YOMEDIA
ADSENSE
10 công nghệ vô tuyến "trải thảm" cho tương lai
58
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Để đến được với những khái niệm "truyền hình trực tiếp", "đầu thu kỹ thuật số" và rất nhiều công nghệ hiện đại, lịch sử đã trải qua những nỗ lực thật đáng nể!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 công nghệ vô tuyến "trải thảm" cho tương lai
- 10 công nghệ vô tuyến "trải thảm" cho tương lai Để đến được với những khái niệm "truyền hình trực tiếp", "đầu thu kỹ thuật số" và rất nhiều công nghệ hiện đại, lịch sử đã trải qua những nỗ lực thật đáng nể! Trong lịch sử phát triển của vô tuyến truyền hình đã có những phát minh mang tính "trải thảm" cho sự bùng nổ công nghệ ngày hôm nay, không có những phát minh này, có lẽ những "thuật ngữ" như ti vi màn hình phẳng, đầu thu HD, truyền hình trực tiếp, v.v... sẽ vẫn là những khái niệm xa vời. Máy thoại quang – Máy phát âm thanh bằng ánh sáng Hai kỹ sư và cũng là nhà phát minh Alexander Graham Bell và Charles Sumner Tainter đã tạo ra loại máy có tên là “máy quang thoại” hay còn gọi là máy phát âm bằng án sáng vào năm 1880. Chiếc máy quang thoại này sử dụng một chùm ánh sáng để truyền tải âm thanh, bên trong thiết bị này có một chiếc đĩa
- tráng bạc (thường được gọi là gương rung động) sẽ rung lên khi có âm thanh từ ống nghe truyền tới. Ánh sáng phản xạ từ đĩa được hội tụ bằng một ăngten, và được thay đổi dẫn đến những biến đổi trong tín hiệu điện đến tai nghe. Họ đã cất giấu cẩn thận sáng chế quý giá này trong một chiếc hộp kín vì lo sợ những đối thủ cạnh tranh sẽ ăn cắp ý tưởng của mình. Một số người cho rằng, khi máy quang thoại bắt đầu được sử dụng thì nó không phải là một công nghệ mang tính cách mạng như những nhà phát minh đã hình dung. Trong khi một số khác là biểu dương những chiếc máy quang thoại ra đời sớm như thế này đã đặt một nên tảng quan trọng cho sự tiến bộ trong việc phát triển cáp quang ngày nay. Công nghệ Truyền hình analog Trong năm 2009, “truyền hình tương tự” đã kết thúc series phát thanh cuối cùng của nó. Hệ thống này được Ủy ban hệ thống truyền hình quốc gia thuộc Hội đồng truyền thông liên bang tổ chức lần đầu tiên vào năm 1941. Các tiêu chuẩn kĩ thuật của Ủy ban hệ thống truyền hình quốc gia đã giải quyết các tranh cãi của các
- nhà sản xuất về việc có nên “khai tử” cho “truyền hình analog” hay không và đến ngày 12/6/2009 Hoa Kỳ đã chuyển sang phát sóng kĩ thuật số hoàn toàn. Người dân Mỹ dường như vẫn chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này. Hội đồng truyền thông liên bang đã phải chặn 317.450 cuộc gọi từ khắp nơi trên đất nước vào ngày hôm đó. Quyết định chuyển đổi này được cho là sẽ giải phóng những dải tần số sóng vô tuyến vốn được dùng cho tín hiệu tivi để sử dụng vào những mục đích khác như cứu hỏa, cứu hộ… Đồng thời, người sử dụng tivi sẽ nhận được những hình ảnh và âm thanh tốt hơn từ tín hiệu số. Bánh xe màu của đài CBS Vào cái thời trước khi tivi màu xuất hiện, một kỹ sư có tên là Peter Goldmark, của Công ty truyền thông và phát radio Hoa Kỳ CBS (Columbia Broadcasting System – Hệ thống truyền thông Columbia), đã đưa ra một hệ thống màu hoàn chỉnh đầu tiên bằng cách đặt một bánh xe quay ở trước màn hình tivi. Hình ảnh được nhìn qua ống kính này sẽ nhận được hiệu ứng màu sắc. Dương như phương pháp này có vẻ như hơi vô lý, nhưng dường như Goldmark đã bước một bước trước thời đại. Phát minh của ông không được ứng dụng trong ngành truyền hình đại chúng nhưng sau này lại được phi hành đoàn tàu vũ trụ Apollo sử dụng để tạo ra các đoạn video màu.
- Chiếc điều khiển tivi Flashmatic Bạn muốn chuyển kênh trên tivi bằng cách quay số hay chỉ muốn ngồi một chỗ và nhấn nút điều khiển? Hầu hết câu trả lời sẽ là lựa chọn thứ hai. Và để giải quyết sự “lười biếng” đó đã có rất nhiều những nỗ lực lớn để chế tạo ra chiếc điều khiển từ xa. Phải nói răng chiếc điều khiển từ xa Flashmatic là một bước tiễn vĩ đại trong công nghệ sản xuất tivi. Chiếc điều khiển này được kỹ sư Eugene Polley Zenith phát minh vào năm 1955. Nó sử dụng công nghệ hiệu ứng quang điện, chiếu chùm ánh sáng kích hoạt các mạch cảm ứng ở mỗi góc màn hình tivi để thực hiện các thao tác tương ứng. Nhưng thật không may cho chiếc điều khiển vì khách hàng thường xuyên quên mất là phải chiếu vào góc nào? Đầu máy video Betamax của Sony
- Năm 1975, hãng sản xuất nổi tiếng Sony đã cho ra mắt thị trường chiếc đầu máy xem phim trong gia đình Betamax. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ đã có hơn 30.000 đầu máy Betamax được bán trong năm đầu tiên. Sau một năm, JVC – đối thủ không đội trời chung của Sony – đã tung ra thị trường loại máy xem phim với công nghệ VHS (Video home system). Một cuộc chạy đua giá cá và chất lượng giữa Sony và JVC đã diễn ra trong khoảng 10 năm. Từ năm 1981 trở đi, các loại máy Betamax nhanh chóng mất đi sự ua chuộng của khách hàng. Chiếc máy xem phim VHS với giá cả vô cùng hấp dẫn, và tính năng cho phép ghi lại video trên băng một cách dễ dàng đã thực sự chiếm ưu thế trên thị trường. Tuy Sony vẫn quyết tâm không từ bỏ Betamax, nhưng cái gì đến rồi sẽ đến. Vào năm 2002, Sony chính thức tuyên bố chấm dứt sản xuất máy xem phim Betamax và đưa nó vào dĩ vãng. Đĩa la-de
- Năm 1970, hãng sản xuất Philips bắt đầu tung ra thị trường chiếc đĩa lade đầu tiên. Chiếc đĩa lade này đã thay dần thay thế cho các băng xem phim cassette. Đĩa lade có kích thước đường kính vành ngoài là 300 mm (khá lớn so với kích thước 120 mm của đĩa CD/DVD hiện nay). Mặc dù các đĩa này đã sử dụng công nghệ vượt trội hơn hẳn so với VHS và Betamax, nhưng chúng lại không thể ghi lại các chương trình truyền hình. Và chúng đã thất bại. Tuy nhiên, phải nói rằng các đĩa CD ngày nay được sản xuất dựa trên nền tảng kĩ thuật của đĩa lade, rồi sau đó là DVD (và dạng đĩa Blu-ray) sẽ cho phép lưu trữ và ghi lại nhiều thông tin hơn với một chất lượng hoàn hảo, làm được những gì mà đĩa lade không thể. Gameshow “TV Powww”
- Chương trình truyền hình “TV POWWW” ra mắt vào năm 1978 trên đài truyền hình Los Angeles KABC. Sau khoảng 10 năm, chương trình này được phát trên 79 đài truyền hình địa phương trên lãnh thổ Hoa Kỳ, cũng như một vài đài truyền hình nước ngoài. Trong trò chơi này, người chơi sẽ chơi tại nhà và được cung cấp các hướng dẫn qua điện thoại, trong khi đang theo dõi trò chơi trên tivi của mình. Khi người xem xác định được vũ khí