intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 giai đoạn phát triển quan trọng của bé yêu (P.2)

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văn hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. 9 đến 10 tuổi 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 giai đoạn phát triển quan trọng của bé yêu (P.2)

  1. 10 giai đoạn phát triển quan trọng của bé yêu (P.2) Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văn hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. 9 đến 10 tuổi 5. An ủi con sau một cơn ác mộng "Amber đã lên 9, và bé vẫn thường chạy đến bên tôi mỗi khi gặp phải ác mộng", bà Sherri, Ashland chia sẻ. Một tháng trôi qua, mọi chuyện vẫn yên ắng kể từ lần gần nhất bé thút thít đi ngủ lúc 2 giờ sáng với hình ảnh quỷ hút máu Dracula vẫn đang lảng vảng trong đầu. Tất cả những gì bạn cần làm là những cử chỉ ân cần, sự âu yếm ôm con vào lòng đến cái hôn nhẹ nhàng lên má để dạy bé biết cách tự trấn an mình như thế nào. Những cơn ác mộng có thể vẫn còn, nhưng bé đã có thể tự vấn với chính mình rằng đó chỉ là mơ và nó không có thật. Con vẫn sẽ kể cho bạn nghe những giấc mơ đó nhưng là vào bữa sáng hoặc có khi đến tận tuần sau nữa không chừng.
  2. Khi con ngủ gặp ác mộng, hãy an ủi con và giải thích cho bé đấy chỉ là giấc mơ (Ảnh minh họa). 6. Tự lập kế hoạch mà không cần xin ý kiến cha mẹ Quinn Daily, 9 tuổi, rất thích mời đứa bạn thân của mình là Matthew đi ăn pizza nhưng mẹ cậu không cho phép. "Một lần nọ, chuông cửa reo, khi mở cửa tôi đã thấy Matthew và mẹ cậu bé đã đứng sẵn ở đó. Tôi không hiểu vì sao tụi nhỏ lại đến đây. Tôi và chị ta nhìn nhau rồi chợt cười phá lên. Thì ra bọn nhỏ đã sắp đặt hết mọi chuyện", bà Daily sống ở Sarasota chia sẻ một kinh nghiệm vui của chính mình. Điều gì là nguyên nhân của hành động đó? "Khi được 9, 10 tuổi, bé đã có khả năng tự lập và thiết lập kế hoạch ưa thích
  3. cho riêng mình", Cooper giải thích. Những ý định của bé thường không bao giờ cho bố mẹ biết hay có giải thích thật rõ ràng trước khi thực hiện. Hãy khuyến khích bé chia sẻ nhiều hơn về những dự định của mình. Cha mẹ có thể lập một thời gian biểu cho trẻ, chỉ cho con thời gian nào bé được tự do và khuyến khích bé tiết lộ với bạn những gì bé định thực hiện khi đó. Tất nhiên, bạn sẽ có quyền ngăn cấm nếu bé định làm điều nguy hiểm, nhưng trẻ em đánh giá rất cao sự tự do mà cha mẹ dành cho chúng, cũng như rất xem trọng quyền làm chủ (ở một mức độ tương đối) của chính mình. 7. Khám phá niềm đam mê của mình Mối quan tâm của bé ở lứa tuổi này thường vượt ra khỏi những giới hạn bình thường. "Đó là một dấu hiệu cho thấy bé đã có đủ những kỹ năng cần thiết: Ngôn ngữ, sức mạnh, trí khôn và khả năng tập trung vào công việc mình đang làm. Đó là tất cả những gì bé cần cho một hoạt động yêu thích thật sự", tiến sĩ Wasserman cho biết. Cha mẹ cần phát hiện và giúp con phát triển những đam mê vừa chớm nở. Chẳng hạn nếu bé thích bóng đá, hãy đưa bé
  4. đến ngay câu lạc bộ dạy đá bóng, còn nếu bé thích diễn xuất hãy cho bé tham gia vào đội kịch nhà văm hóa hay đưa bé đi xem phim, kịch. Điều quan trọng là cha mẹ hãy ủng hộ bất cứ điều gì bé thích. "Ngay cả khi bé vẽ không đẹp nhưng bé lại thích vẽ, hãy cứ khuyến khích con, điều đó giúp gây dựng cho bé sự tự tin", tiến sĩ Wasserman hướng dẫn. 11 đến 12 tuổi 8. Thích tự mua sắm những đồ dùng cá nhân Chỉ mới năm vừa rồi, Andrew Nason, 11 tuổi, còn rất vui khi mẹ chọn quần áo cho mình. "Nhưng bây giờ khi đã học lớp 7, cháu muốn tự mình chọn đồ theo ý thích", bà Anne Acton chia sẻ. Mong muốn được tự do mua sắm, hoặc chí ít có được tiếng nói trong việc lựa chọn, thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên, Cooper nói. "Một phần để lý giải việc đó là các bé muốn tự do thể hiện "cái tôi" của mình. Việc đó cũng thể hiện sự khác biệt tính cách của trẻ so với cha mẹ như thế nào. Trẻ thường sẽ tự bày tỏ cá tính của mình qua những thứ chúng chọn mua, từ quần áo giày dép đến cả những
  5. dụng cụ học tập". Cách xử lý thông minh là cha mẹ nên cho con có cơ hội thể hiện chính mình nhưng cũng đồng thời đặt bé trong một khuôn khổ nhất định rằng đâu là giới hạn được cho phép còn đâu là điều cấm kỵ. 9. Ở nhà một mình Đây là một vấn đề khó khăn mà cha mẹ nào cũng phải đối diện. Có lẽ đã nhiều lần bạn giằng mô hình siêu nhân ra khỏi tay con và ép bé phải đi chợ với mình, nhưng sẽ đến lúc cần xem xét: "Bé thật sự đã sẵn sàng để ở nhà một mình chưa?" Rất nhiều trẻ em ở lứa tuổi này đã đủ lớn để nhận ra những trường hợp khẩn cấp và biết cách giải quyết như là kêu gọi sự giúp đỡ hay chạy ra khỏi nhà nếu cần", tiến sĩ Wasserman giải thích. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể giao công việc giữ em lại cho con, hãy mang đứa nhỏ hơn theo mình cho đến lúc bé đủ trưởng thành để bạn tin tưởng. Tạo cho bé khoảng thời gian lần đầu tiên ở nhà một mình nhưng ngắn thôi. Bà mẹ Tory Johnson ở New York, chia sẻ kinh nghiệm để con ở nhà một mình: "Bắt đầu bằng cách cho người trông trẻ của con về trước trước 15 phút khi tôi
  6. về đến nhà. Vài tháng sau đó, người trông trẻ có thể ra về ngay trước khi tôi còn 1 tiếng mới về đến nhà, khi đó những đứa trẻ có những 1 tiếng để tự do chơi đùa. Nếu chưa yên tâm bạn có thể dán một danh sách những số điện thoại khẩn cấp con có thể gọi khi cần thiết, cũng cần chỉ bảo cặn kẽ cho bé những quy định về an toàn. Có thể bạn sẽ cảm thấy rất lo lắng nhưng cố gắng đừng gọi cho con hơn một lần chỉ để kiểm tra chúng đang làm gì, có một ranh giới rõ ràng giữa quan tâm và kiểm soát, vì vậy hãy cho con thấy là bạn thật sự tin tưởng chúng". 10. Ý thức muốn tự khẳng định chính mình Các em gái trong những bộ phim dành cho tuổi thiếu niên hiện thường được thể hiện rất đỏm dáng trang điểm và chải chuốt rất kỹ. Nhưng chúng không phải là những trường hợp duy nhất. "Bạn biết mình có thể kích thích một chú ngựa bằng cách đưa củ cà rốt trước mũi nó thế nào thì việc đặt chiếc gương trước mặt con trai tôi cũng giống y như vậy", cô MacKey, Agoura Hills mẹ của mộ bé trai vừa cười vừa chia sẻ. Đối với cháu - cũng như rất nhiều thiếu niên khác, đó không chỉ
  7. đơn giản là việc phải trông mình gọn gàng và lịch sự mà còn là sự thể hiện bản thân. "Trong vòng chưa đầy một năm, Devin cao thêm hơn 10 cm, chuyển từ một đứa bé béo phệ thành một chàng thiếu niên có cơ bắp, múi bụng cũng bắt đầu xuất hiện. Cháu thường nhìn cơ thể mình trước gương và thích thú vì sự thay đổi đó", MacKey nói. Devin cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn về cách thức những người khác nhìn nó, cháu dành hẳn những 1 tiếng đồng hồ trước khi đi học để sửa soạn, bảo đảm là mái tóc trông đã ổn, quyết định sẽ mặc gì và bắt mẹ phải ủi thẳng bộ quần áo mới nhất cho mình", cô nói. "Có vẻ như cháu đã rất đắn đo để phối hợp quần áo với nhau, nó muốn bảo đảm mình trông thật phù hợp và lôi cuốn". Nên tôn trọng nhu cầu mới này của con, nhưng bạn cũng cần khuyên răng trẻ không nên dành quá nhiều thời gian để chăm chút cho ngoại hình. Khích lệ lòng tự tin của con bằng cách khen cháu trông rất ổn và quan trọng hơn hãy nhấn mạnh những việc khác mà có thể làm cho bé trông tuyệt vời hơn nhiều, chẳng hạn như việc chuyên tâm luyện tập karate hay say mê với những bản nhạc cổ điển. Bày tỏ
  8. cho con biết bạn vui mừng như thế nào khi thấy chúng lớn lên thật tuyệt vời cả bề trong lẫn bề ngoài! (Theo WTT)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2