intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 quy tắc để thành công

Chia sẻ: DO VINH TOAN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

169
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành công với mỗi người có một ý nghĩa khác biệt. Nhưng ẩn sau tầm nhìn, giấc mơ và mục tiêu của mỗi người là một cốt lõi quan trọng: khao khát được toại nguyện trong cuộc sống. Mọi người nhìn nhận bạn thành công khi bạn đã thực hiện được mục tiêu và kỳ vọng của riêng mình. Thành tựu là một trong những tiêu chuẩn để mọi người đo lường thành công, như phá kỷ lục, tích luỹ nhiều của cải, là người đầu tiên làm được chuyện gì đó, hay thay đổi cách suy nghĩ hiện thời… ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 quy tắc để thành công

  1. 10 quy tắc thành công (phần 1) 16/05/2009 Thành công với mỗi người có một ý nghĩa khác biệt. Nhưng ẩn sau tầm nhìn, giấc mơ và mục tiêu của mỗi người là một cốt lõi quan trọng: khao khát được toại nguyện trong cuộc sống. Mọi người nhìn nhận bạn thành công khi bạn đã thực hiện được mục tiêu và kỳ vọng của riêng mình. Thành tựu là một trong những tiêu chuẩn để mọi người đo lường thành công, như phá kỷ lục, tích luỹ nhiều của cải, là người đầu tiên làm được chuyện gì đó, hay thay đổi cách suy nghĩ hiện thời…Toại nguyện là cảm giác đến từ trong tâm hồn và lan toả khắp cơ thể. Đó là cảm giác thoả mãn và hài lòng sâu sắc về bản thân khi biết rằng ta đã đáp ứng hoặc vượt qua kỳ vọng của chính mình. Toại nguyện là nghĩa là khi ta được “rót đầy” cảm giác hạnh phúc, lành mạnh về cả thể xác lẫn tinh thần. Những quy tắc về cuộc sống toại nguyện không phải là bước đi đưa bạn tới vươn quốc giàu sang, thần kỳ mà là chân lý phổ quát, tiềm ẩn trong hết thảy mọi nỗ lực thành công. Chúng là điểm chung kết nối con người với khao khát phát huy tiềm năng của mình. Quy tắc 1: Mỗi người định nghĩa thành công mỗi cách Không có định nghĩa thành công chung cho mọi người. Tất cả đều có cái nhìn riêng về ý nghĩa của sự toại nguyện. Thành công bao gồm nhiều yếu tố. Là hoà nhập khát vọng với thực tế, đan dệt hy vọng, ước mơ vào công việc hàng ngày. Thành công do xã hội đánh giá nhưng nhưng lại được trải nghiệm ở nội tâm mỗi cá nhân. Điều gì đến với tâm trí bạn khi nghĩ về thành công? Bạn thấy hình ảnh gì? Thâm tâm cảm nhận thành công thế nào? Bạn hình dung đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp? Hay tích luỹ vô vàn của cải? Phải chăng thành công là nhìn thấy gương mặt mình trên tạp chí quốc gia hay tên tuổi được lưu vào từ điển danh nhân? Thành công có ý nghĩa gì với bạn? Phải đạt được những gì bạn mới thấy toại nguyện trong cuộc
  2. sống? Bạn khao khát điều gì? Đặt ra định nghĩa thành công cho riêng mình rất quan trọng vì điều đó giúp chúng ta không phí thời gian và công sức quý giá theo đuổi những mục tiêu mơ hồ. Khi đạt được một mục tiêu không phải là chọn lựa của chính mình, rất có thể bạn sẽ cảm thấy trống rỗng hơn là thoả mãn. Bạn có thể tạo ra tầm nhìn cho chính bản thân mình khi trả lời những câu hỏi như: • Người thành công theo tôi là… • Tôi thấy thành công khi mình…. • Biểu tượng thành công của tôi là… • Tôi sẽ cảm thấy mình thành công khi … • Nếu phải soạn thảo cáo phó cho bản thân với một cuộc đời thành công, nội dung tôi viết sẽ là… Trả lời cho câu thứ nhất, bạn có thể kể ra những thành công mà bạn biết, qua đó bạn sẽ nhìn rõ mẫu người mình ngưỡng mộ cũng như những nét tính cách, phẩm chất mà bạn lựa chọn để vươn tới. Khi trả lời cho câu thứ hai, hãy nghĩ tới những giây phút trong đời bạn cảm thấy thật sự mãn nguyện. Có phải đó là lúc bạn đạt được điều gì đó không? Hay khi được người khác khen ngợi? Khi bạn tạo được ảnh hưởng đến cuộc sống của ai đó? Điều gì cho bạn cảm giác đã thể hiện được tiềm năng bản thân? Câu trả lời sẽ là chìa khoá mở cánh cửa dẫn bạn đến con đường thành công. Trả lời câu thứ ba sẽ giúp bạn thấy kết quả cụ thể của thành công thể hiện trong cuộc sống. Biểu tượng của thành công có thể là bất cứ cái gì: có nhiều tiền gửi ngân hàng, có nhiều thời gian rảnh, hoặc mặc vừa chiếc áo size M…Trả lời càng cụ thể càng tốt, vì câu trả lời ấy sẽ dẫn bạn đến lối sống tương thích với quan điểm về thành công của bạn.
