intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 thói quen xấu của bé cần loại bỏ ngay lập tức

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

86
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây, tạp chí Healthy Village của Hoa Kỳ đã mời nhiều chuyên gia về nuôi dạy con cái chia sẻ bí quyết với các bậc cha mẹ giúp loại bỏ những thói quen xấu của trẻ. Cho dù là thói quen xấu hay thói quen tốt thì khi đã hình thành ở thời thơ ấu những thói quen có xu hướng đeo bám suốt cuộc đời trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 thói quen xấu của bé cần loại bỏ ngay lập tức

  1. 10 thói quen xấu của bé cần loại bỏ ngay lập tức
  2. Gần đây, tạp chí Healthy Village của Hoa Kỳ đã mời nhiều chuyên gia về nuôi dạy con cái chia sẻ bí quyết với các bậc cha mẹ giúp loại bỏ những thói quen xấu của trẻ. Cho dù là thói quen xấu hay thói quen tốt thì khi đã hình thành ở thời thơ ấu những thói quen có xu hướng đeo bám suốt cuộc đời trẻ. Vì vậy, cha mẹ đóng vai trò như người thầy đầu tiên của trẻ, cần phải theo sát con trong cuộc sống hàng ngày để dạy dỗ chúng những thói quen tốt, đồng thời phát hiện và loại bỏ những thói quen xấu của chúng một cách kịp thời. 1. Ngậm thức ăn Ngậm thức ăn là một thói quen rất xấu của trẻ cha mẹ cần loại bỏ. Vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này bám vào răng trong một khoảng thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé. Chưa nói việc ngậm thức ăn còn là nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Cách khắc phục: Khen và động viên khi trẻ ăn nhanh, ăn gọn. Nếu trẻ tập trung xem tivi mà quên nhai nuốt, phải tắt tivi để trẻ chú ý vào việc ăn uống hơn. Cũng không nên ép trẻ ăn trong một bữa bởi vì rất nhiều trẻ khi đã hơi lửng dạ thì bắt đầu lười nhai.
  3. Do đó nên chia nhỏ nhiều bữa để bé cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn. Nếu tình trạng ngậm thức ăn kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ dinh dưỡng để được khám và tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp. 2. Ngoáy mũi Ngoáy mũi không chỉ khó coi mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Hành vi này không chỉ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào lỗ mũi mà còn có xu hướng làm lây lan các mầm bệnh cho người khác. Vi trùng trên ngón tay có thể làm nhiễm trùng da bên trong mũi, lây lan bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Một nghiên cứu cho thấy 91% người lớn làm điều này và khiến trẻ bắt chước theo. Cách khắc phục: Hãy khuyến khích trẻ dùng khăn mềm lau mũi, nhớ rửa tay sạch nếu bé ngoáy mũi bằng tay và kiên trì nhắc nhở trẻ, đồng thời dùng phần thưởng khích lệ bé. Ngoài ra, để giải quyết triệt để, cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến mũi trẻ khó chịu: dị ứng, không khí lạnh, hoặc nhiệt độ cao có thể khiến cho lỗ mũi bị khô, tắc. Khi đó, cha mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc vệ sinh mũi với bông ngoáy tai có nhúng nước muối sinh lý để giảm bớt sự khó chịu, giảm hành vi ngoáy mũi ở trẻ.
  4. Ảnh minh họa 3. Cắn móng tay Cắn móng tay khiến cho những vùng da quanh móng bị tổn thương và tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Cắn móng tay quá sâu còn làm cho vùng da tay bị chảy máu, thậm chí nhiễm trùng. Tiến sĩ Edelman nhắc nhở cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con hay cắn móng tay. Đó có thể là áp lực tâm lý hay cũng có thể là tâm trạng chán nản. Cách khắc phục: Nếu trẻ cắn móng tay ngày càng nhiều, cha mẹ mãy tìm hiểu điều gì khiến bé căng thẳng như vậy, và giải quyết “xì trét” đó cho con. Đánh lạc hướng sự chú ý của bé vào việc chơi bóng, nặn đất, đi bộ, nghe nhạc hay vẽ tranh. Việc dùng các chất đắng bôi vào móng tay cũng có thể hiệu quả, nhưng chỉ khi trẻ thực sự muốn bỏ thói quen này. Vẽ móng tay hoặc quấn những băng hình đáng yêu
  5. trên đầu ngón tay cũng khiến cho các bé ngắm nghía các ngón tay nhiều hơn thay vì cắn. Khi móng tay có dấu hiệu nhiễm trùng, cha mẹ cần cho bé đến cơ sở chăm sóc y tế ngay lập tức. 4. Thức khuya, thiếu ngủ Yếu tố khiến trẻ thích phá vỡ quy tắc mỗi lần chuẩn bị đi ngủ có thể là trẻ mải xem một bộ phim hoạt hình hay chương trình yêu thích, cũng có thể do trẻ ngủ trưa quá nhiều hay các thành viên khác trong gia đình nói chuyện ồn ào khiến bé khó ngủ... Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, thức khuya quá nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe của trẻ, trẻ ngủ không đủ và không sâu giấc. Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề về hành vi, sự khó chịu hay thành tích học tập kém. Nghiên cứu tại Mỹ còn cho thấy chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ. Ngủ ít còn làm bé khó phát triển chiều cao. Cách khắc phục: Yêu cầu trẻ đi ngủ sớm, trước khi đi ngủ nên tránh xem những chương trình có tính bạo lực hay hành động mạnh. Cha mẹ nên tạo cho con trẻ một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, học hành phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định.
  6. Khi cho con ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích. Sự vỗ về, ru nựng của bạn sẽ giúp con có cảm giác an toàn và yên tâm đi ngủ. Ngoài ra, không nên nói chuyện rì rầm bên cạnh khi trẻ ngủ. Trẻ sẽ không thể ngủ ngon nếu xung quanh có nhiều tiếng ồn ào. Tốt nhất bạn cũng nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm cùng trẻ. Ảnh minh họa 5. Không ăn sáng Đối với trẻ em, ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất. Angela LeMond, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng và Chế độ (Mỹ) cho biết, trẻ em không ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Nếu được ăn sáng, trí não của trẻ sẽ dễ được kích thích và nhận được thông tin nhanh hơn, tập trung tốt hơn.
  7. Cách khắc phục: Đừng bao giờ bỏ qua bữa sáng của trẻ. Các bữa sáng cũng nên được chuẩn bị cẩn thận, nên giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như trứng, ngũ cốc, lương thực, phô mai ít chất béo hoặc sữa... 6. Không rửa tay Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (Mỹ) thì rửa tay là cách tốt nhất để giảm khả năng bị bệnh, nhưng trong thực tế, nhiều trẻ em không thích rửa tay và nếu có cũng rửa tay rất nhanh chóng, sơ sài nếu không có người lớn giám sát. Các khắc phục: Hãy nói với con một vài thời điểm quan trọng: rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ngoáy mũi. Hướng dẫn chúng cách sử dụng xà phòng, rửa tay và hát một bài hát vui vẻ trong khi thực hiện. Tuy nhiên, cha mẹ không cần phải luôn luôn để mắt đến việc rửa tay của trẻ, tiếp xúc với vi khuẩn thích hợp cũng có thể thúc đẩy tăng cường miễn dịch.
  8. Ảnh minh họa 7. Xem các sản phẩm điện tử Nhiều nghiên cứu cho thấy nhìn lâu vào màn hình điện tử có hại cho trẻ em: phim hoạt hình nhịp độ nhanh ảnh hưởng đến sự chú ý và kỹ năng tổ chức, trong khi đó trò chơi video làm giảm khả năng gắng sức, tăng số đo vòng eo. Cách khắc phục: Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 2 tuổi không nên xem ti vi. Trong phòng của trẻ ở độ tuổi dưới 10 không nên đặt tivi, khi ăn cũng không nên xem tivi, thời gian xem truyền hình không quá 2 giờ mỗi ngày. Tất nhiên, để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự phối hợp của cha mẹ. 8. Không tham gia các hoạt động ngoài trời Theo khảo sát, gần một nửa số trẻ mầm non không được tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời mỗi ngày. Hoạt động ngoài trời có thể thúc đẩy phát triển thể
  9. chất, sức khỏe thị giác và sức khỏe não bộ, đồng thời giúp bổ sung thêm vitamin D để phát triển xương. Cách khắc phục: Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho con hoạt động thể chất ngoài trời ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Bạn có cùng tham gia với trẻ để tăng sự gắn kết, cùng đi xe đạp hay cùng chơi một trò chơi, sau một thời gian thì hoạt động ngoài trời sẽ trở thành một phần cuộc sống của trẻ. 9. Không chú ý đến ánh nắng mặt trời Làn da mỏng manh của trẻ dễ bị tổn thương hơn với tia UV, và tác hại này có thể được tích lũy theo thời gian. Theo thống kê của Mỹ cho Quỹ ung thư da, trẻ em bị cháy nắng có nguy cơ bị các khối u ác tính cao gấp đôi so với so với người lớn bị cháy nắng. Cách khắc phục: Khuyến khích con bạn chơi trong bóng râm và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày. Trẻ sơ sinh nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào thời điểm nắng gắt.
  10. Ảnh minh họa 10. Không đánh răng, dùng chỉ nha khoa Ngay cả đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sâu răng và nhiễm trùng cũng có thể xảy ra. Phát ngôn viên của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ, bác sĩ nhi khoa Jonathan Shen cho biết, nếu đứa trẻ bị sâu răng khi thơ ấu thì khi trưởng thành nguy cơ sâu răng cũng sẽ rất cao. Cách khắc phục: Ngay từ khi trẻ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cẩn thận cho bé mỗi ngày. Sau 2 tuổi, bạn có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau đó. Và cuối cùng xin mách nhỏ cha mẹ: Với những trẻ đủ lớn, cha mẹ hãy nhấn mạnh tác hại của thói xấu cho trẻ nghe, hoặc nhờ bác sĩ phân tích rõ với trẻ về những ảnh hưởng của việc cắn móng tay, ngậm thức ăn... chẳng hạn như nhấn
  11. mạnh rằng hành vi ngoáy mũi là không đẹp chút nào và có thể lan truyền vi trùng, có thể gây ho và cảm lạnh. Nếu con bạn còn nhỏ, chưa đủ để nhận thức để nhìn nhận vấn đề thì bạn nên nhắc nhở nhẹ nhàng sẽ giúp bé hiểu từ từ. Các phương pháp nặng nề, như bôi ớt lên ngón tay trẻ mút sẽ không hiệu quả. Thay vào đó hãy dùng phần thưởng và khích lệ bé. Hơn tất cả, cha mẹ hãy kiên nhẫn để từ từ uốn nắn bé. Đừng vội vàng hay nóng giận sẽ gây ra những tác động xấu không đáng có.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2