intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 2

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

74
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù nuôi con đầu lòng hay con thứ 2 thì những lo lắng làm các bà mẹ rối trí dường như chẳng giảm đi. Hàng loạt những câu hỏi liên tục được đặt ra liên quan đến việc nuôi dạy con. Webtetho tổng hợp 10 câu hỏi “hay được hỏi nhất” và đã được các chuyên gia dinh dưỡng (*) trả lời tận tình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 2

  1. 10 câu hỏi dinh dưỡng đáng quan tâm nhất cho trẻ dưới 1 tuổi - Phần 2 Dù nuôi con đầu lòng hay con thứ 2 thì những lo lắng làm các bà mẹ rối trí dường như chẳng giảm đi. Hàng loạt những câu hỏi liên tục được đặt ra liên quan đến việc nuôi dạy con. Webtetho tổng hợp 10 câu hỏi “hay được hỏi nhất” và đã được các chuyên gia dinh dưỡng (*) trả lời tận tình. 6. Có phải bé bị dị ứng?
  2. Bé thường xuyên phải dùng thuốc chống dị ứng vì mẹ không biết nguyên nhân từ đâu. Ảnh: Getty images Hỏi: Con em 4 tháng tuổi, em bắt đầu cho ăn dặm và uống thêm sữa ngoài. Nhưng có một vài vấn đề khó khăn cho em đó là khi con em uống sữa (friso + amfa netle) và ăn bất cứ bột ăn dặm gì (netle + hipp ) đều dị ứng (nổi mề đay quanh miệng và tay khi chạm vào sữa và bột ăn dặm). Cho em hỏi là bé nhà em dị ứng với thành phần của sữa và giúp em là em có thể cho con ăn gì thay thế?
  3. Trả lời: Do bạn tập cho bé ăn dặm và uống thêm sữa ngoài cùng một lúc nên thật sự không biết bé dị ứng do nguyên nhân gì. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 6 tháng là sữa mẹ hoàn toàn, nghĩa là việc ăn dặm chỉ nên bắt đầu khi bé tròn 6 tháng (180 ngày). Loại sữa an toàn nhất cho bé hiện giờ là sữa mẹ, do vậy bạn nên tiếp tục cho bé bú mẹ. Nếu bạn không còn sữa, bạn có thể cho bé bú sữa công thức 1 (sữa dành cho bé dưới 6 tháng) và chỉ uống 1 loại sữa duy nhất, không nên phối hợp 2-3 loại sữa mỗi ngày. Tuyệt đối không cho bé uống sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như yaourt, phô mai, váng sữa… Nếu bạn đã áp dụng cách trên mà bé vẫn còn biểu hiện dị ứng thì bạn nên đưa bé đến BS để khám và hướng dẫn chọn sữa cụ thể, bạn nhé. 7. Vì sao bé chậm mọc răng? Hỏi: Em có bé gái hiện nay đã tròn 1 tuổi nhưng chưa có răng nào, hiện tại cháu chỉ nặng gần 8kg và cao khoảng 72cm. Có phải cháu đã bị suy dinh dưỡng và vì thế mà chưa mọc răng (do thiếu canxi) không ạ? Hằng ngày cháu ăn rất ít so với các bạn cùng tuổi: 2-3 chén cháo nhỏ (khoảng 2/3 chén ăn cơm), uống 2 bình sữa ngoài, mỗi lần 120ml, trưa và tối bú mẹ. Cháu không biết bò, ngồi lết thì được, cũng đã vịn để đi men. Như vậy có bị gọi là chậm phát triển so với tuổi không?
  4. Mẹ chờ đợi mỏi mòn nhưng mãi vẫn không thấy răng con nhú lên - Ảnh: Getty images Trả lời: Bé 1 tuổi với cân nặng và chiều cao như vậy là đã suy dinh dưỡng rồi bạn ạ, cân nặng của bé thiếu đến 1kg và chiều cao thiếu khoảng 3 cm. Có khả năng cao là bé đã bị còi xương do thiếu canxi-vitamin D. Bạn cần gia tăng lượng sữa cho bé uống cho đủ 800 ml sữa bột ngoài sữa mẹ mỗi ngày. Giai đoạn này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu tăng lên của bé, do đó nếu bé uống không đủ 800ml sữa bột thì bạn cần phải cai sữa mẹ để bé uống đủ lượng sữa cần thiết. Từ 1 tuổi trở đi, bé cần mỗi ngày 4 chén cháo mỗi ngày, trong mỗi chén cháo 180ml có đủ 30g thịt cá, 30g rau, và 10g dầu
  5. (tương đương 2 muỗng canh gạt thịt cá, 2 muỗng canh hơi vun rau lá và 1 muỗng canh đầy dầu mỡ). Ngoài ra cần cho bé tiếp xúc với ánh nắng khoảng 15 phút mỗi ngày. Tốt nhất là bạn nên đưa bé đến khám tại một cơ sở y tế nhi khoa để được theo dõi và được kê thêm các loại thuốc bổ sung nếu cần. 8. Bảo quản thức ăn thế nào để không mất chất? Cách trữ đông, bảo quản thực phẩm cũng làm các mẹ luôn phân vân. Ảnh: Getty images Hỏi: Bé nhà mình được 13 tháng rồi. Mình đang chuẩn bị cho bé đi giữ trẻ tư nên mình tính nấu cháo cho bé vào buổi sáng rồi cho vào bình giữ nhiệt, giữ nóng đến trưa, khi nào ăn là người giữ chỉ cần đổ cháo ra chén cho ăn, không cần hâm nóng lại. Nhưng một số người lại nói làm thế cháo nó đã vữa ra rồi, sao cho bé ăn được (mình không về nhà vào buổi trưa). Mình muốn hỏi làm như vậy cháo của bé có bị vữa không? Chất dinh dưỡng trong chén cháo có bị thiếu hụt gì không? Nếu không làm như thế thì có cách nào khác không? Hay nên để cháo trong tủ lạnh khi ăn lấy ra hâm lại?
  6. Trả lời: Bình giữ nhiệt chỉ có tác dụng làm chậm lại sự giảm nhiệt độ của thức ăn/nước uống, tương tự như các loại bình đá chỉ làm nước đá lâu tan hơn chứ không thể làm nước đá không tan hoàn toàn được. Vì vậy, nhiệt độ của thức ăn trong bình giữ nhiệt vẫn sẽ giảm, chỉ có điều là giảm chậm hơn so với khi để ở bên ngoài mà thôi. Và về nguyên tắc thì khi nhiệt độ của thức ăn giảm xuống dưới 60oC thì vi khuẩn sẽ bắt đầu phát triển mạnh trở lại và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không còn đảm bảo nữa. Cách tốt nhất để bảo quản thực phẩm cho bé là cho thức ăn vào tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn. Lưu ý là nhiệt độ của tủ lạnh phải đạt khoảng 5đoC trở xuống và khi hâm lại thì phải hâm đến 750C trở lên và thực phẩm phải nóng đều. Thức ăn nếu được bảo quản lạnh đúng cách trong một thời gian ngắn, và chỉ hâm nóng lại một lần thì không bị hao hụt chất dinh dưỡng nhiều, vấn đề hao hụt chất dinh dưỡng chỉ đáng lo ngại khi bảo quản thực phẩm trong một thời gian quá dài hay khi thức ăn được hâm nóng rồi trữ lạnh lại nhiều lần mà thôi. Một lưu ý khác là thời gian từ khi thực phẩm được nấu chín đến khi cho vào tủ lạnh không được quá dài, tốt nhất là dưới 2 giờ vì nếu để ở bên ngoài thì sau 2 giờ kể từ khi được nấu chín, thực phẩm sẽ không còn an toàn nữa. 9. Trẻ rối loạn tiêu hóa có phải do ăn dặm không đúng cách?
  7. Ảnh: Getty images Hỏi: Con gái em được 6 tháng 21 ngày. Lúc được 6,5 tháng em cho bé tập ăn váng sữa nhưng cháu có triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài 2-4 lần trong ngày (trước kia cháu đi rất đều đặn 1 lần /ngày vào 1 giờ nhất định), cháu đi ngoài phân sống, còn nguyên bột, phân có vón cục trắng li ti, có mùi chua và cháu có vẻ mệt. Hiện nay cháu được 8,5kg cháu ăn 3 bữa bột mặn/ngày, uống khoảng 300ml sữa ngoài còn lại là bú mẹ, ngoài ra ngày em có cho cháu uống thêm nước hoa quả. Bác sĩ cho em hỏi hiện tượng rối loạn tiêu hóa của con em phải chữa như thế nào? Chế độ ăn ở độ tuổi cháu như thế có phù hợp không? Trả lời: Con bạn mới hơn 6 tháng rưỡi mà bạn đã cho con ăn váng sữa và ăn đến 3 bữa bột mặn mỗi ngày – lượng thức ăn này vượt quá khả năng tiêu hóa của bé, nên thức ăn không thể tiêu hóa, không thể hấp thu, dẫn đến phân sống. Phân còn nguyên bột, vón cục trắng li ti là chứng tỏ bé ăn không tiêu nên như thế. Lẽ ra thời điểm này bé chỉ ăn ngày 2 bữa bột mà thôi, sữa vẫn
  8. là nguồn dinh dưỡng chủ yếu: 700-800ml sữa. Tất cả những chế phẩm có nguồn gốc sữa bỏ nguyên thể (sữa chưa được xử lý để phù hợp với trẻ dưới 12 tháng tuổi) như váng sữa, sữa chua, phô mai… đều chỉ nên dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi. Bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn cho con ngay kẻo càng kéo dài vấn đề rối loạn tiêu hóa sẽ càng nặng nề, khó chữa trị, tổn thương đường ruột càng nặng sẽ càng khó phục hồi. Bạn chỉ cần cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa, mỗi bữa là 1 chén bột sệt 120ml. Cách nấu 1 chén bột cho trẻ ở độ tuổi con bạn: - 1 muỗng canh gạt (15g) thực phẩm giàu đạm (thịt heo, tôm, lòng đỏ trứng, đậu hũ…) băm mịn và 1 muỗng canh vun (15g) 1 loại rau lá hoặc rau củ như cà rốt, khoai tây, mồng tơi… băm nhuyễn. - 1 muỗng canh đầy (10g) dầu ăn nhẹ salad oil (dầu mè, dầu gấc, đậu nành…) - Bột gạo sữa hoặc bột ngũ cốc. Hòa đều 1 muỗng đạm với 150ml nước, bắc lên bếp nấu chín mềm, rồi cho tiếp muỗng rau củ vào, nấu vừa chín tới thì đổ hết ra chén nhỏ. Cho dầu vào, khuấy nhẹ cho bay bớt hơi nóng, sau đó cho bột vào từ từ đến khi bột đặc sệt vừa với khả năng nuốt của trẻ là được. Bạn không dùng máy xay thực phẩm, không nêm thêm muối hoặc bất kỳ chất tạo vị nào. Ngoài ra, bạn chỉ cần duy trì cho bé uống sữa cả sữa ngoài và sữa mẹ là 700- 800ml, không cần cho ăn thêm bất cứ gì nữa. 10. Cải thiện dinh dưỡng thế nào cho bé còi xương?
  9. Ảnh: Getty images Hỏi: Bé nhà tôi 5,5 tháng. Cháu hay ra mồ hôi trộm và bị rụng tóc hình vành khăn, tôi đọc thông tin trên internet và biết được đấy là dấu hiệu của bệnh còi xương nên tôi cho cháu uống vitamin D3 dạng giọt nhưng không thấy có biểu hiện tiến triển. Vì tôi đi làm sớm nên bà nội cháu cho cháu ăn bột từ 3 tháng tuổi, ngày 2 bữa bột đặc, trời lạnh nên bà chỉ cho cháu ở trong nhà cả ngày. Xin hỏi bác sĩ phải làm thế nào để bổ sung đúng canxi và vitamin D cho cháu?
  10. Trả lời: Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ dưới 6 tháng chỉ là sữa, nếu không có sữa mẹ bắt buộc phải dùng sữa của các loại động vật khác (như bò, dê…) chứ thức ăn khó lòng thay thế được sữa. Ngoài sữa ra cũng không có thực phẩm nào có thể cung cấp đủ lượng canxi theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Bé nhà bạn được cho ăn quá sớm, lại còn ăn bột đặc, thành phần bột không có canxi mà còn có nhiều thành phần phytate có thể làm cản trở sự hấp thu canxi ở ruột, vì vậy càng làm tình trạng thiếu canxi và vitamin D của bé trầm trọng hơn. Bổ sung vitamin D dạng thuốc chỉ có tác dụng điều trị còi xương nếu bạn cung cấp canxi cùng lúc, chỉ đơn độc vitamin D không thể trị còi xương được. Trước hết bạn cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bé. Lúc này, để cải thiện vấn đề canxi, cần thiết là bạn phải bảo đảm cho bé uống sao cho được 800ml sữa/ngày, cách cho uống sữa dễ nhất là cho uống thay nước theo phản xạ khát của trẻ. Các bữa bột hiện tại nên nấu lỏng hơn, và cho thêm vào mỗi chén bột 1 muỗng canh dầu ăn. (*)ThS – BS Đào Thị Yến Phi và nhóm các bác sĩ Bộ môn Dinh dưỡng An toàn Thực phẩm Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trả lời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2