  3. Hoàn thành câu thứ tư cho bạn cơ hội cảm nhận sự thành công trong tương lai. Có cái gì đó rất mạnh mẽ khi đặt đại từ “tôi” trước tất cả những ước muốn của mình. Với câu thứ năm, hãy tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh để có thể tập trung không bị sao nhãng. Bắt đầu bằng cách viết ra câu chuyện cuộc đời của bạn từ lúc lọt lòng mẹ cho đến thời điểm hiện tại. Liệt kê tất cả những thời khắc, thành tựu, sẹ kiện và trải nghiệm liên quan đã góp phần vào sự phát triển con người bạn. Tiếp theo, bạn nói đến ngày mai và những sự kiện kể từ thời điểm đó cho tới ngày bạn mất. Tường thuật như thể mọi giấc mơ của bạn đều thành sự thật. Làm sao để bản cáo phó diễn đạt hùng hồn nhất cuộc đời đầy ý nghĩa mà bạn đã sống. Liệt kê bất cứ điều gì bạn có thể tưởng tượng mình sẽ làm, kể cả một số điều hình dung chưa rõ ràng. Đây là cách để phá tung chiếc bẫy “tôi không làm được”, cho phép trí tưởng tượng và khát vọng của bản thân phát huy tối đa. Mỗi người có cái nhìn riêng về ý nghĩa thành công, điều này cũng riêng tư và duy nhất như dấu vân tay vậy. Bí quyết để đạt được thành công là chất vẫn trái tim xem điều gì quan trọng đối với bạn và đặt ra tiêu chuẩn cho điều bạn khát khao. Từ đây, bạn có thể can đảm nhảy vào con đường của mình, bắt đầu hành trình hướng tới sự hài lòng và cuối cùng là cuộc sống mãn nguyện mà bạn xứng đáng được hưởng. (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc chơi –Cherie Carter –Scott,Ph.D Quy tắc thành công (phần 2) 23/05/2009 Quy tắc hai Bước đầu tiên đi đến thành công là muốn thành công Khi trái tim ngập thắp lên tia lửa khát khao đầu tiên cũng là lúc bạn khởi động trò chơi thành công. Thành công là quá trình bắt đầu từ nội tâm; khởi nguồn là tia hi vọng, rồi biến thành ý nghĩ gieo hứa hẹn trong tâm hồn. Đó là hành trình với bước đầu tiên đánh dấu bằng sự khuấy động tâm
  4. hồn. Giấc mơ của bạn có là gì đi nữa cũng phải được kích hoạt thành khao khát rồi bạn mới có thể khiến nó đến với mình. Nói cách khác, cần chủ động muốn thành công nếu hi vọng đạt được nó. Quy tắc thành công này cơ bản đến mức ta có thể hỏi tại sao phải nêu rõ vấn đề này. Suy cho cùng, ai trong chúng ta không muốn thành công trong đời? Có ai muốn dừng lại chỉ để hỏi mình thích dẫn đầu, tận hưởng thành quả hơn hay làm một người bình thường giữa đám đông, mãi đứng cuối hàng? Nếu mọi người đều muốn thành công, tại sao không phải ai ai cũng có được thành công? Câu trả lời là không phải ai cũng đều hiểu được rằng, thành công chỉ đến với những người có lòng can đảm và niềm tin. Ví dụ bạn rất mê tàu thuyền. Mỗi khi đi ngang qua biển hay vào một nhà hàng gần bến du thuyền, bạn luôn ao ước sẽ được sở hữu một con tàu. Có thể bạn hình dung ra hình dáng, màu sắc, tiện nghi của chiếc tàu đó. Có thể bạn còn mơ mộng tới khoảng thời gian vui vẻ của mình sẽ tận hưởng trên mặt nước, du ngoạn ở vùng biển trong xanh như pha lê và hít thở không khí trong lành. Và đôi khi bạn còn bâng quơ nhận xét với bạn đời hoặc bạn bè rằng được sở hữu một chiếc tàu thì tuyệt làm sao. Với tình huống này, bạn không thể trở thành chủ tàu trong tương lai gần, trừ phi có một phép màu tự mang chiếc tàu đến với bạn. Tại sao? Bởi vì “tuyệt làm sao” không giống như “tôi muốn”, nó không truyền tải sức mạnh, động lực, hay quan hệ nhân quả tương tự. “Tuyệt làm sao” là một mơ ước thụ động, khá mơ hồ, trong khi “Tôi muốn có nó” trao cho bạn quyền làm chủ mơ ước của mình và đi vào ước mơ đó. Lời cảm thán tách bạn ra khỏi khao khát trong khi câu khẳng định đưa khao khát ấy vào tầm tay. Khao khát cụ thể, chứng minh qua thực tiễn đưa bạn vào vị trí người cầm lái, trong khi mong ước mơ hồ giam hãm bạn trong ghế sau. Làm chủ ước vọng của mình là chìa khoá khởi động cỗ máy thành công. Tất cả đều bắt đầu từ ý muốn. Muốn điều gì đó khác với thực tế thực tại của mình là khoảnh khắc ta tham gia vào tiến trình hướng đến cái đích thành công. Nhận diện thay đổi ta muốn tạo ra là bước lấy đà đưa lộ trình này đi vào hoạt động. Có thể không phải lúc nào ta cũng có được điều mình muốn, nhưng chắc chắn ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu nếu không bắt đầu từ việc gieo hạt giống “ý muốn” đầu tiên. (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc Những khu vực không có lợi (phần 3) 27/05/2009
  5. Một trong những khu vực không có lợi đáng ghét và làm mòn mỏi nhất không phải là trở ngại bên ngoài mà xuất hiện chính trong tâm trí chúng ta. Nếu không bị kiểm soát, hình thức độc thoại nội tâm tiêu cực có thể phá hoại cuộc sống của chúng ta, can thiệp vào những kế hoạch hoàn mỹ nhất của ta và ngăn không cho ta đạt được hoặc thậm chí tìm kiếm những mục tiêu của mình. Khu vực không có lợi số 2: Độc thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ của chúng ta chỉ đạo cách ứng xử và hành động của chính mình. Tư duy bảo cho ta biết chúng ta có thể và không thể làm hay đạt được những gì. Hầu hết chúng ta cố gắng kiểm soát tư duy của mình một cách tuyệt vọng, hoặc là phớt lờ hoặc là chống lại lời độc thoại tiêu cực cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Nhưng buộc phải tìm ra cuộc độc thoại nội tâm tiêu cực của mình nếu chúng ta muốn thành công trong việc tạo ra cuộc sống vượt khỏi ranh giới những gì ta biết. Điều vô cùng thú vị là hầu hết chúng ta nghĩ rằng độc thoại nội tâm tiêu cực chính là chân lý, mà không hiểu rằng tất cả chúng ta đều có độc thoại nội tâm tiêu cực. Và rằng, mặc dù nó vẫn hiện diện nhưng chúng ta không cần phải lắng nghe nó. Khi tin vào độc thoại nội tâm của mình, ta sẽ tiếp tục tin vào những hạn chế tự mình định ra và chỉ loanh quanh trong những giới hạn mà ta đã xây dựng cho bản thân. Để hưởng thụ một cuộc sống vượt xa, tốt hơn và hoàn mỹ hơn cuộc sống hôm nay, chúng ta phải thoả thuận với độc thoại nội tâm của chính mình và giành lại sức mạnh mà ta đã trao cho nó. Những mong đợi tiêu cực lôi chúng ta ra khỏi hiện tại và đẩy ta vào một dự đoán méo mó về tương lai. Chúng ngăn chúng ta được hưởng hay thậm chí nhận biết những điều tốt đẹp vẫn tồn tại trong mọi tình thế. Lúc tạo ra một mong đợi tiêu cực, chúng ta đã đặt mọi người và hoàn cảnh sống của chính mình vào một cái hộp mang nhãn hiệu “Chẳng có gì tốt lành cả”. Những mong đợi tiêu cực tách chúng ta xa rời thực tại. Chúng ngăn không cho ta nhận biết hay tìm kiếm sự thật. Và có lẽ tồi tệ nhất là khi những mong đợi tiêu cực của ta trở thành những lời tiên tri ứng mộng, dồn tới những trải nghiệm mà chúng ta đang cố tránh. Cách tốt nhất để làm giảm sức mạnh của những mong đợi tiêu cực là nhận thức được những lúc chúng không trở thành hiện thực.
  6. Một bài học lớn cho bạn là hãy thử xem mình dành bao nhiêu thời gian và năng lượng cho cái khu vực không có lợi mang tên “độc thoại nội tâm tiêu cực” của mình, vào bao nhiêu cuộc độc thoại nội tâm tiêu cực hình thành nên những mong đợi tiêu cực của bạn. Sau đó, vì bạn có quyền và khả năng làm điều đó, hãy ngừng lại và xác định rằng cuộc độc thoại nội tâm tiêu cực này là một khu vực không có lợi và có một lựa chọn mới mạnh mẽ, phù hợp với mục tiêu của bạn. Mang lại nhận thức cho tư duy trước khi hành động sẽ giúp chúng ta có được lựa chọn tốt hơn, một lựa chọn mà thực tế có thể đưa chúng ta vào con đường của những ước mơ. (còn nữa) Trích Những năm tháng ngọt ngào trong đời – Debbie Ford 10 Quy tắc thành công (phần 3) 01/06/2009 Quy tắc ba Mấu chốt là sự tự tin Tin cậy vào bản thân, bạn sẽ khám phá được sự thật lòng mình. Khi tôn vinh sự thật ấy, bạn có thể thấy được con đường đích thực của mình. Con đường đó sẽ cho ta nhiều triển vọng thành đạt. Kết quả cuối cùng ta nhận về là tâm trí thông suốt, trái tim thắp lửa và tâm hồn cất cao tiếng hát. Khi tin tưởng vào bản thân, bạn có thể có những lựa chọn đáng tin cậy. Tin vào chính mình giúp bạn hành động dũng cảm, quyết đoán, có niềm tin vào ý kiến và khả năng của bản thân. Rất nhiều người thành đạt vĩ đại đã bị gọi là “mất trí” bởi tầm nhìn hay những khả năng mà họ đặt trọn tương lai của mình vào đó. Amelia Earhart (người phụ nữ đầu tiên bay vượt Đại Tây Dương vào năm 1932) bị chế giễu khi cô nói rằng phụ nữ có thể lái máy bay tốt như nam giới. Phần lớn những phát minh của Thomas Edison bị cho là lố bịch, thậm chí phi thực tế. Khi lần đầu tiếp quản tờ Washington Post, Katharine Graham, nhà xuất bản huyền thoại của tờ Pentagon và các phóng sự về vụ bê bối Watergate lịch sử, đã khiến mọi người tin bà sẽ sớm chuốc lấy thất bại. Nhưng không, tất cả họ đều rất vững tin vào điều họ nhận thấy và can đảm tin tưởng mục tiêu. Họ sẵn lòng đi theo tiếng gọi từ nội tâm bằng mọi giá.
  7. Khác biệt duy nhất giữa những bậc vĩ nhân và bạn là ở chỗ: thành tựu của họ đã được lịch sử ghi nhận, còn của bạn mới chỉ đang được kiến tạo. Tất cả chúng ta, kể cả bạn, đều có tiềm năng làm những điều vĩ đại, bắt đầu từ chỗ khai phá đúng nguồn nội lực to lớn nhất: niềm tin. Tự tin là trung thành với nội tâm. Đó là cảm giác tận trong trái tim, ta biết chắc mình hội đủ điều kiện cần thiết để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì. Cảm giác xuất phát từ niềm tin vào bản thân là duy nhất và rất mạnh mẽ. Tất cả chúng ta đều sinh ra với cảm giác tự tin bẩm sinh. Đó là trạng thái tồn tại tự nhiên. Đó là lý do tại sao trẻ em thường có vẻ kiêu hãnh, ngoan cường, thậm chí là không thể bị đánh bại. Một đứa trẻ không có sự tự tin, nó thậm chí sẽ không dám đứng lên. Trẻ em có nhận thức bẩm sinh báo hiệu rằng chúng có thể bắt những món đồ chơi vận hành, hoạt động theo ý mình. Song, rất tiếc là sự tự tin bẩm sinh này sẽ bị nén lại khi năm tháng trôi qua. Lớn lên, chúng ta thường xuyên nghe câu: “Không được!”, “Đừng động đến cái đó”, “Con còn bé lắm”, “Đừng có ngốc như thế!”… Trải nghiệm thực tế dạy chúng ta biết có nhiều việc nằm ngoài khả năng của mình. Cho đến khi ta thật sự trưởng thành, vốn liếng tự tin trong mỗi chúng ta có thể cạn kiệt đến mức khó tiếp cận. Chúng ta nên tìm lại đường cho mình bằng cách nào? Có hai cách lấy lại lòng tự tin nội tâm đã mất: khám phá nội tâm và tiếp nhận ảnh hưởng bên ngoài. Để củng cố nhận thức nội tâm, cần phải đi từ những thành công nhỏ để xây dựng lại những gì đã sụp đổ. Lấy ví dụ về việc xây một ngôi nhà. Nếu trước đây, chưa bao giờ làm việc này bạn có thể không thấy tự tin. Bí quyết là nên bắt đầu từ việc nhỏ, như là đặt từng viên gạch xây. Khi làm việc đó một cách thành thạo rồi, trong bạn mới bắt đầu dấy lên lòng tự tin. Những đường gạch thẳng tắp tiếp theo sẽ càng tăng cường lòng tự tin trong bạn, cho bạn bàn đạp để có thể tự khẳng định rằng “Mình có thể làm được việc này”. Không chỉ đơn thuần là xếp những viên gạch chồng lên nhau, bạn sẽ nhận ra mình đang thật sự xây một ngôi nhà. Tăng cường và bồi bổ ý thức thành công trong lòng mỗi cá nhân cũng cần sự hỗ trợ thúc đẩy từ bên ngoài. Archimede đã nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất lên” . Ta củng cố lòng tự tin của bản thân bằng cách nhìn vào thành công ở những người đi trước, mượn sự tự tin từ họ cũng như học hỏi từ hành động và sai lầm của họ. Ta thành công khi thoả mãn mục đích của mình. Thách thức lớn nhất là xác định con đường dành cho mình và tin tưởng bản thân để có thể vững bước trên hành trình đạt được ước nguyện. (còn nữa)
  8. Quy tắc 4 Mục tiêu là bàn đạp trên đường đời Đường tới sự toại nguyện tạc nên bởi giấc mơ, gạch lót là năng khiếu và tài năng cá nhân, được hun đúc bởi quyết tâm. Động lực đẩy ta tiến bước là những mục tiêu đặt ra trên đường. Chúng như những tấm biển báo, đánh dấu nơi ta dừng chân và sẽ bước tiếp trên hành trình hướng tới sự toại nguyện. Tất cả chúng ta đều có tầm nhìn - muốn hoàn thành điều gì, muốn có hay đạt được cái gì, muốn cuộc sống của mình trở nên như thế nào. Để biến tầm nhìn thành hiện thực, trước hết, ta cần cụ thể hoá nó. Có mục tiêu cụ thể rồi, ta sẽ khởi động tiến trình đi tới tâm điểm của tầm nhìn nhằm biến ước mơ thành hiện thực. Khi tôi hỏi mọi người mục tiêu của họ là gì, họ thường bảo đại loại là “được hạnh phúc”, “khoẻ mạnh”, “làm ra triệu bạc” hay “tìm được quan hệ tình cảm tốt đẹp”. Họ nêu ra những chuyện to tát chung chung, bao quát hết mọi điều về thế giới mà họ hình dung cho mình, cách sống, hành động hay hình ảnh tương lai của họ. Và hầu hết đều ngạc nhiên khi tôi bảo, điều họ đang đề cập đến thật ra không phải mục tiêu. Đó chỉ là ao ước, dự định và tầm nhìn mà thôi. Tầm nhìn là cách ta nhìn nhận bản thân một cách khái quát. Nó phác hoạ hình ảnh khao khát của ta, giống như chiếc la bàn chỉ hướng ta muốn đến, là lời phát biểu cao cả, khái quát về ý định bản thân. Nói chung, đặc điểm của tầm nhìn là đọng lại dư âm trầm lặng về “một ngày nào đó”. Trái lại, mục tiêu rất cụ thể. Chúng có thời gian cụ thể, có thể đo lường, đánh giá được. Mục tiêu nói lên kết quả ta có thể tính toán để đạt được. Nó tạo phương tiện biến ước mơ thành kết quả thực tế, giúp ta biết khi nào mình “chiến thắng” và tạo nền tảng xác định nên tập trung nỗ lực vào điểm nào đó. Nó biến “một ngày nào đó” thành “hôm nay” Thiếp lập mục tiêu đem lại hai vốn quý: hiểu được quan hệ nhân quả trong cuộc sống và có bàn đạp để tiến tới trên đường đời. Mục tiêu đặt ta vào vị trí cầm lái; theo đuổi nó là nhìn nhận quan
  9. hệ nhân quả trong hoàn cảnh của mình. Điều này giúp bạn có khả năng lèo lái đời mình chứ không chỉ biết trôi theo dòng đời, phó mặc cho số phận. Thiết lập mục tiêu nghe có vẻ khá dễ, nhưng với đa số chúng ta đều rất khó. Xây dựng mục tiêu có thể gây bất ổn, vì như thế nghĩa là đặt ra khả năng có thể khiến bản thân hoặc người khác thất vọng. Ta vẫn có thể tránh mọi sợ hãi thất bại nếu không đặt ra mục tiêu gì. Nhưng suy cho cùng thành công hay thất bại liệu có ý nghĩa gì nếu ta chưa bao giờ dám nói ra điều mình muốn đạt được. Tầm nhìn, ước mong, dự định, giấc mơ tất cả đều có giá trị. Chúng nhóm lên tia lửa và khuyến khích việc xác định ta muốn tới đâu. Tuy nhiên, để đến đích, cần phải đưa những hình ảnh vĩ đại hơn đời thường ấy hạ xuống mặt đất và thực hiện một số kế hoạch. Thiết lập mục tiêu là bước khởi đầu tạo ra những kế hoạch ấy. Tầm nhìn sống trong tâm trí, mục tiêu ở trong thực tại. Tầm nhìn cho ta hy vọng, mục tiêu cho kết quả. Tầm nhìn hướng đến ngày mai cao cả, mục tiêu đem lại những thành tựu hữu hình của hôm nay. Mặc dù cả hai đều quan trọng, nhưng chính mục tiêu là cái khởi động kế hoạch đi vào vận hành. Bạn đã sẵn sàng biến tầm nhìn thành hiện thực? (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc chơi –Cherie Quy tắc thành công thứ 5 Hành động sinh ra kết quả Mọi thứ xung quanh, trong đời sống cũng như công việc, đều là kết quả của hành động đã thực hiện. Trừ một vài trường hợp đặc biệt, mọi thành tựu, mối quan hệ, tài sản vật chất và những trải nghiệm khiến ta hân hoan…đều là kết quả trực tiếp của những nỗ lực ta bỏ ra để có chúng. Những gì ta bỏ ra tương quan trực tiếp với kết quả nhận được. Ta khiến cho sự việc xảy ra và quyết định mức độ thành công của mình. Không thể nào mang về nhà cúp vàng chiến thắng nếu không bước xuống sàn chơi và gắng hết sức giành lấy nó.
  10. Bỗng nhiên trở nên giàu sang hẳn là giấc mơ của hết thảy mọi người. Một hôm, bạn chuẩn bị đi làm như thường lệ thì chuông cửa đột nhiên reo vang. Bạn vùng mở cửa và thấy thần tài đang đứng trên tam cấp trước nhà, tươi cười trao tay bạn tờ ngân phiếu trị giá một triệu đôla. Vận đỏ ấy có thể đến với bạn? Chắc chắn, nếu bạn là người duy nhất trúng độc đắc trong khoảng một tỷ người mua vé số. Trong trường hợp đó, xin nồng nhiệt chúc mừng bạn! Tuy nhiên, nếu thực tế không phải như vậy, trong khi mục tiêu của bạn là có được ngần ấy tiền gửi ngân hàng, chắc chắn bạn sẽ phải ra ngoài kiếm nó bằng đôi tay, trái tim, tài năng và khối óc của chính mình. Nếu đang thử thời vận may hay đánh cá với vận may, có thể bạn sẽ trúng đậm, nhưng cũng có thể trắng tay. Tuy nhiên, nếu theo đuổi mục tiêu của mình bằng cách nỗ lực làm việc thì ta sẽ gặt hái được nhiều tiến bộ, dù rằng có thể chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn sẽ cho vào ngân hàng vốn liếng hiểu biết của mình những bài học vô giá về bản thân cùng kiến thức mọi mặt về cuộc sống. Số phận có thể sẽ vung chiếc đũa thần màu nhiệm, thỉnh thoảng vẫn xảy ra chuyện đó. Nhưng hãy nhìn xung quanh xem, bao nhiêu người bạn đánh giá là thành công đạt được kết quả chỉ nhờ vào may mắn? Có phải vương quốc Microsoft của Bill Gates xuất hiện một cách ngẫu nhiên? Có phải ca sĩ Bruce Springsteen trở thành một trong những nghệ sĩ giải trí nổi tiếng nhất thế giới chỉ bởi vận may? Barbara Walters trở thành một trong những nhà báo có ảnh hưởng nhất ở Mỹ chỉ nhờ ngôi sao may mắn? Sự may mắn xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc cũng là yếu tố quan trọng trong tất cả những trường hợp này, nhưng còn nhiều điều cần thiết khác, trong đó có sự nỗ lực phi thường. Nỗ lực hành động là gắng hết sức để biến điều gì đó thành hiện thực, là chấp thuận và công nhận ta đã tạo ra hiện thực của mình, rằng điều ta nói, làm và nghĩ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả ta tạo ra. Nỗ lực là toàn tâm toàn ý đầu tư vào điều ta mong muốn nhằm khiến nó xảy ra, nghĩ là sẵn lòng tìm đường đi, sẵn lòng tập trung thời gian và công sức để tạo ra hiện thực như ý muốn. Đối nghịch với nỗ lực là “không làm gì cả”. Dĩ nhiên cũng có lúc ta không làm gì thật, nhưng một khi đã tập trung vào thành quả, sự nỗ lực là rất cần thiết. Muốn thành công, cách đảm bảo nhất là dựa vào nỗ lực bản thân để khiến cho điều đó xảy ra. Thành công không chỉ đến với người theo đuổi nó mà còn với cả những ai xông pha nắm bắt nó, tạo ra cơ hội cho nó xảy ra. Nếu không vung chày nhắm vào quả bóng làm sao bạn có thể mong chờ sẽ ghi bàn chứ? (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc chơi –Cherie Carter –Scott,Ph. Quy tắc thứ 6
  11. Cơ hội sẽ đến Trong đời sẽ có những khoảnh khắc dâng tặng bạn những lựa chọn mới. Chọn gì vào khoảnh khắc ấy là tuỳ bạn. Cơ hội là khoảnh khắc xuất hiện khe mở, đem lại một khả năng mới trước đó chưa được xét đến. Đó là khi khoảnh khắc dâng tặng cho bạn chọn lựa mới, là giao điểm giữa vị thế hiện tại của bạn và con đường mới. Rẽ hướng nào là tuỳ bạn. Trong thời khắc ấy, bạn đối mặt với quyết định. Hoặc là cứ giữ nguyên vị trí trên con đường đang đi và tiếp tục tiến về đích như đã dự kiến, hoặc có thể thay đổi, thử đi đường mới, xem dẫn tới đâu. Ta không biết mỗi tuyến đường sẽ mang lại điều mới lạ gì. Ta chỉ có thể chọn lựa theo cảm quan rằng chặng đường nào tốt hơn. Mỗi ngả rẽ đều có giá trị riêng của nó, dù điều đó thể hiện qua kết quả cuối cùng hay ẩn trong bài học cuộc sống giúp chúng ta trưởng thành. Thử thách đặt ra cho bạn là phải biết cân nhắc mọi lựa chọn, để chọn cho mình một hướng rồi lái cỗ xe của bạn tiến lên. Mỗi lối rẽ hấp dẫn đều là một cơ hội. Những lối rẽ trên đường đời của bạn có thể không nhất thiết là cơ hội đáng nắm lấy, nhưng dầu sao đi nữa cũng cho bạn những lựa chọn. Mấu chốt ở đây là điều gì đó mới mẻ đã xen vào đường đời của ta. Cuộc sống có hai loại cơ hội: cơ hội trực diện và cơ hội tiềm ẩn. Cơ hội trực diện là những chuyện như được thăng chức, được mời làm công việc mới tốt hơn, được chấp nhận lời đề nghị…Đây là những cơ hội rõ ràng ta không thể bỏ lỡ bởi chúng “rõ như ban ngày”. Loại cơ hội thứ hai buộc chúng ta phải nhìn nhận từ bên trong. Đây là cơ hội ta cần đào sâu hơn mới thấy. Ví dụ, khi công ty sát nhập với doanh nghiệp khác và mở ra nhiều vị trí còn trống, hoặc bạn tình cờ biết rằng doanh nghiệp mình quan tâm sắp mở chi nhánh gần nhà; hay có người cho bạn biết một dự án rất hấp dẫn đang mời chào nhà thầu…Đó là những ngọn thác trên sông ta chưa bao giờ đặt chân đến. Những cơ hội này yêu cầu khảo sát và đào sâu hơn một chút. Thế giới không bất biến. Thay đổi luôn diễn ra. Thay đổi có thể diễn ra từ đời tư của mỗi người cho đến toàn xã hội. Mỗi thay đổi đều mang lại ít nhất một cơ hội. Nó thường ẩn mình bên dưới sự kiện, nhưng nếu thật sự quan tâm, bạn có thể khai quật nó lên. Nếu chú ý bằng tai và mắt, ta sẽ thấy nhiều cửa sổ cơ hội mở ra quanh mình. Đôi khi, đó chỉ là một mẩu tin ngẫu nhiên hay một thông điệp tình cờ. Bí quyết để nhận ra cơ hội là mở rộng tầm nhìn của mình, chủ động tìm kiếm cơ hội. Khi chào mời cơ hội bước vào cuộc sống của mình, mọi người sẽ hợp tác và mang lại cho bạn nhiều chọn lựa khác nhau. Nếu không thấy chúng, tức là bạn đã che khuất tầm nhìn ngoại vi của mình, hoặc mải tập trung vào cái phía trước đến nỗi để cơ hội vụt qua.
  12. Cần phải tỉnh táo mới nhìn ra cơ hội. Bạn có thể phớt lờ hay bỏ qua, nhưng dù sao, cơ hội vẫn tồn tại. Chúng có thể không giống như điều ta mong đợi, có thể không phải là cơ hội đúng như bạn hy vọng, nhưng như các phân tử oxy, chúng vẫn hiện hữu. Bạn hãy thử làm bài tập sau: Liệt kê tất cả các cơ hội hiện ra với bạn trong ngày, không để sót điều gì, bao gồm cả cơ hội thử món sushi lần đầu, đi xem phim với chồng, thử học một buổi yoga, mang về nhà một con chó đi lạc, mua cổ phiếu… Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chỉ trong một ngày thôi mà có bao nhiêu cơ hội đến với cuộc sống của mình, nhưng tiếc thay, bạn không hề nhận ra. Những ngày tiếp theo, hãy chủ động nhận biết mọi cơ hội đến với bạn. Trong ngày, mang theo sổ tay và ghi lại chúng. Nên cố gắng nhận ra mọi cơ hội để mở rộng chân trời cho bản thân, học hỏi hay trải nghiệm điều mới mẻ. Nhưng điều đó không có nghĩa là phải tận dụng mọi cơ hội. Hoạt động này chỉ là tiếng gọi đánh thức bản thân, để bạn có thể hoà nhịp theo mọi khả năng xung quanh mình. (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc chơi –Cherie Carter –Scott,Ph.D 10 Quy tắc thành công (phần 5) 10 Quy tắc thành công (phần 4) 10 Quy tắc thành công (phần 3) 10 Quy tắc thành công (phần 2) 10 Quy tắc thành công (phần 1) Quy tắc bảy: Bài học từ thất bại Thành công và thất bại đan xen nhau như quan hệ giữa mặt trăng và thuỷ triều, núi cao và thung lũng, nắng và mưa…Thiên nhiên đem lại cảm giác về sự cân bằng trong thế giới tự nhiên qua những quá trình, sự vật đối nghịch nhau. Tương tự, cuộc sống xã hội cũng cho ta trạng thái thăng bằng qua các trải nghiệm thăng trầm.
  13. Có một câu châm ngôn đại ý rằng, người ta không thể biết vị ngọt của thành công trừ khi đã nếm vị đắng thất bại. Bạn không thể biết sự mãn nguyện đem lại niềm vui đến thế nào nếu chưa đi qua “tâm bão” - những đòn thất bại nặng nề - hay bị đợt sóng thất vọng quật ngã. Hầu như những ai thành công đều từng trải nghiệm thất bại. Đó có thể là khi giấc mơ tan vỡ, khát vọng bị chế giễu, mục tiêu vấp phải rào cản của định kiến khắt khe…Họ đã phải tự gượng dậy sau những cảm giác vỡ mộng, bị cự tuyệt, thất vọng và học cách hồi phục từ thất bại của chính mình. Ai trong chúng ta cũng đều mong muốn một cuộc sống không bị cản trở, không bị hạn chế, ràng buộc…Ai cũng thích được ủng hộ, được thành công. Nhưng, như hầu hết chúng ta đều hiểu rất rõ, cuộc đời không đơn giản như vậy, luôn có nhiều rào cản phải vượt qua, những trở ngại cần xử lý, và thi thoảng, những lần va vấp đòi hỏi phải phục hồi. Rồi sẽ có những lúc trên đường đời của mình, bạn gặp phải rào cản. Khi tìm hướng đi riêng, luôn có khả năng ta bị vấp ngã, trầy trụa, thậm chí có thể bị thương. Rất có thể ta phải trải qua những giây phút nản lòng, buông xuôi, không thể nào đối mặt nghịch cảnh. Trong thời khắc ấy, điều quan trọng là biết khơi dậy quyết tâm của chính mình để tự vực mình đứng lên, phủi đi những hạt cát của sự xấu hổ, tổn thương, tự tôn, dao động…và tiếp tục tiến về phía trước. Dĩ nhiên, ta phải có thời gian xử lý thử thách để kịp lành vết thương và lấy lại tầm nhìn, rút kinh nghiệm từ chuyện đã qua. Nếu muốn thành công trong cuộc sống và lúc nào cũng được toại nguyện, ta phải biết đối mặt với nỗi thất vọng và thất bại mà cuộc đời giáng xuống; từ đó, thấy được giá trị cố hữu ẩn trong chúng. Không ai muốn thất vọng, không ai muốn sai lầm, tuy nhiên, người khôn ngoan không phải là kẻ không bao giờ vấp ngã. Họ là người từng vấp váp nhưng biết tận dụng bước lùi ấy làm cơ hội giúp mình trưởng thành, để lao về phía trước, hướng tới thành công tương lai. Khi gặp chuyện thất vọng, lập tức ta buộc phải lựa chọn một trong hai khả năng sau: Nằm ì trong vùng lầy thất bại, tự lên án bản thân hoặc kiên trì, nỗ lực tìm cách quay lại đường cũ hay vạch ra lộ trình khác để rút kinh nghiệm và trưởng thành từ sự cố đã xảy ra. Nói cách khác, hoặc ta bỏ cuộc hoặc ta tiến lên. Vũng lầy chiến bại Rất có thể ngay lập tức, bạn nghiêng về lựa chọn thứ nhất sau cú vấp ngã. Cũng như trong đau khổ, cảm giác đầu tiên thường là chối bỏ, cự tuyệt. Đau lòng xiết bao khi thấy giấc mơ của mình tan vỡ, bao nỗ lực tan thành mây khói, nên theo lẽ tự nhiên, phản ứng bản năng đầu tiên là ta muốn giấu mình, cố thủ, phủ kín cuộc sống riêng. Vấn đề phát sinh khi ta cứ ở lì trong “vỏ ốc” ấy, từ chối bước ra sau khi cú sốc ban đầu mất đi tác dụng của nó. Chọn sự phục hồi
  14. Lựa chọn thứ hai rõ ràng là tối ưu. Chắc chắn trong cuộc đời, mỗi chúng ta không tránh khỏi những thời điểm buông xuôi. Lựa chọn sự phục hồi sau thất bại là học cách xử lý những cảm xúc đó, không né tránh mọi cảm giác đến với lòng mình, giải quyết chuyện đã xảy ra, nhìn nhận trải nghiệm đúng bản chất của nó rồi chọn hướng tiến lên. Kết quả hồi phục đến khi ta khép lại quá khứ thất bại ấy, không để nó chấm dứt cuộc đời mình. Cứ mãi nghiềm ngẫm thất bại sẽ khiến ta sa vào bãi lầy mà chẳng đi tới đâu. Bộ phim hoạt hình “Đừng nhìn lại” rất hay của đạo diễn Mary Engelbreit có hình ảnh một ngã ba đường với những biển chỉ dẫn khác nhau: một cái ghi “cuộc sống của bạn”, một tấm chỉ tới địa điểm với tên gọi “đừng chọn nữa”. Thay vì tập trung vào thực tại của mình, ta lại cứ chú ý đến điều lẽ ra đã xảy đến. Như thế nghĩa là ta đang phủ nhận thực tiễn hiện tại của mình. Làm sao có thể trông mong tiến lên nếu cứ vướng mắc chuyện quá khứ như vậy? Vấp ngã định hình tính cách. Điều đó phân biệt kẻ may mắn với người thật sự thành công. Không phải người thắng ván đầu trong trận đấu mới thể hiện được sức mạnh, sự chịu đựng, khéo léo và can trường. Đúng hơn, người lật ngược tình thế với tất cả sự nỗ lực mới là người xứng đáng được tôn vinh hơn cả. Họ là người nếm trải hương vị chiến thắng ngọt ngào nhất. Vấn đề chốt lại ở chỗ ta nhìn nhận trải nghiệm của mình thế nào. Với người này, thất bại có thể gợi lên những hình ảnh ngõ cụt hay cảm giác huỷ hoại bản thân. Với người khác, thất bại lại chỉ như một bước lùi, đúng ra chỉ là trở ngại tạm thời mà thôi. Cả hai chọn lựa này đều kèm theo những cảm xúc mạnh mẽ; tuy nhiên, khác biệt thật sự giữa chúng là sức tác động đến cuộc sống tương lai của ta sau này. Thất bại sẽ là dấu chấm hết hay chỉ là rào cản nhỏ trên bước đường đi tới thành công của bạn? Quy tắc tám Quản lý tài nguyên bản thân nhằm tối đa hoá nỗ lực cá nhân Có quan điểm cho rằng cuộc sống là phù du. Con người chỉ tồn tại trong giây lát ngắn ngủi rồi biến mất. Dù không thể quay ngược thời gian nhưng ta vẫn có thể kiểm soát cuộc sống của mình bằng cách quản lý những tài nguyên nằm trong tầm kiểm soát. Tất cả chúng ta đều được ban tặng một lượng tài nguyên nào đó. Thời gian, sức lực, mối quan hệ và tài chính là những nguồn vốn giá trị nhất của con người. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan sẽ tối đa hoá cơ hội thành công của bạn.
  15. Một câu chuyện kể về người đàn ông nghèo khổ nhặt được tờ bạc một đôla. Nhìn nó, ông thầm nhủ: “Mình đang đói khát lạnh lẽo, thôi thì mua một tách cà phê vậy”. Trên đường đến tiệm cà phê, ông lại nghĩ: “Mua cà phê rồi thì số tiền này cũng sẽ biến mất”. Ông bèn nghĩ về tất cả những gì mình có thể làm với tờ một đôla trong tay. Đang cân nhắc, chợt ông nhìn xuống đất thấy mẩu viết chì. Ông nghĩ: “Nếu mua vài cây viết chì rồi đem bán thì mình sẽ có hai đôla chứ không phải một”. Thế là ông vào cửa hàng văn phòng phẩm mua viết chì với số tiền một đôla đó. Rồi ông ra ngoài đường bán lại từng cây trong 25 cây mua được với giá mỗi cây 25 xu. Thế là ông kiếm được những 6 đôla 25 xu. Ông quay lại cửa hàng, dùng hết số tiền này mua viết chì và cũng làm như thế. Bài học mà chúng ta nhận được rất rõ ràng: Ta có thể tiêu xài đến cạn kiệt tài nguyên của mình hoặc vun vén để sử dụng chúng một cách sáng suốt. Càng khôn ngoan biết lựa chọn cách sử dụng tài nguyên của mình, chúng càng phát huy hiệu quả cho ta. Nếu biết cách sắp xếp những nguồn lực trong tay mình, biết cân bằng, tổ chức và vận dụng chúng hợp lý thì cuộc sống sẽ trôi chảy theo chiều hướng mà ta mong muốn. Tính tổ chức thể hiện triết lý sống và là một hệ thống mà theo đó ta điều hành cuộc đời mình. Nó như bản thiết kế giúp chúng ta xây dựng các khía cạnh khác nhau của cuộc sống cá nhân: lối sống, hoạt động, thành tựu, và cuối cùng là suy ngẫm về bản thân. Khi có tính tổ chức ta biết cách khéo léo triển khai các hoạt động, nỗ lực và công sức của mình, ta có thể lùi lại đánh giá các mảng ghép đời mình, xem yếu tố nào cần chăm sóc thêm, làm những điều cần thiết để phối hợp hài hoà giữa ý định và nỗ lực. Mọi thứ sẽ hoạt động rất trôi chảy, vì ta đã chuẩn bị và kiểm soát bánh lái cuộc sống cá nhân. Ta đang lèo lái con thuyền đời mình. Chiều dài cuộc đời chúng ta được đánh dấu từ hơi thở đầu tiên lúc chào đời cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Khi thời gian đã hết, trò chơi của cuộc đời cũng chấm dứt. Cái còn lại cuối cùng là thời gian sống của chúng ta đã trôi qua như thế nào. Nhiều người cho rằng, phần kết cuối cùng của trò chơi cuộc đời sẽ cho ta thấy mình đã sống ra sao. Trong bản kết toán ấy, tài sản, địa vị…không phải là tiêu chí đánh giá cao nhất. Điều quan trọng là cách chúng ta sử dụng thời gian dành cho cuộc sống của mình. Bạn đã bao giờ tự hỏi thời gian của mình đi đâu chưa? Có bao giờ bạn nhìn đồng hồ và ngạc nhiên sao thời gian trôi qua nhanh quá? Bạn đã bao giờ dừng lại, thầm nghĩ: “Mới đó mà đã hết buổi sáng rồi” hay “Mùa đông năm nay trôi nhanh thật!”. Hầu hết mọi người đều trải qua những thoáng tư lự như thế, nhưng không chú trọng lắm, vì cuộc đời, suy cho cùng, là sống chứ không phải theo dõi kim giây thực hiện vòng đi thông lệ của nó quanh các con số.
  16. Trong những giây phút mất dấu thời gian ấy, có phải vì bạn mải lo tận hưởng những thú vui? Hay bận rộn với những việc nằm ngoài dự kiến? Nói cách khác, bạn có hài lòng với cách sử dụng thời gian của mình không, hay kinh hoàng nhận ra mình lại lần nữa lãng phí nó? Thời gian là nhân tố trung lập, không “ưu ái” bất kỳ ai hay chuyện gì, cũng không bận tâm chống lại ta. Nếu phủ nhận giá trị đích thực của nó, có thể ta sẽ thấy thời gian như gánh nặng luôn hạn chế mình. Tuy nhiên, nếu biết phân bổ một cách khôn ngoan, thời gian sẽ trải ra trước mắt chúng ta như bức mành trắng ẩn chứa những khả năng vô hạn mà cuộc sống vẽ nên. Những ai thành công đều đặt ra những quy tắc sử dụng các nguồn tài nguyên của họ và biết thực hiện những chọn lựa có cân nhắc trong mỗi lĩnh vực. Hoặc bạn chủ động quản lý tài nguyên của mình hoặc để chúng quản lý bạn, bạn chọn phương án nào? (còn nữa) Trích Nếu thành công là một cuộc chơi –Cherie Carter –Scott,Ph.D 10 Quy tắc thành công (phần 7) 10 Quy tắc thành công (phần 6) 10 Quy tắc thành công (phần 5) 10 Quy tắc thành công (phần 4) 10 Quy tắc thành công (phần 3) 10 Quy tắc thành công (phần 2) 10 Quy tắc thành công (phần 1) Quy tắc 9 Mọi đỉnh cao thành công đều mang lại những thách thức mới Mỗi thành tựu đều làm thay đổi hiện thực cuộc sống, nhẹ nhàng hoặc kịch tính. Nhiệm vụ của bạn là duy trì sự cân bằng cho mình khi ván cờ đã thay đổi. Khi bạn theo đuổi mục tiêu mình đặt ra, khả năng quản lý khéo léo các tài nguyên bản thân sẽ giúp bạn đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, băng qua vạch về đích không có nghĩa là cuộc chơi mang tên thành công đã kết thúc. Ngược lại, đó thật ra là bắt đầu một tập hợp những thử thách mới với các bài học cuộc sống. Khi đạt được thành công, tức chúng ta đã tạo ra một
  17. hiện thực cuộc sống mới và thay đổi thế cờ. Thử thách đặt ra trước mắt là bạn phải giữ được sự cân bằng cá nhân khi sắp xếp lại những mảnh ghép của cuộc sống để dung nạp hiện thực mới ấy. Bạn có thường rơi vào tâm trạng “Đứng núi này trông núi nọ” hay “Được voi đòi tiên”? Thực tế, dù đứng ở đâu thì bạn cũng phải đối mặt với cuộc sống thực tại của mình mà thôi. Trong hình dung của bạn, có thể “núi nọ” – nơi thuộc về mơ ước, khát khao – ưu việt hơn “núi này”. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy mà đơn giản chỉ là nó có sự khác biệt. Trong giấc mơ xa xôi của bạn, mọi thứ ở “núi nọ” có thể đều lấp lánh ánh vàng. Tuy nhiên, trong thực tế, những điều lý tưởng, hoàn hảo không bao giờ đến mà không kèm theo những thử thách và bài học. Thậm chí, khi bạn đã có được mọi thứ mơ ước rồi, hiện thực vẫn không đột nhiên trở nên tốt đẹp hơn. Thật ngộ nhận khi bạn cho rằng, khi đã đạt được thành công bấy lâu mong mỏi, mọi chuyện sẽ hoàn hảo. Cuộc sống, con người luôn vận động và thay đổi. Khi chúng ta đã thuộc bài học cũ, những tầm cao mới lại hiện ra, và thử thách theo đó nảy sinh. Chúng ta không ngoảnh mặt với quá khứ của mình mà đơn giản là đổi chúng lấy những cái mới, khác biệt mà thôi. Thành công chỉ thay đổi cuộc chơi tạm thời thôi. Những mối ưu tư trước đây - ngờ vực, sợ hãi, bất an – có thể tạm thời biến mất. Nhưng ngay lúc đó, những bận tâm mới sẽ xuất hiện, đặt ra thử thách mà chưa từng hình dung trước đây. Bạn có thể phải xử lý thêm nhiều căng thẳng, quy tắc, kỳ vọng, áp lực mới, vượt ra ngoài bối cảnh mình đã quen thuộc trước đây. Thành công có thể là điều tuyệt vời. Không có gì sánh với cảm giác thực hiện được mục tiêu cá nhân, thấy giấc mơ của mình biến thành hiện thực. Ta có thể giải trải nghiệm niềm vui, sự tự hào mãnh liệt, hoặc đơn giản là cảm giác thoả mãn và toại nguyện sâu sắc vì cuộc sống hài hoà với mục đích của mình. Nhưng một trong những thử thách lớn nhất đối với thành công là duy trì triển vọng thành công. Khi chưa đạt được thành công như mong ước, ta rất quen thuộc với bối cảnh cuộc sống hiện tại. Ta biết rõ tình hình mọi việc. Tất cả có vẻ bình thường khiến ta yên lòng mỗi sáng thức giấc. Khi cuộc sống thay đổi, trước mắt không còn gì quen thuộc nữa: khung cảnh thay đổi, cảm giác xa lạ. Mọi thứ như có vẻ khác. Người ta dễ bị lôi cuốn bởi sự hào hứng và bị quyến rũ do vẻ đẹp rực rỡ, hấp dẫn của chiến thắng. Bản lĩnh con người chỉ gặp thử thách thật sự khi họ đã thực hiện được mục tiêu lâu nay phấn đấu. Bạn biết tận hưởng thành công nhưng không để nó làm tầm nhìn của mình biến dạng. Bạn có thể kiểm soát đỉnh cao thành công mới đạt được nhưng không để nó thổi phồng cái tôi? Bạn vẫn giữ vững giá trị của mình khi vô vàn sự hấp dẫn mời gọi?
  18. Thành công càng lớn, thử thách càng khó khăn. Ở một mức độ nào đó, đa phần bạn sẽ gặp bốn bài học quan trọng: chính trực, kiêu ngạo, tham lam và quyền lưự sau khi đạt đến thành công. Càng đạt được nhiều, càng khó chống lại sự cám dỗ của mặt trái thành công. Thử thách lớn nhất là bạn vẫn giữ được quan điểm của bản thân khi đã lên tới tầm vĩ đại. (còn nữa) Quy tắc 10 Thành công là con đường không có điểm cuối cùng Thành công không có giới hạn. Không cánh cửa thần kỳ nào đề chữ ĐÍCH ĐẾN / THÀNH CÔNG để bạn bước vào và vĩnh viễn thuộc về lãnh địa đó. Thành công là như chiếc cầu thang xoắn ốc vô tận, mỗi bậc là một cao nguyên của mơ ước lòng mình. Cuộc sống mỗi người luôn có những đỉnh cao mới cần vươn tới, viễn cảnh mới phải thám hiểm, và những bài học mới cần ghi nhận. Một khi đã khám phá rồi, khi đã tới được “vùng” lâu nay mình muốn nắm bắt, thì lạ lùng thay, “mảnh đất” kỳ diệu khác lại hiện ra. Thời điểm con sâu bướm cho là tận thế, người hiểu biết gọi đó là sự hoá bướm. _Richard Bach_ Tôi luôn thích leo núi. Chẳng phải tôi đề cao nỗ lực thể chất mà vì tôi yêu thích sự trải nghiệm mỗi lần nỗ lực chống lại sức hút của quả đất để vươn lên tầm cao mới. Tôi thấy quá trình đấu tranh nội tâm về khả năng của mình trong khi đi bộ xuyên rừng và leo hàng ngàn mét lên đỉnh núi phủ tuyết. Khi nỗ lực về thể chất, tôi thấy nội tâm mình lớn lên theo những cách thức mới, đặc biệt khi phải vượt qua những khu vực rất dốc, hầu như thẳng đứng. Mỗi lần xử lý được một trở ngại, trước mắt tôi lại mở ra tầm nhìn mới - những đỉnh núi kỳ vĩ hơn cùng nhiều thách thức khác. Dường như là một chuỗi vô tận những cao nguyên, thung lũng và đỉnh núi. Thành công cũng như vậy. Ngay khi bạn vươn lên mức đầu tiên, bạn thấy thế giới đầy cơ hội và thử thách trước đó đã bị khuất khỏi tầm nhìn. Khi đó, hẳn bạn có cảm hứng vươn lên tầm cao mới trong lĩnh vực mình từng nếm trải thành công, hoặc bạn bắt đầu chú ý tới những giấc mơ chưa thực hiện được. Luôn có cột mốc khác cho ta theo đuổi, và nó làm cuộc sống của ta thêm phong phú, mang lại chiều hướng mãn nguyện sâu sắc hơn nữa. Cuộc đời là một chuỗi những ngọn núi vô tận và khác nhau để bạn vượt qua, với những tầm cao mới phải chinh phục. Khi một chân của bạn đã đặt lên đỉnh này thì ắt chân kia sẽ tiến vào một lĩnh vực mới, ở cấp độ mới, với thử thách mới.
  19. Tuy nhiên, chúng ta cần biết tạm dừng đúng lúc để trân trọng những giá trị và thành tựu mà mình đã đạt được. Đôi khi nên dừng lại và tự hỏi những điều sau: 1. Gần đây, tôi đã đạt được điều gì khiến mình tự hào? 2. Tôi đã học được điều gì trong hành trình vươn tới ước mơ? 3. Tôi đã trưởng thành như thế nào? Câu trả lời cho ta nhận thức sâu sắc về điểm dừng hiện tại trên đường đời của mình. Mỗi khi có cơ hội, hãy dừng lại và tận hưởng những vẻ đẹp, quà tặng và những đột phá mà cuộc đời mang đến cho bạn. Hễ còn sống trên đời, chúng ta còn có những cuộc phiêu lưu mới cần thực hiện, những đỉnh núi mới phải chinh phục, những trải nghiệm mới để học hỏi…Mục tiêu đề ra và thành công đạt được là những phương tiện giúp ta phát triển con người đích thực. Quan trọng là trên chặng đường ấy, ta biết thỉnh thoảng tạm dừng để lưu tâm đến những gì đã đạt được và biết mình là ai trước khi khởi động hành trình tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2