YOMEDIA
ADSENSE
10 lời khuyên giúp phát triển kỹ năng chế ngự cơn nóng giận
80
lượt xem 6
download
lượt xem 6
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
10 lời khuyên giúp phát triển kỹ năng chế ngự cơn nóng giận .Tất cả những lời khuyên sau đây giúp vào việc làm chủ bất kỳ loại xúc cảm mạnh nào, nhất là sự nóng giận, vì nóng giận là loại xúc cảm mạnh dễ dẫn đến hỏng việc.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 lời khuyên giúp phát triển kỹ năng chế ngự cơn nóng giận
- 10 lời khuyên giúp phát triển kỹ năng chế ngự cơn nóng giận
- Tất cả những lời khuyên sau đây giúp vào việc làm chủ bất kỳ loại xúc cảm mạnh nào, nhất là sự nóng giận, vì nóng giận là loại xúc cảm mạnh dễ dẫn đến hỏng việc. Tất cả những lời khuyên này có thể áp dụng ở gia đình mà không cần đến sự trợ giúp chuyên môn, cũng chẳng tốn kém gì, nhưng chúng rất có tác dụng. 1.Tập luyện thể dục nhiều. Tập luyện là cách giúp ích nhiều cho trẻ (và cả người lớn) nhằm tránh những cơn nóng giận, bỏ thái độ hung hăng. Trước hết, việc tập thể dục là một trong những loại thuốc bổ giúp ổn định bộ não của bạn. Có thể nói là nó giúp ích mọi bộ não - của trẻ, người lớn, người cao tuổi, các loài động vật và cả những em bé. Nó giúp ích theo nhiều cách khác nhau. Nó làm tăng lượng máu mà não nhận được. Càng nhiều máu sẽ càng nhiều oxy và các dưỡng chất khác. Luyện tập gia tăng các loại hoá chất có tên các cat-echolamine (mà epinephrine là một) giúp đầu óc tập trung. Nó sản sinh các endorphin, những chất kết hợp với những thực thể đặc biệt ở não để tạo ra những tình cảm dễ chịu. Việc luyện tập còn sản sinh “chất nuôi dưỡng thần kinh” (neurotrophin), một loạt các dưỡng chất cho
- não mà cơ thể kết hợp lại với nhau để cung cấp cho các tế bào thần kinh những chất thích hợp mà chúng cần để phát triển và luôn mạnh khoẻ. Luyện tập thế nào để được như vậy? Chúng ta không biết chính xác, nhưng chúng ta biết là nó diễn ra vì chúng ta có thể đo những chất này trong máu trước và sau khi tập luyện. Việc tập luyện giúp ổn định cơn giận dữ nhờ việc cung cấp một lối ra cho những tình cảm hung hăng có thể chấp nhận được. Khi bạn giậm chân để chạy nhảy hoặc chụp bắt quả bóng được ném đi, hoặc rướn lên ném trái bóng vào rổ, hay nhún nhảy để chuẩn bị đánh trái bóng quần vợt, trẻ đang xả bớt xung lực của chúng. Thật là điều tốt. Nó giải toả những tình cảm hung hăng hỗn độn mà trẻ tích lại suốt thời gian chúng phải ngồi học trong lớp hay tập trung làm một việc gì. Luyện tập còn làm giảm nhẹ sự lo lắng. Nó chống lại âu lo còn tốt hơn thuốc, mà lại không có những tác dụng phụ (trừ phi bạn luyện tập quá sức). Ngoài những tác động hữu ích lên não, luyện tập còn giúp cho chúng ta theo nhiều cách khác như giúp ích hệ tim mạch; xương cốt, da, phổi… có thể nói là mọi cơ quan của cơ thể. Luyện tập chỉ gây hại khi bạn tập luyện quá mức, quá nhanh, hoặc thất thường. Một chương trình tập luyện đèu đặn phải là một phần của đời sống. Trẻ nên tập luyện hàng ngày. Người lớn cần tập luyện ít nhất ba lần một tuần.
- 2. Sử dụng từ ngữ. Đọc lớn tiếng. Sau bữa cơm tối hay khi đang đi trên xe, chơi các trò chơi xếp chữ. Đóng vai để có dịp trò chuyện, đối thoại với nhau. Tiếp theo việc luyện tập là việc sử dụng ngôn ngữ nhằm diễn đạt các tình cảm là một phương thuốc giải toả hành vi tiêu cực hay bạo lực công hiệu nhất. Nếu bạn không thể diễn cảm bằng lời được, hoặc nếu bạn không thể tranh luận một cách mạch lạc, hay nói lên điều bạn muốn một cách rành mạch, bạn sẽ cảm thấy thất vọng. Sự thất vọng sẽ dẫn tới hành động hung hãn, đôi khi táo tợn. Điểm này nghe ra hiển nhiên quá ai chẳng biết, vậy mà nhiều trẻ đang lớn lên thiếu khả năng diễn đạt bằng lời những gì chúng muốn nói ra. Chúng không đọc, viết được, và chúng cũng chẳng thể nói chuyện có đầu có đũa. Chúng xem và chúng nghe nào là truyền hình, video, đĩa CD, và nhiều thứ khác. Nhưng những hoạt động này hoàn toàn thụ động. Việc xem và nghe không “tác động” sự tưởng tượng theo cách đọc, viết, và nói chuyện. Ngôn ngữ, như tất cả các công cụ hệ thần kinh, không cố định vĩnh viễn, nếu bạn không sử dụng nó, nó sẽ mai một đi. Hãy động viên con cái của bạn sử dụng các từ ngữ càng nhiều càng tốt. Khi thấy con buồn chán, hãy hỏi con, “Nào, có gì con cứ nói lên”. Hay khi con nổi giận, hãy bảo con, “Con cảm thấy sao cứ nói cho mẹ nghe”. Nếu lúc ấy đứa con bảo bạn, “Con đang muốn điên lên đây này!” như vậy khéo lại hay. Khi thấy con nói như vậy thì đừng la mắng nó, mà hãy lấy làm mừng vì nó diễn tả được tâm trạng của nó
- (chỉ trừ phi nó nói tục, nói vô lễ thôi). Vì chính khi nói ra được như vậy trẻ sẽ vơi bớt nỗi bực dọc, ít ra ngay lúc ấy. Nói như vậy không có nghĩa là lời nói không gây ra những tổn thương; mà ngược lại, có khi còn gây ra tổn thương lớn mà ai trong chúng ta cũng biết. Nhưng bước đầu tiên để giúp trẻ kiềm chế cơn giận dữ là hãy để chúng diễn đạt ra bằng lời, hơn là bằng hành động, để diễn đạt cơn nóng giận. Dần dần trẻ sẽ biết sử dụng lời nói khôn ngoan hơn, một nỗ lực mà trẻ sẽ phải cố gắng suốt đời. Một trong những cách khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ là hãy thường xuyên đọc lớn tiếng cho con nghe. Mặc dù đấy là một hình thức nghe, nhưng là nghe các từ ngữ, và nó buộc trẻ phải tưởng tượng để khơi gợi từ ngữ ấy lên, và hình thành các hình ảnh và các cảm sắc tinh thần khi đang nghe đọc. Ngoài việc đọc lớn tiếng còn có các trò chơi sắp chữ. Việc đánh vần các chữ ở trò chơi là cách giúp trẻ dễ phảt triển khả năng ngôn ngữ. Đây là loại trò chơi mà con bạn có thể chơi lúc nào cũng được, nhất là khi đang chờ đợi, hoặc đang đi trên đường. 3. Giới hạn xem truyền hình và video. Đây là một đề tài còn đang được các chuyên gia tranh cãi gay gắt. Truyền hình có làm phát triển trí não của trẻ không? Các trò chơi, những cảnh bạo lực trên truyền hình thì sao? Các trò chơi điện tử có
- giúp ích gì cho trí tưởng tượng của trẻ không? Chúng ta chưa có câu trả lời chắc chắn về những vấn đề này. Nhưng chúng ta có thể nói được rằng truyền hình và video không mấy tốt cho trí não của trẻ, mà nếu xem nhiều quá còn có hại là đằng khác. Từ quan điểm phát triển ngôn ngữ, ta thấy truyền hình và video lấy mất cơ hội phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Mà như vậy chúng sẽ chậm phát triển việc phối hợp các từ và các hình ảnh tinh thần. Từ quan điểm khống chế sự hung hăng, thì rõ ràng những cảnh bậo lực trên truyền hình chỉ gây tồi tệ thêm cho trẻ. Mọi trẻ đều có những lúc tạo ra những hình ảnh bạo lực, những lúc mơ mộng, những giấc mơ lúc ngủ, những trò chơi, và những mường tượng. Những câu chuyện thần kỳ cũng đầy những hình ảnh bạo lực. Có điều, tự thân những tưởng tượng về bạo lực không xấu đối với trẻ. Là một nhà tâm lý trẻ em, khi điều trị cho trẻ, họ thường khuyến khích trẻ thể hiện những tình cảm hung hăng của chúng trong một trò chơi nào đó. Việc thể hiện hình ảnh mường tượng có khi giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Có điều, khi chơi như vậy trẻ được giám sát cẩn thận, để đừng xảy ra điều gì quá đà. Việc chơi những trò chơi như thế khác xa với việc trẻ ngồi một mình xem cảnh bạo lực trên truyền hình một cách thụ động. Những cảnh này đến với trẻ mà không cần biết trẻ đã chuẩn bị hay chưa, trẻ có thể luận giải và hiểu ý nghĩa của nó hay không. Đứng từ quan điểm của nhà tâm lý, việc coi cảnh bạo lực trên truyền hình
- hay trong đời thường đều chẳng tốt gì cho trẻ. Cách thực tiễn nhất để giới hạn việc xem cảnh bạo lực của trẻ là giữ hoà khí ở gia đình và kiểm tra những gì con bạn xem thấy trên truyền hình và phim ảnh. Bạn nên hạn chế nghiêm ngặt việc trẻ xem những phim bạo lực. Điểu tệ hại nhất là khi trẻ không còn cảm thấy xúc động hoặc khó chịu khi nhìn thấy những cảnh bạo lực trong cuộc sống thường nhật nữa, do chúng đã quá quen với các cảnh bạo lực trên màn hình. 4. Tập cho con bạn suy nghĩ về cơn giận dữ như một tín hiệu quan trọng. Cũng như sự sợ hãi, cơn nóng giận là một tín hiệu. Cơ thể bạn tiết ra một số hoá chất nào đó kích thích hệ thần kinh của bạn khi bạn nóng giận. Điều đó tuỳ thuộc vào vỏ não điều chỉnh tín hiệu này hơn là để phần não thấp hơn dẫn đưa và gây ra sự nổi quạu. Ở phạm vị rộng, việc dưỡng dục trẻ là tập cho não của trẻ làm được điều này, tức là làm cho trẻ biết cơn nóng giận của chúng như một tín hiệu cần được diễn giải, không đơn thuần như một cảm giác được làm cho bùng lên. Chẳng hạn khi bạn bảo đứa con sáu tuổi không được ăn bánh nữa, nó liền gào lên, “Con muốn ăn!”. Thay vì bắt nó im đi theo kiểu bạn có quyền, bạn nên cố gắng bảo con lắng nghe cơn giận dữ của nó cẩn thận hơn. Cơn giận dữ của nó đã vấp phải bức tường gạch là sự kiện quyết từ chối của mẹ nó. Liệu những lần sau nó sẽ
- xử sự thế nào khi gặp tình cảnh tương tự như vậy? Nó sẽ gào lên nữa chăng? Thường là không. Nó có thể nài nỉ. Như vậy là, với thời gian, nó học được cách suy xét mới: suy xét để dàn xếp. 5. Khuyến khích sự dàn xếp và cam kết. Hãy lắng nghe các quan điểm của cả hai. Hãy dàn xếp, dàn xếp, và dàn xếp. Hãy thoả thuận. Hãy cam kết. Bạn càng làm được như vậy với con bạn, sự thể càng tốt đẹp hơn. Khi đứa trẻ kháng cự lại, bạn đừng vội quát tháo ngay; nhưng hãy dàn xếp. Việc dạy con bạn học cách dàn xếp, thoả thuận, khởi sự những thoả thuận, và trung thành với những cam kết, sẽ giúp trẻ có được sự khéo léo suốt đời. Những con người thành đạt thường là những người làm chủ được những kỹ xảo này. Chẳng bao giờ là quá sớm để khởi sự. Hãy tiến hành việc dàn xếp với đứa con ba tuổi của bạn., Nếu gia đình bạn có thói quen dàn xếp thay vì lớn tiếng với nhau, yêu sách, hoặc cãi vã nhau, bạn không chỉ xây dựng được một gia đình hạnh phúc, mà còn giúp mọi người có được sự khéo léo khi giao tiếp ngoài xã hội. 6. Hãy chẩn đoán đúng. Nếu con của bạn luôn nổi nóng, và cơn giận dữ luôn vượt quá những giới hạn được chấp nhận (theo từng lứa tuổi), lúc ấy bạn nên tìm đến chuyên viên để được giúp đỡ. Vì như đã đề cập ở trên, có một só nguyên do gây ra
- hành vi gây rối mà chỉ các chuyên gia mới chẩn đoán được. 7. Hãy ghi chép. Nếu con bạn thường xuyên nổi nóng, hãy ghi lại những giai đoạn bộc phát cơn giận của nó. Nhờ những ghi chép này mà bạn có thể đánh giá đúng tình trạng của con cái. Trước đây, và cả hiện nay, vẫn còn những nơi có thói quen đánh trẻ (ở gia đình cũng như trường học), với ý định là giúp trẻ ‘nên người’. Tuy nhiên, thật ra các bậc cha mẹ và thầy cô sửa phạt con em mình như vậy thường thất bại, vì nó chỉ gây đau thể xác cho trẻ và làm cho chúng thêm nhục nhã. Đã đến lúc cần chấm dứt hành động này. Nó đã lỗi thời. Việc đánh đập trẻ không phải là câu trả lời cho các vấn đề giáo dục. Các chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục tin rằng chẳng có nền văn hoá nào hay cha mẹ nào tỏ ra hãnh diện về việc đánh đập con cái. Mà họ phải lấy làm hãnh diện vì tìm ra những giải pháp khác để giáo dục con cái thay vì đánh đập chúng. Bản thân tôi chưa thấy cha mẹ nào hãnh diện vì họ không đánh đập con cái. Nhiều cha mẹ vui vẻ khoe với tôi là, “Tôi chưa bao giờ đánh con lấy một cái.” Nói như vậy không có nghĩa là có những khi chúng ta cảm thấy như cần phải đánh con cái chúng ta. Hầu như cha mẹ nào cũng có lúc muốn đập cho con mấy cái. Tình cảm này là bình thường. Nhưng nó là tình cảm mà chúng ta cần nén lại. Nên
- nhớ là luôn có những cách hay hơn là đánh đập.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn