn<br />
Tình hình thực tiễn việc áp dụng trong giai đoạn xét xử tại toà và qua các bản án hình<br />
sự trên địa bàn một số các địa phương.<br />
8. Kết cấu của luận văn<br />
Luận văn sẽ được thực hiện với một khối lượng phù hợp với yêu cầu trên cơ sở mục<br />
đích, phạm vi, nhiệm vụ và mức độ nghiên cứu của vấn đề. Trên cơ sở yêu cầu trên, luận văn<br />
được chia làm 3 phần gồm lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận.<br />
- Phần mở đầu là lập luận về sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và các<br />
<br />
5<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn