Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
09 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE<br />
BẰNG DUNG DỊCH HYDROXYETHYL STARCH 200/0.5 6%<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2010<br />
Phạm Thái Sơn*, Bùi Quốc Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị sốc sốt xuất huyết (SXHD) bằng dung dịch HES 200/0.5 6% tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010.<br />
Thiết kế: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Nghiên cứu 167 trường hợp sốc SXHD được truyền dung dịch HES 200/0.5 6%, tuổi trung bình<br />
6,14 tuổi (2 tháng - 14 tuổi), đa số là độ III (77,2%). Tổng lượng dịch truyền sử dụng là 141,4±38,2 ml/kg, tổng<br />
lượng HES sử dụng là 81,6±36,5 ml/kg. Đa số ra sốc ngay liều HES đầu tiên với thời gian ra sốc là 1,1 giờ, tỉ lệ<br />
tái sốc sau dùng HES và sốc kéo dài thấp với tỉ lệ lần lượt là 9,6% và 1,8%. Dung tích hồng cầu trung bình (Hct)<br />
sau truyền HES hai giờ là 40,2% cải thiện có ý nghĩa so với ban đầu là 47,1% và ổn định sau đó ở mức 38,239,8%. Không có sự thay đổi chức năng thận, nồng độ điện giải cũng như tình trạng kiềm toan đáng kể. Biến<br />
chứng có thể do truyền dung dịch HES bao gồm suy hô hấp (58,1%) do tràn dịch màng phổi, màng bụng; tăng<br />
rối loạn đông máu trên xét nghiệm mặc dù tỉ lệ xuyết huyết lâm sàng là thấp (23,4%). Có 1 trường hợp nổi mề<br />
đay sau truyền HES, không ghi nhận run tiêm truyền hay sốc phản vệ. Kết quả điều trị có 1 trường hợp tử vong<br />
do xuất huyết phổi và rối loạn đông máu nặng (0,6%).<br />
Kết luận: dung dịch HES 200/0,5 6% đáng tin cậy để điều trị sốc SXHD vì có tác dụng chống sốc tốt, ổn<br />
định nhanh huyết động, tỉ lệ tái sốc thấp, không ảnh hưởng chức năng thận, thăng bằng điện giải và kiềm toan.<br />
Tuy nhiên, tổng lượng cao phân tử HES sử dụng là nhiều, tỉ lệ suy hô hấp cao, tràn dịch đa màng nhiều.<br />
Từ khóa: sốt xuất huyết Dengue, sốc, HES, Hydroxyethyl Starch, cao phân tử.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESULTS OFTREATMENTS OF DENGUE SHOCK SYNDROME WITH HYDROXYETHYL STARCH<br />
200/0.5 6% SOLUTION INTHECHILDREN'S HOSPITAL 2<br />
Pham Thai Son, Bui Quoc Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 59 - 65<br />
Objective: To assess the results of treatments with HES 200/0.5 6% solution in patients with Dengue Shock<br />
Syndrome (DSS) in the Children's Hospital 2 from January 2010 toDecember 2010.<br />
Method: Case series report.<br />
Result: 167 DDS cases were treated with HES and had mean age of 6.14 year old (range: 2 month to 14 year<br />
old), andn (77.2%) cases in grade III (77.2%). Total volumes of infused fluid and HES were 141.4 ± 38.2<br />
ml/kgand 81.6 ± 36.5 ml/kg, respectively. The shock was almost resolved after using the first dose of HES, with<br />
the average time of 1.1 hours. The proportions of shock relapse and prolonged shocks after using HES were low<br />
(9.6% and 1.8%). Mean hematocrite after first 2 hours of HES 200/0.5 infusion was 40.2% and improved (47.1%<br />
at the beginning) and stabilized at 38.2-39.8% latter. Changes in renal function, serum electrolyte concentration<br />
* BV Nhi Đồng 2<br />
Tác giả liên lạc: BS Phạm Thái Sơn, ĐT 0908844404, Email: thaison162@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
59<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
andacid-base balance were not significant. Coagulation tests were significantly worsened after using<br />
HES. Complications caused by HES infusion included respiratory distress (58.1%) caused by pleural effusion<br />
and ascites; increased coagutation disorder, although the proportions of bleeding and gastrointestinal bleeding are<br />
low (23.4% and 16.8%). A case had allergic reactions with skin rash after infused HES. A case died of pulmonary<br />
hemorrhage and severe coagulopathy (0.6%).<br />
Conclusion: HES 200/0.5 6% solution was realiable in treating DSS because of good volume effect, rapidly<br />
stable hemodynamic status, low shock relapse and its safety on renal functions, electrolytes and acid-base<br />
balance. However, its high total volumes could inducerespiratory failure, pleural effusion and ascites.<br />
Key word: Dengue shock syndrome, HES, hydroxyethyl starch, colloidal solution.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh<br />
truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra,<br />
1/3 trường hợp có khuynh hướng vào sốc giảm<br />
thế tích. Phần lớn trường hợp sốc SXHD đều đáp<br />
ứng với dung dịch điện giải theo phác đồ của Bộ<br />
Y tế. Một số thì không đáp ứng với dung dịch<br />
điện giải hoặc SXHD độ IV sau truyền nhanh<br />
dung dịch điện giải, được sử dụng dung dịch<br />
cao phân tử cho kết quả thành công cao như<br />
Dextran 40, 70. Tuy nhiên, có một tỉ lệ cao phản<br />
ứng phản vệ và rối loạn đông máu khi sử dụng<br />
các dung dịch cao phân tử này đã được ghi<br />
nhận. Hydroxyethyl Starch (HES) 200/0.5 có<br />
trọng lượng phân tử khoảng 200kDa, mức độ<br />
thay thế phân tử là 0,5, với nồng độ dung dịch<br />
6%, có hiệu quả tăng thể tích huyết tương 100%.<br />
Trong những năm gần đây, dung dịch HES đã<br />
được sử dụng trong điều trị SXHD rộng rãi như<br />
một loại cao phân tử thay thế cho Dextran. Tuy<br />
nhiên, các nghiên cứu về dung dịch HES 200/0.5<br />
6% vẫn chưa nhiều, đặc biệt là những vấn đề về<br />
diễn tiến, kết quả, tai biến và tác dụng phụ khi<br />
sử dụng trên sốc SXHD. Vì thế chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này nhằm rút ra một số<br />
nhận xét mang tính thực hành lâm sàng cho các<br />
bác sĩ trong việc dùng HES điều trị sốc SXHD.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu tổng quát<br />
Nhận xét kết quả điều trị sốc SXHD bằng<br />
dung dịch HES 200/0.5 6% tại Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010.<br />
<br />
60<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể<br />
Xác định tổng lượng dịch truyền, lượng<br />
dung dịch HES trung bình.<br />
Xác định tỉ lệ các đặc điểm diễn tiến lâm<br />
sàng, các thay đổi cận lâm sàngtrong quá trình<br />
điều trị.<br />
Xác định tỉ lệ sử dụng các phương thức<br />
điều trị khác.<br />
Xác định kết quả điều trị sốc SXHD bằng<br />
HES.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu: tất cả các bệnh nhi được<br />
chẩn đoán là sốc SXHD được điều trị tại bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2.<br />
Dân số chọn mẫu: tất cả bệnh nhi sốc SXHD<br />
được dùng dung dịch HES 200/0.5 6% điều trị ở<br />
Khoa Cấp Cứu và Khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi<br />
Đồng 2 năm 2010.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Cỡ mẫu tính theo công thức:<br />
n =<br />
<br />
Z21-α/2p.(1-p)/ d2<br />
<br />
p: tỷ lệ các diễn tiến nặng của SXHD trong quá trình điều<br />
trị HES.<br />
<br />
α: xác suất sai lầm loại 1, Z: trị số từ phân phối chuẩn. Với<br />
α = 0,05 Z = 1,96.<br />
d: sai số cho phép, quy ước d = 0,08.<br />
<br />
Chọn p = 52,8% (2) n = 150. Vậy cỡ mẫu tối<br />
thiểu là 150 trường hợp.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
Được chẩn đoán lâm sàng sốc SXHD theo<br />
tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới 1997.<br />
Có xét nghiệm NS1Ag hoặc Mac-Elisa<br />
Dengue IgM dương tính.<br />
Được dùng dung dịch HES 200/0,5 6%<br />
(Hemohes 6% của hãng Braun) điều trị.<br />
Chưa được điều trị bằng cao phân tử ở tuyến<br />
trước.<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Có các bệnh lý khác đi kèm như bệnh tim,<br />
phổi, gan, thận, thần kinh, huyết học..., hoặc<br />
được dùng các loại cao phân tử khác HES.<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
Truy cứu hồ sơ tất cả bệnh nhi được chẩn<br />
đoán sốc SXHD (độ III và độ IV) nhập viện trong<br />
khoảng 1/2010 đến tháng 12/2010. Chọn các hồ<br />
sơ có tiêu chí chọn mẫu và không có tiêu chí loại<br />
trừ. Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu nhập và<br />
xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS for window<br />
17,0, các phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi p <<br />
0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010, có 3969<br />
trường hợp SXHD nhập viện điều trị tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 2, trong đó có 518 trường hợp<br />
SXHD độ III, IV và 167 trường hợp sốc SXHD sử<br />
dụng HES được đưa vào lô nghiên cứu, chiếm tỉ<br />
lệ 32,2%.<br />
<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Bảng 1: Một số đặc điểm dịch tễ học<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Kết quả<br />
<br />
Tuổi (năm) trung bình (nhỏ<br />
nhất – lớn nhất)<br />
Giới: Nam/nữ (%)<br />
<br />
6,14 (2 tháng-14 tuổi)<br />
<br />
Ngày vào sốc: 3/4/5/6 (%)<br />
<br />
4,8/43,7/46,7/4,8 (4-5: 90,4)<br />
<br />
Độ nặng SXH: độ III/IV (%)<br />
<br />
77,2 / 22,8<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
Hct tăng<br />
Tái sốc – dọa tái sốc<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
15,6<br />
7,2<br />
<br />
Đặc điểm điều trị<br />
Bảng 3: Đặc điểm sử dụng dịch truyền<br />
Điện giải<br />
HES<br />
Chung<br />
Thể tích dịch truyền<br />
(ml/kg)<br />
52,9±28,9 81,6±36,5 141,4±38,2<br />
Thời gian truyền dịch<br />
(giờ)<br />
6,2±5,6 20,4±7,3 28,2 ± 7,2<br />
<br />
Bảng 4: Lượng dịch truyền độ theo nặng của sốc<br />
SXHD<br />
Độ III<br />
Tổng lượng dịch truyền<br />
142,8±40,4<br />
(ml/kg)<br />
Lượng điện giải (ml/kg) 62,6±25,9<br />
Tổng lượng HES<br />
74±35,5<br />
(ml/kg)<br />
<br />
Độ IV<br />
<br />
p*<br />
<br />
136,4±29,6<br />
<br />
0,396<br />
<br />
20±0<br />
<br />
0,0001<br />
<br />
107,6±26,6 0,0001<br />
<br />
*Independent-Samples T test<br />
<br />
Đặc điểm diễn tiến lâm sàng sau sử dụng<br />
HES<br />
Bảng 5: Đặc điểm diễn tiến lâm sàng sau sử dụng<br />
HES<br />
Diễn tiến<br />
Tái sốc<br />
Tái sốc lần 1sau dùng HES<br />
Tái sốc lần 2 sau dùng HES<br />
Sốc kéo dài<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Xuất huyết<br />
Xuất huyết tiêu hoá<br />
Xuất huyết nặng khác<br />
Suy hô hấp<br />
Tràn dịch màng phổi<br />
Tràn dịch màng bụng<br />
<br />
23,4%<br />
16,8%<br />
13,2%<br />
58,1%<br />
64,1%<br />
82,6%<br />
<br />
Suy gan<br />
Suy thận<br />
<br />
0,6%<br />
0,6%<br />
<br />
9,6%<br />
0,0%<br />
1,8%<br />
<br />
Bảng 6: Diễn tiến Hct trong vòng 12 giờ sau dùng<br />
HES<br />
Thời điểm<br />
T0<br />
T2<br />
T4 T6 T8 T10 T12<br />
Hct (%)<br />
47,1±4,6 40,2±4,5 38,2 37,7 38,1 39,2 39,8<br />
<br />
Bảng 7: Diễn tiến cận lâm sàngsau dùng HES<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố theo chỉ định dùng HES<br />
Độ IV<br />
<br />
Chỉ định sử dụng HES<br />
Chưa ra sốc khi truyền Lactate Ringer’s<br />
(LR)<br />
Độ II đang truyền dịch chuyển độ<br />
<br />
Diễn tiến cận lâm sàng sau dùng HES<br />
<br />
49,7/50,3<br />
<br />
Chỉ định sử dụng HES<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
22,8<br />
34,1<br />
20,3<br />
<br />
Thời điểm<br />
Huyết học (n=106)<br />
Tiểu cầu (K/uL)<br />
Bạch cầu (K/uL)<br />
<br />
Trước HES<br />
<br />
Sau HES<br />
<br />
p*<br />
<br />
48,8±25,2<br />
6,0±2,8<br />
<br />
28,1±17,7<br />
6,2±3,3<br />
<br />
0,001<br />
0,500<br />
<br />
61<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Thời điểm<br />
Trước HES Sau HES<br />
p*<br />
AST (UI) (n=85)<br />
354,7±484,2 401,9±584,4 0,001**<br />
ALT (UI) (n=85)<br />
157,6±213,4 172±242,8 0,001**<br />
Urê máu (n=78)<br />
0,31±0,12<br />
0,28±0,12<br />
0,009<br />
Creatinine máu (n=78) 7,1±1,6<br />
6,1±1,5<br />
0,001<br />
Điện giải (n=85)<br />
Na+ (mmol/L)<br />
128,4±5,2<br />
130,6±5,1<br />
0,001<br />
+<br />
K (mmol/L)<br />
4,0±0,7<br />
3,8±0,7<br />
0,007<br />
++<br />
Ca (mmol/L)<br />
1,99±0,23<br />
1,99±0,13<br />
0,228<br />
Cl (mmol/L)<br />
101,3±13,9 105,1±8,2<br />
0,042<br />
Toan kiềm (n=34)<br />
pH<br />
7,46±0,06<br />
7,43±0,07<br />
0,036<br />
PaCO2 (mmHg)<br />
23,0±5,1<br />
26,18±5,9<br />
0,001<br />
HCO3- (mmol/L)<br />
15,5±2,9<br />
16,8±3,3<br />
0,023<br />
BEecf (mmol/L)<br />
-5,95±2,99<br />
-7,0±4,8<br />
0,725<br />
Chức năng đông máu<br />
(n=107)<br />
PT (s)<br />
15,3±2,1<br />
17,6±3,4<br />
0,001<br />
APTT (s)<br />
52,6±26,4<br />
56,5±15,7<br />
0,001<br />
INR<br />
1,37±0,33<br />
1,71±0,59<br />
0,001<br />
Fibrinogen (g/L)<br />
1,95±0,62<br />
1,22±0,51<br />
0,001<br />
DIC (%)<br />
14,1%<br />
70,0%<br />
0.001<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Run tiêm truyền<br />
Sốc phản vệ<br />
Sống/ tử vong<br />
Thời gian nằm viện (ngày)<br />
Tỉ lệ nằm viện trên 7 ngày<br />
<br />
Kết quả<br />
0<br />
0<br />
166/1 (tỉ lệ tử vong 0,6%)<br />
6,74±4,6 ngày<br />
19,8% (33 trường hợp).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm mẫu nghiên cứu<br />
Có 167 trường hợp sốc sốt xuất huyết được<br />
đưa vào lô nghiên cứu, tuổi trung bình 6,12 tuổi,<br />
lứa tuổi thường gặp nhất là 5-9 tuổi (49,7%),<br />
không có khác biệt về giới, phần lớn vào sốc<br />
ngày 4,5 (90,4%), đa số là độ III (77,2%).<br />
<br />
Các phương pháp điều trị khác<br />
<br />
Về chỉ định dùng HES, nhóm SXHD độ IV<br />
(22,8%) được dùng HES ngay sau bolus LR, còn<br />
ở nhóm SXHD độ III, chủ yếu là do Hct tăng khi<br />
đang truyền dịch và tái sốc – dọa tái sốc chiếm tỉ<br />
lệ lần lượt là 34% và 20,3%. Các chỉ định ít gặp<br />
hơn là chưa ra sốc sau truyền LR và độ II đã<br />
truyền dịch chuyển độ chiếm tỉ lệ lần lượt là<br />
20,2% và 9,3%.<br />
<br />
Bảng 8: Đặc điểm các phương pháp điều trị khác<br />
<br />
Đặc điểm sử dụng dịch truyền<br />
<br />
*Paired Samples T Test, **Wilcoxon Signed Ranks test<br />
<br />
Điều trị<br />
Sử dụng chế phẩm máu<br />
Hồng cầu lắng<br />
Huyết tương tươi<br />
Kết tủa lạnh<br />
Tiểu cầu đậm đặc<br />
Hỗ trợ hô hấp<br />
Thở oxy qua cannula<br />
Thở NCPAP<br />
Thở máy<br />
Sử dụng lợi tiểu<br />
Uống<br />
Tiêm mạch<br />
Vận mạch<br />
Thủ thuật xâm lấn<br />
CVP<br />
Đo áp lực bàng quang<br />
Chọc dò màng bụng<br />
Chọc dò màng phổi<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
6,0%<br />
26,9%<br />
6,6%<br />
4,2%<br />
73,1%<br />
21,6%<br />
2,4%<br />
73,7%<br />
52,7%<br />
49,1%<br />
2,4%<br />
4,2%<br />
1,8%<br />
3,0%<br />
1,8%<br />
<br />
Kết quả điều trị<br />
Bảng 9: Kết quả điều trị<br />
Đặc điểm<br />
Tai biến dịch truyền<br />
Mề đay<br />
<br />
62<br />
<br />
Kết quả<br />
1 (0,6%)<br />
<br />
Dịch truyền trước khi sử dụng cao phân tử<br />
đa số là Lactate Ringer’s, với lượng là: 52,9±28,9<br />
ml/kg và thời gian trung bình là 6,2±5,6 giờ.<br />
Tổng lượng dịch truyền 141,4±38,2 ml/kg (92-423<br />
ml) và tổng lượng HES 81,6±36,5 ml/kg (18,1-263<br />
ml/kg). Kết quả của chúng tôi khác với nghiên<br />
cứu của tác giả Bạch Văn Cam(1) lượng dung dịch<br />
HES được sử dụng trung bình là 111,8 ± 37,4<br />
ml/kg nhiều hơn lượng HES được sử dụng của<br />
chúng tôi. Do nghiên cứu của tác giả Bạch Văn<br />
Cam là nghiên cứu tiền cứu, chủ động trong việc<br />
sử dụng cao phân tử, nên thời điểm sử dụng cao<br />
phân tử trong nghiên cứu của họ sớm hơn và<br />
lượng cao phân tử sử dụng nhiều hơn và kéo dài<br />
hơn. Còn theo Cao Thị Tố Như(2) (tổng lượng<br />
dịch 188,4 ± 40,5 ml/kg, tổng lượng HES 72,8 ±<br />
40,2 ml/kg). Nghiên cứu của Cao Thị Tố Như là<br />
hồi cứu những trường hợp sốc SXHD từ 20042007, HES chỉ sử dụng trong 1-2 giờ đầu chống<br />
sốc và sau đó chuyển trở lại điện giải. Do đó,<br />
tổng lượng dịch chúng tôi ít hơn, nhưng lượng<br />
HES lại nhiều hơn.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tổng lượng dịch truyền sử dụng trong<br />
SXHD độ III và IV khác nhau không có ý nghĩa.<br />
Tuy nhiên tổng lượng HES sử dụng trong SXHD<br />
độ IV nhiều hơn SXHD độ III (107,6 so với 74<br />
ml/kg) do SXHD độ IV là SXHD nặng, sốc sâu<br />
cần sử dụng cao phân tử sớm và duy trì lâu hơn.<br />
<br />
tĩnh mạch) và một số ít trường hợp chảy máu<br />
mũi nặng phải nhét mech mũi. Tỉ lệ xuất huyết<br />
chung và xuất huyết tiêu hoá của chúng tôi thấp<br />
hơn so với nghiên cứu của các tác giả Lý Tố<br />
Khanh(6) là 20,8% ở nhóm SXHD tái sốc, Phan<br />
Hữu Nguyệt Diễm(7) là 40,3% trong sốc SXHD.<br />
<br />
Diễn tiến lâm sàng trong quá trình điều trị<br />
bằng HES<br />
<br />
Tỉ lệ suy hô hấp sau dùng HES trong nghiên<br />
cứu này là 58,1%, trong đó có 21,6% phải dùng<br />
NCPAP và 2,4% phải thở máy. Tỉ lệ suy hô hấp<br />
sau dùng HES khá cao so với tác giả Lý Tố<br />
Khanh(6) là 44,4% do các trường hợp SXHD trong<br />
nghiên cứu là nặng, phải sử dụng dịch truyền<br />
nhiều đặc biệt là cao phân tử và bệnh nhân bị<br />
tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng nhiều<br />
(64,1%và 82,6%).<br />
<br />
Đối với những trường hợp có sốc tại thời<br />
điểm dùng HES (n = 90), thời gian ra sốc trung<br />
bình là 1,14 giờ. Trong đó, có 86,4% trường hợp<br />
ra sốc sau 1 giờ truyền HES, 98,9% ra sốc sau 2<br />
giờ truyền HES, và 100% ra sốc sau 3 giờ truyền<br />
HES. Đa số bệnh nhân ra sốc ngay trong liều<br />
HES đầu tiên chống sốc. Kết quả này cũng tương<br />
tự Cao Thị Tố Như(2) và Lý Tố Khanh(6). Như<br />
vậy, HES có hiệu quả cao trong điều trị chống<br />
sốc, giúp bệnh nhân nhanh chóng ra sốc.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25,1% tái<br />
sốc lần 1, 6% tái sốc lần 2, không có trường hợp<br />
nào tái sốc lần 3. Tỉ lệ tái sốc lần 1 sau dùng HES<br />
trong nghiên cứu này là 9,6% với thời gian trung<br />
bình là 21,29 ±7,61 giờ sau truyền dịch chống sốc<br />
(4-34 giờ). Không có trường hợp nào tái sốc lần 2<br />
sau dùng HES. Tỉ lệ tái sốc của chúng tôi thấp<br />
hơn so với các tác giả khác, theo tác giả Lê<br />
Nguyễn Thanh Nhàn(5) và Đông Thị Hoài Tâm(3)<br />
tỉ lệ tái sốc lần lượt là 42,4% và 32,8%. Tỉ lệ sốc<br />
kéo dài trong nghiên cứu này là 1,8% (3 trường<br />
hợp). Còn tác giả Cao Thị Tố Như(2), nhóm dùng<br />
HES tỷ lệ tái sốc là 24,4%. Việc chỉ sử dụng cao<br />
phân tử trong 1-2 giờ đầu chống sốc và sau đó<br />
chuyển trở lại điện giải đã cho thấy là làm tăng tỉ<br />
lệ tái sốc và tái sốc nhiều lần. Vì vậy hiện nay,<br />
trong điều trị SXHD tại Bệnh viện Nhi Đồng 2,<br />
sẽ duy trì cao phân tử cho đến hết đợt điều trị.<br />
Kết quả này cũng cho thấy dung dịch HES có<br />
khả năng cải thiện tốt, nhanh tình trạng sốc của<br />
bệnh nhân vì HES là chất tăng thể tích huyết<br />
tương tốt, có áp lực keo tương đối cao.<br />
Tỉ lệ xuất huyết là 23,4%, trong đó xuất<br />
huyết tiêu hoá 16,8% đa số là ói dịch nâu, xuất<br />
huyết nặng khác 13,2%, trong đó đa số là tụ máu<br />
chỗ chích (chích động mạch, chích CVP, bộc lộ<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Chúng tôi ghi nhận có 3 trường hợp tổn<br />
thương gan nặng và 1 trường hợp (0,6%) biểu<br />
hiện suy gan và 1 trường hợp (0.6%) diễn tiến<br />
suy thận, cả hai đều nằm trong bệnh cảnh SXHD<br />
nặng sốc kéo dài tổn thương đa cơ quan chứ<br />
không phải suy thận, gan đơn thuần nên không<br />
kết luận do dùng HES. Nói chung, kết quả của<br />
chúng tôi giống tác giả Bạch Văn Cam(1) và Cao<br />
Thị Tố Như(2): HES không gây suy gan, suy thận.<br />
<br />
Thay đổi cận lâm sàng khi dùng HES<br />
Sự khác biệt Hct lúc dùng HES và 2 giờ sau<br />
có ý nghĩa thống kê (47,1 so với 40,2) và Hct ổn<br />
định sau đó ở mức 37,7-39,8 %. Phần trăm giảm<br />
Hct trung bình sau truyền dung dịch HES 2 giờ<br />
đầu là 14,6%. Nghiên cứu của tác giả Bridget(8)<br />
cho thấy phần trăm giảm Hct trung bình của<br />
HES, Dextran và LR lần lượt là 22%, 25% và 9%.<br />
Hct giảm trung bình ở giờ thứ 2 sau truyền<br />
truyền dung dịch HES là 6,9% gần tương đương<br />
với nghiên cứu của Bạch Văn Cam(1) và Cao Thị<br />
Tố Như(2) là Hct giảm 7,8% và 7,6%. Nghiên cứu<br />
của tác giả Siripen(4) HES-steril 200/0,5 sử dụng<br />
sau thất bại với truyền LR cho thấy giảm Hct<br />
trung bình là 8,1%.<br />
Về huyết học: tiểu cầu giảm nhiều hơn sau<br />
khi dùng HES (48,8 và 28,1 k/uL, p=0,001). Kết<br />
quả này khác với tác giả Bạch Văn Cam(1) và Cao<br />
Thị Tố Như(2) là tiểu cầu không thay đổi sau<br />
truyền HES. Sự giảm tiểu cầu này có thể có 2<br />
<br />
63<br />
<br />