intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

100 ngày đầu tiên làm CEO

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

231
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những mầm mống hủy hoại sự nghiệp của một nhà lãnh đạo mới cầm quyền thường xuất hiện trong vòng 100 ngày đầu tiên. Biết được những nguyên nhân chính gây ra thất bại và cố gắng tránh những "cái bẫy" này sẽ khiến cho bạn điều hành tốt hơn. Hãy xem những Tổng giám đốc (CEO) nói gì về những cái bẫy cần phải tránh trong 100 ngày đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 100 ngày đầu tiên làm CEO

  1. 100 ngày đầu tiên làm CEO Những mầm mống hủy hoại sự nghiệp của một nhà lãnh đạo mới cầm quyền thường xuất hiện trong vòng 100 ngày đầu tiên. Biết được những nguyên nhân chính gây ra thất bại và cố gắng tránh những "cái bẫy" này sẽ khiến cho bạn điều hành tốt hơn. Hãy xem những Tổng giám đốc (CEO) nói gì về những cái bẫy cần phải tránh trong 100 ngày đó. 1. Đặt ra những mục tiêu không tưởng "Cái bẫy nguy hiểm nhất dành cho nhà lãnh đạo mới là muốn thực hiện công việc được nhanh hơn và nhiều hơn và điều đó sẽ làm cho bạn rơi vào tình trạng phải thất hứa hay quá mệt mỏi" - Jeff Killeen, CEO của GlobalSpec nói. CEO Alan Lacy của Sears 2. Quyết định vội vàng và mất khả năng phân tích Trong vòng 100 ngày đầu tiên, những CEO mới phải hành động nhưng quan trọng là phải hành động đúng. CEO Alan Lacy của Sears nói: "Nếu bạn có thể giải quyết một vấn đề nhanh chóng và chính xác, hãy làm đi. Nhưng nếu bạn chỉ làm để mà làm hay ra những quyết định thiếu suy nghĩ, bạn sẽ tự làm hại mình". 3. Không biết là mình không biết điều gì Sự nguy hiểm của các nhà thông thái là họ không biết họ không biết điều gì. Pat Lusso là một người rất am hiểu về Lucent Technologies nhưng khi trở thành CEO của công ty này, bà đã tự giả định rằng mình không biết gì cả. "Tôi đã nghĩ rằng trước khi tôi biết được điều gì đã thay đổi nhiều nhất và điều gì đã thay đổi ít nhất trong công ty, điều cần phải làm là giữ im lặng một cách có chủ ý". 4. Sống trong quá khứ Những thành tích trong quá khứ đã đưa bạn đến với chiếc ghế CEO, nhưng đừng cho rằng những gì đã đúng với bạn trong quá khứ sẽ đúng với bạn khi bạn ở một cương vị mới, và có thể,
  2. một tổ chức mới. Bạn cần thời gian để tự đánh giá những phẩm chất và nguồn lực bạn cần để thi hành chính sách của mình. Tương tự như vậy, đừng sử dụng những gì không cần thiết của người tiền nhiệm. 5. Những chiếc tháp ngà "Bạn bị tách biệt với mọi thứ khi làm CEO. Bạn được bao quanh bởi những người muốn làm cho bạn vui vẻ. Và bạn sẽ không thường xuyên biết được khó khăn thực sự đang là gì. Nếu bạn không chống lại sự cách ly đó, bạn sẽ bị cách ly thật sự" CEO Kevin Sharer của Amgen nói. 6. Dập tắt những bất đồng Một trong những "cái bẫy" mà các CEO mới hay mắc phải là dập tắt những bất đồng và tạo ra một môi trường nghiêm nghị. Trong "không khí" như vậy những nhân viên thường thường lại "sống sót" còn những nhân vật tài năng của công ty lại ra đi. Cái giá của việc dập tắt những bất đồng đôi khi lại là những nhân viên tài năng nhất của bạn. 7. Hội chứng vị cứu tinh Đây là một cái bẫy rất nguy hiểm. Bạn nghĩ rằng chỉ có mình bạn có thể giải quyết được mọi chuyện. Và như Jim Kilts, CEO của Gillette, đã chỉ ra: "Bạn có thể lãnh đạo, nhưng cuối cùng chính những nhân viên trong công ty mới là những người thực hiện". 8. Không hiểu về quyền lực thực sự Đừng lờ đi những luật bất thành văn về những người thật sự nắm quyền lực trong công ty. Đôi khi ban giám đốc có thể trao quyền cho bạn, nhưng nếu như quyền lực thực sự không nằm trong tay bạn, đừng cố gắng làm quá nhiều trong thời gian đầu. Nắm quyền lực là điều quan trọng phải làm trong những ngày đầu làm CEO, nhưng điều quan trọng không kém là phải hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. 9. Ưu tiên nhầm Lựa chọn nhầm những ưu tiên và tập trung vào những điều to tát Jim Kilts, CEO của Gillette trong khi bỏ qua những điều nhỏ nhặt là một lỗi thường gặp, như Lawrence Summers, chủ tịch của đại học Havard, nói: "Lúc đầu mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng quan trọng hơn là phải xuất hiện và điều hành trong khi lại không mấy quan tâm tới việc kinh doanh. Thành thật mà nói, tôi sẽ làm việc hiệu quả hơn khi ngồi tại bàn làm việc của mình và trả lời thư điện tử". 10. Không tôn trọng người tiền nhiệm "Có rất nhiều sai lầm mà các CEO mới hay mắc phải, nhưng một trong những lỗi thường gặp nhất là đổ lỗi cho người tiền nhiệm cho tất cả mọi chuyện. Mọi người thường quên rằng tất cả nhân viên đều đã từng làm việc cho CEO cũ và có thể vẫn còn có người trung thành với ông ta/bà ta" - Leo Platt, cựu CEO của Hewlett-Packard cảnh báo. Hoàng Anh Theo 8pointplan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2