nhắm làm mục tiêu, họ sẽ nói “Pow!”, và sau đó vũ khí sẽ được kích hoạt. Một trong những cạm bẫy của trò chơi này là việc kĩ thuật phát thanh truyền hình có sự chậm trễ trong việc truyền tín hiệu truyền hình khiến người chơi khó khăn hơn để giành chiến thắng. Bọn trẻ con đã giải quyết bằng cách hét lên liên tục những tiếng “Pow” vào đường dây điện thoại. Đến khoảng giữa những năm 80, trong khi hầu hết các đài truyền hình đã hạ chương trình này xuống thì chỉ còn các đài truyền hình tại Úc và Ý là còn tiếp tục thực hiện “TV Powww” đến cuối năm 1990. Hội nghị truyền hình
- Người ta đã bắt đầu có những cuộc họp thông qua hệ thống điện thoại. Và càng ngày nhu cầu được nghe và nhìn thấy người ở nơi xa càng hối thúc việc cho ra đời một thiết bị truyền âm thanh và hình ảnh. Và nó đã ra đời… với cái giá cắt cổ - 1,4 triệu đô la. Hội nghị truyền hình đầu tiên được thực hiện vào năm 1982 với giá là 1.000 đô la cho mỗi giờ kết nối. Trong 4 năm sau, chi phí vẫn ở mức “siêu đắt” là 100 đô la/giờ kết nối. Khi mà máy tính, internet và các chức năng hỗ trợ phát triển, vượt hơn hẳn về chất lượng và giá cả thì công nghệ này đã biến mất hoàn toàn. Máy thu phát chương trình đồng thời truyền đi qua đài phát thanh và đài truyền hình
- Đài phát thanh FM ra đời là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Vào những năm đầu thập niên 60, các đài phát thanh đã sử dụng cách này để truyền tín hiệu. Vào thời đó, đài truyền hình vẫn sử dụng âm thanh chất lượng thấp, và hơn hai mươi năm sau, đạo diễn George Lucas cùng ekip của mình đã dựa vào tiến bộ này trên đài phát thanh để ra mắt bộ phim Star Wars. Vào mỗi tối chủ nhật cuối năm 1984, bộ phim đã được chiếu trên cả truyền hình và cả trên đài phát thanh qua sóng FM để khán giả vừa xem phim và vừa được hưởng thụ âm thanh tốt từ đài FM. Đến nay thì người ta đã không còn dùng chiếc máy này nữa bởi vì các đài truyền hình đã cải thiện rất nhiều cả về hình ảnh lẫn âm thanh Trò chơi video trên băng VHS một chiều Trò chơi video trên băng VHS một chiều là một sản phẩm của công ty Worlds of Wonder được ra mắt vào cuối những năm 80, đòi hỏi phải có một chiếc máy xem băng VHS, bởi vì chẳng còn cách nào khác để chơi được trò này. Chiếc máy sẽ được đi kèm với một khẩu súng ánh sáng nhựa. Các trò chơi có chung một chủ đề, người chơi nhằm mục tiêu và ngắm bắn cho chính xác. Bộ cảm biến gắn trên màn hình sẽ sáng lên khi người chơi nhắm trúng mục tiêu. Tuy nhiên, khi người chơi bị bắn trả, chẳng có điều gì xảy ra cả. Tới đầu những năm 90, trẻ em có rất nhiều lựa chọn khác để chơi các trò chơi điện tử và chiếc máy này đi vào quên lãng. Một số nhân viên cũ của Worlds of
- Wonder chuyển sang làm việc cho gã khổng lồ trong làng game là Nintendo khi công ty của họ sụp đổ.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn