YOMEDIA
ADSENSE
10 hiện tượng kỳ bí về các ngôi sao
60
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đối với rất nhiều người quen ngắm sao, bầu trời đêm có thể trông giống như các điểm sáng giống hệt nhau đang nhấp nháy trên một tấm phông.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 hiện tượng kỳ bí về các ngôi sao
- 10 hiện tượng kỳ bí về các ngôi sao Đối với rất nhiều người quen ngắm sao, bầu trời đêm có thể trông giống như các điểm sáng giống hệt nhau đang nhấp nháy trên một tấm phông. Nhưng thực tế thì hàng tỷ các ngôi sao tạo lên vũ trụ của chúng ta rất khác nhau và chứa đựng đầy dẫy những thực tế kỳ diệu nhưng lại khó hiểu.Từ những chùm “pháo hoa ” gây ra bởi một vụ nổ supernova (vụ nổ siêu tân tinh) cho đến các lỗ đen vô hình, các nhà thiên văn học đang dần dần nghiên cứu và tìm hiểu ra sự hoạt động của các ngôi sao và cái gì làm cho chúng khác biệt nhau. Tuy nhiên, rất nhiều điều bí ẩn vẫn còn đó... 1. Viên kim cương khổng lồ Sao lùn trắng (space.com)
- Khi một ngôi sao có kích thước cỡ Mặt trời sử dụng hết nhiên liệu hạt nhân của mình, nó nở bung ra và giải phóng các lớp vật chất bên ngoài, bản thân chỉ còn lại một lõi rất nóng được gọi là sao lùn trắng (white dwarf). Các nhà khoa học đã ước lượng rằng dưới bề mặt của một sao lùn trắng khoảng 50km là các lớp vật chất dạng tinh thể của cácbon và ôxy tương tự như kim cương. Vào năm 2004, họ đã phát hiện được một sao lùn trắng (BPM 37093) ở gần chòm sao Centaurus. Sao này được cấu tạo từ các bon tinh thể với khối lượng lên tới 5 triệu tỷ tỷ tỷ tấn, nếu tính theo đơn vị carat thì nó nặng vào khoảng...10 tỷ tỷ tỷ tỷ carat (10e37). 2. Những "bóng ma" sao Sao nơ tron (NASA) Sao từ là các sao nơtron , một dạng sao đã chết, nhưng có từ tính rất mạnh. Từ tính của chúng mạnh hơn hàng tỷ lần bất kỳ một nam châm mạnh nào trên Trái đất. Cứ khoảng 10 giây một, chúng lại phát ra các đợt sóng tia X và đôi khi có kèm cả tia gamma. Cho mãi tới năm 1998, các sao từ mới được xếp vào một nhóm riêng của của chúng: nhóm các sao từ, sau gần 2 thập kỷ ngôi sao từ đầu tiên được phát hiện. Vào tháng 3 năm 1979, có 9 tầu vũ trụ đã phát hiện được một bức xạ năng lượng cao tương đương với năng lượng của Mặt trời phát ra trong 1000 năm xuất phát từ trong đám tàn tích của một vụ nổ supernova được ký hiệu là N49. 3. Quần tinh
- Quần tình Pleiades Các nhóm sao hay quần tinh (stellar cluster) thường được hình thành bởi rất nhiều ngôi sao và các sao đó được phát triển trong cùng một thời gian. Một số nhóm chỉ chứa vài chục ngôi sao trong khi có nhóm sao có tới hàng triệu ngôi. Một số nhóm sao có thể nhìn được bằng mắt thường trong bầu trời đêm, ví dụ như quần tình Pleiades (Tua Rua) nổi tiếng trong chòm sao Taurus (Kim Ngưu). Các ngôi sao sinh ra từ một nơi, nhưng tại sao chúng lại tồn tại cạnh nhau trong một nhóm sao thì vẫn là một điều bí ẩn. 4. Các trận "động sao" Tia X và tia Gamma phát ra từ sao nơtron Một ngôi sao nơtron có thể bị xé rách bề mặt của mình giống như quá trình động đất xẩy ra trên Trái đất. Đó chính là động ‘sao’. Vào năm 1999, các nhà thiên văn học đã xác định được những sự bùng nổ sao đó chính là nguyên nhân của những chùm tia X hay tia gamma phát ra từ các ngôi sao nơtron. Dự đoán được chu kỳ ‘động sao’ này hiện nay vẫn ngoài tầm với của khoa học. Gần đây, nhà khoa học John Middleditch đã tìm ra rằng với một ngôi sao nơtron quay mà còn gọi là sao xung (pulsar), thời gian cho tới lần động sao tiếp theo sẽ tỷ lệ thuận với cường độ lần động trước.
- 5. Gã khổng lồ tí hon Sao nơ tron hấp dẫn vật chất Sao nơtron được sinh ra từ một vụ nổ supernova. Vụ nổ này đã nén phần lõi của ngôi sao đã chết với khối lượng lớn hơn Mặt trời thành một quả cầu với kích thước chỉ tương đương với một thành phố nhỏ. Từ sao nơtron, chỉ cách một bước nữa là chở thành hố đen. Các sao nơtron là các vật thể có mật độ vật chất đậm đặc nhất trong vũ trụ. Chỉ một thìa cà phê loại vật chất đó đã nặng hàng tỷ tấn trên mặt đất. Vào năm 2005, các nhà khoa học Nasa đã phát hiện ra nguồn gốc của các chùm tia gamma có cường độ sáng bằng 100000 nghìn tỷ lần Mặt trời. Phát hiện này đã giải đáp một bí ẩn tồn tại suốt 35 năm. Khi 2 ngôi sao nơtron va vào nhau với vận tốc hàng chục nghìn km/h, chúng phát ra các đợt pháo hoa bằng tia gamma. 6. Tín hiệu phương xa Một nhóm mới các ngôi sao đựơc các nhà khoa học đặt cho cái tên là sao quay radio chuyển tiếp RRAT (Rotating RAdio Transient). Chúng phát ra các xung radio không cố định. Thực chất chúng chính là các ngôi sao nơtron có thể phát ra các chùm sóng radio kéo dài cỡ một vài mili giây. Các chùm sóng có thể cách nhau tới 3 giờ. Không chỉ có khó khăn là những các chùm sóng rất ngắn, các nhà khoa học còn phải lọc chúng ra khỏi hàng hà sao số các nhiễu radio do con người phát ra trên mặt đất để có thể phát hiện ra RRAT. Đó là chýa kể đến ngay trong dải Ngân hà của chúng ta cũng có thể có tới hàng trăm ngàn sao quay radio chuyển tiếp cùng lúc phát ra các sóng radio.
- 7. Sao có cô đơn ? Các ngôi sao có thể không cô đơn như chúng ta vẫn nghĩ. Hiện nay, các nhà thiên văn học dự đoán rằng khoảng 85% các ngôi sao trong dải Ngân hà là thuộc hệ nhiều sao (sao đôi, sao ba v.v..) Hơn một nửa số ngôi sao là thuộc hệ sao đôi. Đó là một hệ gồm 2 ngôi sao gắn kết với nhau bởi lực hấp dẫn tương hỗ trong đó từng ngôi sao lại quay xung quanh một trọng tâm chung. Khi có 3 hay nhiều hơn các ngôi sao gắn kết với nhau, ta gọi đó là hệ nhiều sao. Vào năm 2005, các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên tìm ra các bằng chứng một hành tinh quay quanh quỹ đạo của một hệ sao đôi. 8. Cái chết huy hoàng Một vụ nổ sao lớn có thể phóng ra các sóng chấn động với tốc độ lên tới 35 triệu km/giờ. Vụ nổ kết thúc cuộc đời của một ngôi sao đó có thể là một hiện tượng huy hoàng hiếm có và được gọi là vụ nổ supernova (siêu tân tinh). Khi một ngôi sao có kích thước lớn ít nhất bằng 8 lần Mặt trời đốt hết nhiên liệu, lực hấp dẫn thắng thế và hút mạnh các phần của ngôi sao vào trong làm tăng áp suất và gây ra vụ nổ. Vụ nổ supernova làm phát ra các chùm tia sáng năng lượng cao vào trong vũ trụ. Kể từ vụ nổ supernova Johannes Kepler (đặt tên theo nhà thiên văn học Kepler) vào năm 1604, các nhà thiên văn học chưa bao giờ được chứng kiến một vụ nổ supernova nào khác xảy ra trong dải Ngân Hà. 9. Nhật hoa Bầu khí quyển của Mặt trời rất nóng với các tia lửa (nhật hoa hay corrona) có nhiệt độ rất cao, có thể đạt tới 2 triệu độ C. Các tia lửa đó có thể rất lớn và đôi khi lại bất
- ngờ tung ra các dòng hạt tích điện năng luợng cao với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Khi đó các lưõi lửa được gọi là tai lủa mặt trời (solar flare). Hàng chùm các hạt tích điện được tai lửa gia tốc phóng ra không trung. Khi các hạt đó tới được Trái đất, chúng có thể làm gián đoạn các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị vệ tinh, các máy móc điện tử và thậm chí cả điện thoại di động. Các tai lửa mặt trời lớn nhất có thể phóng ra mức năng lượng tương đương với hàng triệu quả bom hydro (bom H), hay năng lượng đó đủ để cung cấp cho toàn bộ nước Mỹ trong vòng 100.000 năm. Các nhà thiên văn học mới chỉ bắt đầu hiểu được cõ cấu hoạt động bên trong của Mặt trời, họ còn muốn hiểu thêm để dự đoán sự hình thành các tai lửa dữ dội đó. 10. Quái vật hố đen Hố đen có mật độ vật chất quá đậm đặc đến mức không có gì có thể thoát khỏi sức hút của chúng. Một khi đã bước qua đường chân trời sự kiện, hay đường biên mà từ đó ánh sáng cũng không thoát khỏi, thì không cái gì còn có thể quay trở lại được nữa. Hiện nay các nhà thiên văn học đã có các bằng chứng mạnh mẽ về sự tồn tại của các hố đen dạng sao, chúng được hình thành do sự sụp đổ của các ngôi sao lớn, cũng như sự tồn tại của các hố đen siêu lớn với khối lượng kinh hoàng tương đương với cả một triệu lần hệ Mặt trời.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn