intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 điều về ống kính máy ảnh

Chia sẻ: Zczc Zvzv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

111
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.10 điều về ống kính máy ảnh Ống kính góc rộng có thể lấy nét đối với các vật thể ở rất gần mà vẫn lấy được nhiều hậu cảnh vào bức ảnh. Ống kính zoom thì luôn là con dao hai lưỡi. Dưới đây là 10 tổng kết của trang ảnh Popphoto. 1. Tiêu cự trung bình chỉ là tương đối. Ống kính máy ảnh là một thiết bị tối quan trọng, có tác dụng hội tụ các tia sáng về trên tấm phim hoặc cảm biến ảnh, trong đo,́ người ta sử dụng khái niệm tiêu cự để chỉ khoảng cách từ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 điều về ống kính máy ảnh

  1. 10 điều về ống kính máy ảnh Ống kính góc rộng có thể lấy nét đối với các vật thể ở rất gần mà vẫn lấy được nhiều hậu cảnh vào bức ảnh. Ống kính zoom thì luôn là con dao hai lưỡi. Dưới đây là 10 tổng kết của trang ảnh Popphoto. 1. Tiêu cự trung bình chỉ là tương đối. Ống kính máy ảnh là một thiết bị tối quan trọng, có tác dụng hội tụ các tia sáng về trên tấm phim hoặc cảm biến ảnh, trong đo,́ người ta sử dụng khái niệm tiêu cự để chỉ khoảng cách từ tiêu điểm đến bề mặt tấm phim hoặc cảm biến ảnh. Tiêu cự ảnh hưởng đến góc nhìn tạo ra trên ảnh nên được chia thành 3 dải chính là dải tiêu cự trung bình cho góc nhìn "thực" tương đương với góc nhìn của mắt người, dải tiêu cự ngắn cho góc nhìn rộng hơn và dải tiêu cự dài cho góc nhìn hẹp hơn. Tuy nhiên, góc nhìn trên ảnh còn bị ảnh hưởng bởi kích thước cảm biến ảnh, cảm biến càng to thì càng ghi lại được nhiều chi tiết. Vì vậy, để cho một góc nhìn tương đương nhau thì cảm biến ảnh lớn cần dùng ống kính có dải tiêu cự dài hơn, trong khi cảm biến ảnh cỡ nhỏ cần loại ngắn hơn. Tiêu cự trung bình là khái niệm dùng để chỉ khoảng tiêu cự có khả năng tạo ra góc nhìn tự nhiên khi chụp ở cự ly chụp trung bình. Theo quy ước, các tiêu cự này thường dài hơn một chút so với độ dài đường chéo của tấm phim hay cảm biến ảnh. Đối với cảm biến ảnh full-frame, đường chéo là 43mm thì tiêu cự trung bình vào khoảng 50mm. Đối với cảm biến APS-C có đường chéo
  2. 28mm thì tiêu cự 35mm được coi là trung bình. Tương tự với cảm biến trên máy ảnh 4:3 là 25mm, còn máy ảnh du lịch thông thường là 8mm. Do đó, người cầm máy ảnh nên chụp các đối tượng, cảnh vật xung quanh bằng tiêu cự trung bình để tìm ra những góc nhìn mới lạ. 2. Chụp góc rộng để lấy cảnh xa.
  3. Ống kính góc rộng có thể lấy nét vào các vật ở rất gần mà vẫn lấy được nhiều hậu cảnh vào bức ảnh. (Ảnh: Popphoto).
