53. MẸ ĐÁNH KHÔNG ĐAU MÀ KHÓC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đời nhà Hán có một người nổi tiếng là có hiếu. Đó là Hàn Bá Du.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi còn nhỏ, mỗi khi có lỗi, mẹ vẫn đánh đòn để dạy dỗ. Bá Du<br />
lạy mẹ và xin chừa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một hôm, mẹ đánh, Bá Du khóc thảm thiết. Mẹ hỏi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
– Mọi khi con có lỗi, mẹ đánh, con cam chịu ngay. Tại sao lần<br />
này, con lại khóc dai thế?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bá Du thưa:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
– Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau biết rằng mẹ còn mạnh khỏe.<br />
Hôm nay, mẹ đánh, con không thấy đau chút nào, biết rằng sức mẹ<br />
đã yếu, con lo quá, nên con khóc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bà mẹ cảm động rơi nước mắt!<br />
<br />
<br />
54. NHÌN VẾT THƯƠNG NHỚ MẸ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khấu Chuẩn là người đời nhà Tống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuở nhỏ, ông là một đứa trẻ hư, lười biếng, thích đi chơi lêu<br />
lổng, không chịu học hành. Mẹ ông răn bảo nhiều lần, nhưng tính<br />
nào vẫn giữ tật ấy. Bà mẹ chỉ muốn con chăm chỉ học tập, nhưng con<br />
chẳng nghe lời, nên bà giận lắm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một hôm, Khấu Chuẩn bỏ học đi chơi, mẹ gọi lại không được.<br />
Trong cơn tức giận, bà cầm một quả cân ném theo con, trúng vào<br />
chân, máu me chảy ra. Bà vội vàng buộc cho con và cho con nằm<br />
nghỉ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những ngày chân đau không đi chơi được, Khấu Chuẩn suy nghĩ<br />
về tội của mình và vô cùng hối hận. từ đó ông chuyên cần học tập,<br />
rồi sau đỗ tiến sĩ. Đến đời Chân Tông, ông làm đến chức tể tướng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi được quý hiển thì mẹ chẳng còn. Mỗi khi nhìn đến vết<br />
thương cũ ở chân, ông lại thổn thức nhớ mẹ và cho rằng nếu mẹ<br />
không nghiêm khắc với mình khi còn nhỏ, thì sao được vinh hiển thế<br />
này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
55. CẢM HÓA ĐƯỢC NGƯỜI MẸ KẾ<br />
ÁC NGHIỆT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một người học trò của Khổng Tử là Mẫn Tử Khiên nổi tiếng là<br />
người con có hiếu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tử Khiên mồ côi mẹ từ nhỏ. Bố lấy một người vợ kế. Người này<br />
sinh được hai con, người mẹ kế của Tử Khiên chỉ chăm nom cho hai<br />
đứa con mình, còn Tử Khiên thì bị hắt hủi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một hôm về mùa đông, trời giá rét, các con người vợ kế thì được<br />
áo mền bông, còn Tử Khiên phải mặc một cái áo lót hoa lau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi Tử Khiên đánh xe để chở cha, rét căm căm, run rẩy, co ro.<br />
Ông bố tưởng là lười, cầm roi đánh vào lưng, áo rách, bật hoa lau ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thấy thế, ông bố mới biết rằng con mình bị người vợ kế bạc đãi,<br />
liền quát mắng và đuổi người vợ kế đi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫn Tử Khiên sụp xuống lạy cha và thưa rằng:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
– Dì còn ở lại thì chỉ mình con bị rét. Dì con phải ra đi, ai chăm<br />
nom sức khỏe của cha và hai em con cũng sẽ phải khổ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người bố nghe nói, nguôi cơn giận. Nhưng người mẹ kế hối hận<br />
vô cùng và từ đó yêu thương Mẫn Tử Khiên như con đẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
56. CON KHẢNG KHÁI, MẸ THẢO<br />
HIỀN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trình Y Xuyên, một danh nho đời Tống, có một học trò rất giỏi<br />
tên là Doãn Thuần.<br />
Trong một khoa thi tiến sĩ, thầy khuyên trò ứng thí và tin rằng trò sẽ<br />
đỗ đại khoa.<br />
Doãn Thuần đã dễ dàng vào đến kì thi văn sách. Nhưng khi thấy đầu<br />
đề thi có câu "Chu Nguyên - Hựu chư thần" (nghĩa là: giết các bầy tôi<br />
đời Nguyên Hựu), Doãn Thuần bỏ, không làm bài và đi ra. Đầu đề thi<br />
gợi ý chê bai đời vua trước để đề cao triều đại bấy giờ.<br />
Doãn Thuần ra về, đến gặp thầy. Trình Y Xuyên nói:<br />
- Anh còn có mẹ già kia mà!<br />
Ý muốn nói là: Sao không thi đỗ làm quan để có bổng lộc nuôi mẹ?<br />
Doãn Thuần về thuật chuyện cho mẹ nghe. Bà mẹ khen con không<br />
thi là đúng và nói:<br />
- Mẹ muốn con lấy lẽ phải mà nuôi mẹ, hơn là lấy bổng lộc bất nhân<br />
mà nuôi mẹ.<br />
Trình Y Xuyên nghe nói, khen rằng: "Giỏi thay một người mẹ như<br />
thế!".<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />