intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 bí quyết giành lại niềm vui nơi công sở

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

174
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

10 bí quyết giành lại niềm vui nơi công sở Được làm việc tại Google quả là một cơ hội hiếm có. Ở đó, các nhân viên được phục vụ ăn uống miễn phí, các kỹ sư được phép dành 20% quỹ thời gian làm việc cho dự án riêng. Môi trường làm việc tại đây luôn sinh động và khuyến khích lối tư duy sáng tạo. Google tạo ra điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, giống như Genentech hay các công ty khác trong top 100 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn. Tuy nhiên,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 bí quyết giành lại niềm vui nơi công sở

  1. 10 bí quyết giành lại niềm vui nơi công sở Được làm việc tại Google quả là một cơ hội hiếm có. Ở đó, các nhân viên được phục vụ ăn uống miễn phí, các kỹ sư được phép dành 20% quỹ thời gian làm việc cho dự án riêng. Môi trường làm việc tại đây luôn sinh động và khuyến khích lối tư duy sáng tạo. Google tạo ra điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, giống như Genentech hay các công ty khác trong top 100 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn.
  2. Tuy nhiên, những chính sách đó lại khiến nhân viên lao đầu vào công việc, vắt kiệt sức lực của họ để rồi phá vỡ thế cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Nghĩa là, một công ty tốt chưa chắc đã phù hợp với tất cả mọi người, một công việc tốt cũng không thể khiến người ta luôn luôn vui vẻ. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn làm việc nơi công sở với nụ cười thường trực trên gương mặt: 1. Tự mang lại niềm vui cho mình Hạnh phúc phần lớn là do tự kỷ ám thị mà nên. Nhiều người đã từng tranh luận về vấn đề này, nhưng thực tế là chúng ta có thể tự biến mình thành những người hạnh phúc. Lý thuyết này nghe có vẻ đơn giản nhưng những điều đơn giản lại thường rất khó thực hiện. Giá như mỗi chúng ta đều tìm được những ông chủ thật tốt, tuy nhiên, hãy chấp nhận thực tế rằng điều đó không thể xảy ra. Do đó, hãy suy nghĩ tích cực về công việc của bạn. Hãy hướng tới những khía cạnh của công việc làm bạn thích thú. Tránh xa những người không ưa bạn và những cuộc tán gẫu vô bổ. Tiếp cận với những đồng nghiệp bạn thấy hợp với mình và làm việc cùng với họ. Bằng những việc như vậy, bạn sẽ tự làm mình vui vẻ trong công việc. 2) Làm điều bạn yêu thích mỗi ngày Bạn có thể yêu hoặc không yêu công việc bạn đang làm. Thậm chí, bạn có thể không tin rằng có lúc nào đó bạn sẽ thấy yêu công việc đó. Nhưng bạn luôn có thể nhìn lại bản thân, nhìn lại những kỹ năng và sở thích của mình để tìm thấy một điều gì đó mà bạn rất yêu thích để làm mỗi ngày. Nếu mỗi ngày bạn đều làm một điều bạn thích, công việc sẽ trở nên đỡ nhàm chán. 3) Tự học hỏi để phát triển nghề nghiệp và bản thân
  3. Có một nhân viên trẻ từng phàn nàn rằng cô ấy muốn chuyển công ty vì sếp của cô không hết lòng giúp đỡ cô phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, cô nên tự hỏi mình rằng: ai là người quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn của cô nhất? Đương nhiên câu trả lời là chính bản thân cô ấy. Vậy nên, bạn phải tự học hỏi để tiến bộ. Hãy đòi hỏi sếp của bạn giúp đỡ để bạn đạt được những kế hoạch và mục tiêu của mình. Bạn là người được lợi nhiều nhất từ những tiến bộ đó và cũng là người thiệt hại nhiều nhất nếu bạn giậm chân tại chỗ. 4) Nắm được những gì đang diễn ra tại công ty Nhiều người nói với tôi rằng không ai cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về tình hình công ty, về những dự án của các phòng ban và về các đồng nghiệp của họ. Họ cứ thụ động chờ đợi sếp cung cấp thông tin cho họ và thường thì họ không nhận được đủ những gì họ mong muốn. Tại sao vậy? Vì sếp của bạn luôn luôn bận rộn giải quyết rất nhiều việc và không có thời gian để ý xem bạn thiếu những thông tin gì. Vì vậy, hãy tự tìm hiểu những thông tin phục vụ cho công việc của bạn bằng cách thiết lập một “mạng lưới” cung cấp thông tin và tận dụng nó. Hãy cương quyết đòi hỏi được gặp gỡ với sếp một tuần một lần để đặt các câu hỏi và tìm kiếm thông tin. Bạn phải tự mình làm việc đó chứ không phải ai khác. 5) Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc Rất có thể bạn đã từng thốt lên: “Sếp tôi chẳng bao giờ đánh giá những việc tôi làm nên tôi chẳng biết mình làm tốt hay dở.” Thực ra, bạn luôn biết mình đang làm việc có tốt hay không. Nếu bạn cảm thấy tự hào về thành tích của mình, hãy để sếp đánh giá và công nhận khả năng của bạn. Nếu bạn thấy chưa thật hiệu quả trong công việc, hãy cố gắng hết mình. Sau đó lắng nghe phản hồi của sếp. Hãy cho sếp biết bạn rất muốn có người đánh giá công việc bạn
  4. làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi chuyện khách hàng để biết họ có hài lòng với cách phục vụ của bạn hay không. 6) Chỉ cam kết đảm nhận những nhiệm vụ nằm trong khả năng của mình Một trong những lý do quan trọng gây ra áp lực và lo lắng trong công việc là do bạn không thực hiện được những điều đã hứa. Nhiều nhân viên chỉ mải tìm l ý do biện minh cho việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao và lo lắng về hậu quả của nó mà quên mất phải tập trung hoàn thành công việc. Hãy rèn luyện tính tổ chức và đặt kế hoạch để đánh giá khả năng hoàn thành công việc được giao. Đừng xung phong đảm nhận nhiệm vụ nếu bạn không có đủ thời gian. Nếu cảm thấy quá tải, hãy xin hỗ trợ thời gian và nguồn lực. Đừng biến mình thành người luôn thất hứa. 7) Tránh những điều tiêu cực Tự tạo cảm giác vui vẻ trong công việc nghĩa là tránh xa những người luôn có tư tưởng tiêu cực, những cuộc đối thoại, tán gẫu làm bạn nản chí. Bởi vì, cho dù bạn có tư tưởng tích cực nhưng những suy nghĩ tiêu cực của người khác có thể có ảnh hưởng đến bạn. Đừng để họ làm bạn nản chí mà hãy luôn giữ lấy nụ cười mỗi khi đến phòng làm việc. 8) Dũng cảm đối mặt với xung đột Hầu hết chúng ta đều không thích xảy ra xung đột. Đơn giản là vì chúng ta không biết cách xử lý chúng một cách xây dựng. Xung đột có thể đáng sợ, có thể làm hại bạn và làm tổn thương bạn nhưng chúng cũng giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và đạt được mục tiêu riêng. Xung đột còn có thể giúp bạn rút ra kinh nghiệm để
  5. phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo ra các sản phẩm/dịch vụ ưa thích. Hãy dũng cảm đối mặt với xung đột để tiến bộ trong công việc và trưởng thành trong tư tưởng. 9) Kết bạn với đồng nghiệp Trong cuốn sách kinh điển với tựa đề “First, Break All The Rules: What the World’s Greatest Managers Do Differently” (Tạm dịch: Loại bỏ các nguyên tắc: Các nhà quản l ý nổi tiếng thế giới hành động khác chúng ta như thế nào?), Marcus Buckingham và Curt Coffman liệt kê 12 câu hỏi. Câu trả lời cho 12 câu hỏi này có thể đánh giá mức độ hài lòng và tận tụy của nhân viên với công việc của họ. Một trong số 12 câu hỏi là: “Ai là đồng nghiệp tốt nhất của bạn?”. Điều đó chứng tỏ, mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp chính là dấu hiệu của sự ham mê công việc. Do đó, hãy dành thời gian gần gũi với các đồng nghiệp của bạn. Bạn có thể tìm thấy người bạn tốt, có thể giúp đỡ, chia sẻ và quan tâm đến bạn. 10) Nếu tất cả các bí quyết trên đều không hiệu quả, tốt nhất là bạn nên tìm công việc khác Nếu tất cả những bí quyết trên đều không làm bạn hài lòng với công việc hiện tại, thì đó là lúc đánh giá lại ông chủ của bạn, công việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn sẽ không thể làm cả đời công việc mà bạn không thích trong một môi trường làm việc thiếu thân thiện. Hầu hết môi trường làm việc sẽ không thay đổi nhiều, nhưng cảm xúc của nhân viên bất mãn thì sẽ ngày càng trở nên tồi tệ. Hãy từ bỏ công việc hiện tại và tìm công việc khác phù hợp hơn với bạn. 10 lời khuyên thật đơn giản nhưng có thể giúp bạn yêu thích công việc hiện tại của mình hơn, hay ít nhất cũng cho bạn biết liệu đã đến lúc phải tìm một ông chủ mới, một công việc mới chưa?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1