  4. Trước hết, hãy nhìn người đối diện ở cự ly cực gần. Bạn sẽ có cảm giác là góc nhìn bị méo, nhưng không hẳn mà đó là góc nhìn thật khi mắt tập trung vào đối tượng gần hơn bình thường. Mức độ phóng đại ở đây, rõ ràng là không phải do tiêu cự quyết định mà do sự tiếp cận, nghĩa là bạn có thể phóng to kích thước đối tượng với một ống kính tiêu cự trung bình nhưng có khả năng lấy nét cực gần. Ống kính góc rộng có thể lấy nét đối với các vật thể ở rất gần mà vẫn lấy được nhiều hậu cảnh vào bức ảnh. Đặc điểm này cho phép dân chụp tự nhiên sử dụng đối tượng tiền cảnh – bụi cây, tảng đá, hoa cỏ – để đặt điểm nhấn tạo bố cục ảnh. Bên cạnh đó, ống kính siêu rộng còn có thể tạo ra cảm giác về độ sâu, gần như kiểu ảo giác 3 chiều. Do đó, nên chụp ảnh theo chiều thẳng đứng để tăng cường cảm nhận xa gần trong bức ảnh chụp ở góc rộng. Phương pháp này có thể thu được từ tiền cảnh rất gần đến hậu cảnh phía đằng xa. 3. Khoảng cách. Một thử nghiệm khác: sử dụng ống kính tiêu cự lớn để chụp các nhóm dối tượng ở xa như núi non, tòa nhà, cây cối… sau đó vẫn giữ nguyên vị trí máy và chụp lại chúng bằng ống kính tiêu cự trung bình. Tiếp theo, trong phần xử lý hậu kỳ crop bỏ đi các chi tiết ở xa trong ảnh chụp bằng ống kính tiêu cự trung bình. Kết quả cho thấy góc nhìn trên các ảnh này tương đương với ảnh chụp tại tiêu cự lớn. Với các ảnh chụp từ xa, góc nhìn sẽ tập trung hơn vào các đối tượng ở xa – kiểu như tách rời khỏi các đối tượng khác – không phải do tiêu cự lớn mà vì các đối tượng đều tương đối xa từ máy ảnh. Mắt người cũng có cơ chế hoạt động tương tự nhưng có xu hướng không chú ý đến đối tượng
  5. Ống kính tele cho phép có thể lấy cận các chi tiết mà không cần phóng to ảnh lên – cũng đồng thời làm giảm chất lượng ảnh. Ngoài ra, khoảng cách vừa phải còn cho phép chụp những bức ảnh chân dung vừa khuôn hình mà không bị phóng đại các chi tiết. Do đó, khi chụp ảnh phong cảnh, người chụp không dựa vào mắt thường để phân biệt các đối tượng ở xa mà hãy sử dụng ống kính tele quét qua đường chân trời để tìm các bố cụ̣c hợp lý. 4. Ống kính zoom luôn chậm. Ống kính zoom luôn là con dao hai lưỡi. Điểm mạnh là nó có thể dễ dàng thay đổi tiêu cự mà không cần thay ống kính. Nhưng cũng vì thế người ta sẽ quên mất là mình có đôi chân. Nếu chỉ đứng ở một chỗ, không đổi cách cầm máy, người chụp chỉ đơn giản phóng to thu nhỏ được chứ không thay đổi được góc nhìn. Một điểm yếu nữa của ống kính zoom là luôn "chậm" hơn ống kính tiêu cự cố định, nghĩa là cho ít ảnh sáng vào hơn. Dải tiêu cự càng dài, ống kính càng chậm. Và để đổi lại một ống kính zoom thuộc loại tương đối nhanh (f/2.8 là nhanh nhất vào thời điểm hiện nay) thì cái giá bỏ ra không phải rẻ. Vì vậy, khi chụp ảnh với ống kính zoom tiêu cự dài, người chụp nên tiến lại gần đối tượng hơn để có thể chụp được ảnh với góc rộng hơn, đồng thời có thể thay đổi được nhiều góc nhìn. 5. Trị số khẩu độ.
  6. Ảnh này được chụp bằng ống kính Tamron 17-50mm f/5.6. Tác giả: Themysteryman. Trị số khẩu độ biểu thị độ mở của ống kính theo công thức đơn giản sau: chiều dài tiêu cự ống kính chia cho đường kính vòng tròn độ mở. Ví dụ, với ống kính 50mm có độ mở 25mm được ký hiệu là f/2. Khép khẩu xuống 12,5mm thì trị số này là f/4. Trị số này áp dụng trên mọi hệ máy là như nhau: f/8 ở máy du lịch cũng tương tự f/8 ở DSLR hay máy khổ rộng. Đồng thời nó giúp giải thích quan hệ về kích thước ống kính trên các hệ máy. Ống kính 8mm f/2 trên hệ máy ngắm- chụp có thể rất nhỏ, trong khi ống prime 200mm f/2 cho máy DSLR thì rất là to. Khi chụp, hãy nghĩ trị số f-stop là những "lát cắt" trong không gian: trị số f-stop nhỏ (vd f/1.4) tương đương một lát cắt mỏng trong khi f-stop lớn (ví dụ f/16) là một lát cắt dày hơn nhiều. Đó là một cách hiểu đơn giản về DOF (depth of field – độ sâu trường ảnh rõ). 6. Kích thước ảnh hưởng đến chiều sâu.
  7. Độ mở của ống kính kiểm soát độ sâu trường ảnh rõ – vùng có độ nét chi tiết chấp nhận được nằm ở trước và sau đối tượng lấy nét. Với độ mở lớn (trị số f-stop nhỏ) thì DOF sẽ nông trong khi độ mở nhỏ (f-stop lớn) sẽ cho trường ảnh rõ sâu, ghi lại rõ ràng các chi tiết cảnh. Độ phóng đại làm giảm độ sâu trường ảnh và ngược lại nên có thể tăng hoặc giảm độ phóng đại bằng cách di chuyển đến gần hoặc xa chủ thể chụp. Sử dụng ống kính tele cho phép giới hạn DOF bằng cách tăng độ phóng đại, còn ống kính góc rộng thì tăng DOF lên. Một điều nữa là các cảm biến cỡ nhỏ trên máy ảnh ngắm-chụp cho DOF thay đổi khá rộng, trong khi DSLR cho độ sâu này ở các giá trị giới hạn hơn. Do đó, nếu sử dụng lấy nét tay trên máy ảnh ngắm-chụp, có thể giảm DOF bằng cách lấy nét từ xa về gần đến đối tượng cần lấy nét. Ngay khi đối tượng ra khỏi vùng đủ nét thì quay ngược lại để đưa nó trở về vùng đủ nét. 7. Khẩu độ nhỏ không cho ảnh luôn nét. Thông thường, ống kính luôn đạt độ nét cao nhất tại khẩu độ trung bình, chứ không phải nhỏ nhất. Điều này ngược với cảm nhận là khẩu nhỏ cho DOF sâu thì sẽ cho độ nét tối đa. Tuy nhiên, khi chụp tại khẩu độ nhỏ nhất sẽ có xu hướng làm giảm chất lượng ảnh, nghĩa là, khi so sánh ảnh chụp ở 2 khẩu khác nhau, ảnh chụp ở khẩu nhỏ sẽ sâu hơn, nhưng ngay tại vùng lấy nét sẽ có đôi chút kém nét hơn so với ảnh chụp ở khẩu lớn. Vì vậy nếu muốn độ nét tối đa, nên tránh chụp ở khẩu độ nhỏ nhất. Thông thường ảnh chụp sẽ nét tối đa ở khẩu độ nhỏ hơn khẩu độ lớn nhất của ống kính từ 2 đến 3 stops, ví dụ, ở ống kính có khẩu tối đa là f/2.8 thì ảnh sẽ nét nhất khi chụp ở f/5.6 hoặc f/8.
  8. Gợi ý, khi chụp, bạn nên sử dụng bảng SQF để kiểm tra độ mở phù hợp cho ảnh nét nhất đối với mỗi ống kính. 8. Đến gần chủ thể hơn bằng kỹ thuật macro. Ray hỗ trợ lấy nét khi chụp macro. Ảnh: Mrm. Có rất nhiều thiết bị có thể hỗ trợ ống kính máy ảnh lấy nét ở khoảng cách cực cận, nhưng không gì bằng một ống kính macro thiết kế riêng cho nhiệm vụ này. Khoảng cách lấy nét tối thiểu của ống kính không phải là cách tính khả năng chụp macro (ví dụ, ống 100mm có thể lấy nét ở 10cm sẽ phóng to chủ thể lên hơn nhiều so với ống 50mm chỉ lấy nét được tối thiểu ở khoảng 8cm). Thay vào đó, ống kính macro được đánh giá dựa theo khả năng phóng đại đối tượng, tính bằng độ dài tiêu cự chia cho khoảng cách lấy nét tối thiểu của
  9. ống kính. Theo đó, ống kính 100mm có thể lấy nét tại tối thiểu 10cm tức 100mm sẽ có độ phóng đại tương đương 1x hay 1:1, tức kích thước thật của đối tượng. Vì đó, khi lấy nét với độ phóng đại lớn, tốt hơn hết nên di chuyển máy theo chiều trục ống kính hơn là sử dụng vòng xoay lấy nét. Sử dụng thanh ray lấy nét để tăng độ chuẩn xác. 9. Không có ống kính hoàn hảo. Méo tuyến tính trên ống kính máy ảnh. Ảnh: Pennnet.
  10. Không có ống kính nào hoàn hảo mà chỉ có ống kính chất lượng thấp hơn ống kính khác. Trong các yếu tố đánh giá chất lượng ống kính, méo tuyến tính là dễ nhận ra và gây nhiều bực bội nhất vì nó có xu hướng bẻ cong đường thẳng theo hướng đi vào (méo lồi) hoặc ra khỏi (méo lõm) khuôn hình. Tất nhiên, ngày nay các lỗi này có thể dễ dàng loại bỏ nhờ các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Cũng vì khả năng định hướng lại các tia sáng nên ống kính còn có tác dụng như một thấu kính, chia ánh sáng trắng theo thành phần phổ tạo nên lỗi viền tím (chromatic aberration – CA) tạo ra viền màu và giảm độ nét, nhất là ở vùng rìa ảnh. Người chụp có thể giảm hiện tượng này bằng cách khép khẩu nhỏ hơn. Lỗi tối góc của ảnh là hiện tượng ảnh chụp bị tối ở góc, nhất là ở độ mở lớn vì vậy có thể khắc phục bằng cách khép bớt khẩu và dùng phần mềm xử lý. Lỗi bóng mờ khi chụp trực tiếp về nguồn sáng mạnh, gây hiện tượng mờ ảnh và tạo bóng quang phổ (hay bóng ma – ghosting) trên ảnh. Khắc phục bằng cách sử dụng loa che sáng và đôi khi bằng cách khép bớt khẩu. Chú ý, hiện tượng méo ảnh thường gặp ở vùng rìa ảnh. Nếu ống kính gây méo ảnh thì nên thay đổi bố cục ảnh hoặc đi lùi lại để đưa các đường thẳng ra khỏi vùng rìa này. 10. Trò chơi thị giác.
  11. Ảnh chụp bằng ống kính mắt cá. Tác giả: Phương Minh Tiến. Nhiều ống kính được thiết kế với mục đích tạo góc nhìn khác hẳn so với cách nhìn thông thường. Ống kính mắt cá là đại diện tiêu biểu vì nó tạo ra góc nhìn siêu rộng, giữ nguyên yếu tố méo ảnh để lấy được trường ảnh rộng hơn so với ống góc rộng thông thường. Ảnh tạo ra có thể là ảnh toàn cảnh hoặc ảnh tròn (với viền đen xung quanh). Một số ống kính có khung để xoay nghiêng cho phép kéo mặt phẳng lấy nét để hướng vùng lấy nét vào một khu vực rất nhỏ trong khi các vùng ảnh khác sẽ bị làm mờ hết. Nếu xoay theo hướng
  12. khác thì gần như tất cả mọi thứ sẽ bị sai nét. Vì vậy khi thao tác với ống kính tilt-shift đắt tiền, người chụp sẽ phải làm thật cẩn thận hoặc nếu không quá khó tính thì có thể chơi trò may rủi. Các hiệu ứng trên thực ra là tạo sự cường điệu trên ảnh, nhưng thực tế cũng khá là vui và mở rộng giới hạn cho người chụp theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chú ý, ố́ng kính mắt cá là công cụ đắc lực khi chụp ngoại cảnh, nhưng nếu biết cách sử dụng trong nhà, ví dụ trong cửa hàng hoặc khoang thuyền, cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2