intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

14 cách triệt tiêu sáng tạo

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

166
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự sáng tạo hay đổi mới là những đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa với những cạnh tranh khốc liệt. Làm sao để có những sáng kiến mới, bởi những đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn luôn là câu hỏi sống còn đối với giới doanh nghiệp. Bằng cách tiếp cận mới, thay vì đặt ra câu hỏi “làm thế nào để tạo ra đổi mới?”, Youngme Moon – Giáo sư quản trị kinh doanh, Trường kinh doanh Harvard chia sẻ một cách tiếp cận mới về đổi mới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 14 cách triệt tiêu sáng tạo

  1. 14 cách triệt tiêu sáng tạo Sự sáng tạo hay đổi mới là những đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa với những cạnh tranh khốc liệt. Làm sao để có những sáng kiến mới, bởi những đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn luôn là câu hỏi sống còn đối với giới doanh nghiệp. Bằng cách tiếp cận mới, thay vì đặt ra câu hỏi “làm thế nào để tạo ra đổi mới?”, Youngme Moon – Giáo sư quản trị kinh doanh, Trường kinh doanh Harvard chia sẻ một cách tiếp cận mới về đổi mới sáng tạo bằng việc đưa ra danh sách 14 cách để triệt tiêu sáng tạo. • Cách 1: Lựa chọn giải pháp an toàn. Bạn sợ phải là người chịu trách nhiệm và lựa chọn giải pháp an toàn là để người khác làm. Bạn lo lắng việc mọi người sẽ nghĩ gì nếu họ cho rằng những đổi mới đó không có giá trị. • Cách 2: Biết rõ những giới hạn của bạn, và tự xếp xó bản thân mình. Khi phải đối mặt với những câu hỏi, bạn thường trả lời là “Đừng hỏi tôi”, “Tôi không phải là một người sáng tạo” hay “Tôi không có đổi mới gì mới đâu” hay “Làm sao mà tôi biết được”. • Cách 3: Luôn luôn tự nhủ rằng, đó đơn giản chỉ là công việc thôi. Bạn cho rằng, bạn được trả lương không phải là để tạo ra những ý tưởng mới. Chả có gì cho bạn làm trong việc đổi mới này, đó không là việc của bạn. Bạn chỉ chăm chú hoàn thành công việc của mình, tốt nhất là không phát biểu gì hết. • Cách 4: Bạn luôn thể hiện rằng bạn là người thông minh nhất trong tổ chức. Bạn luôn luôn chỉ ra những điểm yếu trong mỗi ý tưởng sáng tạo.
  2. Bằng ý chí chủ quan và sự tự tin của mình, bạn đưa ra những kết luận không có tính khuyến khích về mỗi ý tưởng sáng tạo. Sự hoài nghi khiến cho ý tưởng không có một cơ hội được thử thách. • Cách 5: Bạn là một người quá đòi hỏi. Với mỗi ý tưởng chúng đơn giản chỉ là một ý tưởng cần phải có thời gian để đầu tư thêm, nếu mà bạn đòi hỏi phải có số liệu để chứng minh tính khả quan của đề án thì điều đó sẽ cản trở việc thực hiện ý tưởng. Mọi sự đổi mới phải chấp nhận rủi ro. • Cách 6: Tôn trọng lịch sử và lựa chọn đi theo lối mòn mỗi khi có sự hồ nghi. Bạn luôn tự hỏi, tại sao đổi mới này tốt mà chưa có ai áp dụng? Hay nghi ngờ việc thị trường sẽ chấp nhận những đổi mới ngay khi nó chưa được triển khai. Lựa chọn giải pháp an toàn, đi theo những gì đã có khuôn mẫu là cách triệt tiêu sáng tạo rất phổ biến.
  3. • Cách 7: Sự đổi mới sáng tạo đôi khi đòi hỏi một chút “điên rồ” của ý tưởng, tuy nhiên nếu bạn tìm cách chặn đứng sự ”điên rồ” ấy bằng những kiến thức kinh doanh ngay trước khi nó bắt đầu, sự đổi mới sẽ bị triệt tiêu. Một loại những câu hỏi khó kiểu như “Làm thế nào để giải quyết vấn đề nhân sự, vấn đề thiết kế” hay “mô hình đã được kiểm nghiệm chưa?”. • Cách 8: Sử dụng kinh nghiệm như một thứ ”vũ khí”. Trước mọi đề xuất đổi mới, bạn luôn mang kinh nghiệm của mình để kết luận vội vàng về tính khả thi. Bạn cho rằng “ý tưởng này đã được áp dụng trước rồi, nhưng đều không thành công”. Đôi khi sự thành công của đổi mới sáng tạo phù thuộc vào thời điểm đưa ra đổi mới, có thể chưa thành công trong quá khứ nhưng có thể thành công ở hiện tại. Dùng kinh nghiệm “lão làng” của mình để cản trở mọi đề xuất sáng tạo non nớt. • Cách 9: Không chịu tìm hiểu và mở mang kiến thức là một cách để tự hài lòng với những gì hiện có và từ chối những đề xuất đổi mới. • Cách 10: Tự giả định là không có vấn đề gì. Khi công việc kinh doanh gặp khó khăn, bạn tìm cách đổ lỗi cho những lý do khách quan như “kinh tế đang gặp khó khăn” hay “quý sau chúng ta sẽ khá hơn”. Bằng cách này, bạn không cho rằng, đổi mới là cần thiết và có tính sống còn. • Cách 11: Đánh giá thấp khách hàng của bạn. Bạn cho rằng, khách hàng không có đòi hỏi doanh nghiệp của bạn phải đổi mới. Bạn tự tin rằng khách hàng sẽ không rời bỏ doanh nghiệp của bạn, vì họ đã quen thuộc với doanh nghiệp của bạn từ lâu rồi. Từ những giả thuyết này, bạn không thấy cần thiết phải đổi mới. • Cách 12: Bạn luôn đóng vai trò là người đưa ra những góp ý này nọ mỗi khi có những đề xuất đổi mới sáng tạo. Bạn không khuyến khích mọi người
  4. sáng tạo, khuyên họ tập trung vào công việc của họ, và bằng cách này dần dần nhân viên sẽ không còn động lực để sáng tạo. • Cách 13: Luôn luôn hồ nghi về những người được coi là “sáng tạo” trong tổ chức của bạn. Họ có thể là nhà thơ, nhà thiết kế, nhà nhân chủng học, những người “lập dị”. Bạn nghi ngờ khả năng đưa ra những đổi mới sáng tạo vì bạn cho rằng mấy người này không biết gì về công việc kinh doanh. • Cách 14: Khi mọi việc bị thất bại, bạn tỏ ra là một người chín chắn. Bạn muốn mọi người tin rằng mình đã đúng và họ đã sai lầm. Đôi khi sự đổi mới, những ý tưởng sáng tạo, cần phải có cơ hội và chấp nhận rủi ro. Cố làm mọi người cảm thấy xấu hổ khi ý tưởng của họ thất bại, sẽ triệt tiêu động lực sáng tạo của họ. - Bài viết của Youngme Moon trên Harvard Business Publishing -
  5. Đồng bộ hóa hệ thống chấm công Có 4 lý do sau đây để bạn nên đồng bộ hóa hệ thống chấm công tại nhiều chi nhánh của mình 1. Để đảm bảo Hệ thống phần mềm quản lý chung được hoạt động tốt Một khi bạn có nhiều chi nhánh, số lượng thông tin tăng lên, bạn cần một hệ thống phần mềm quản lý để giúp bạn điều hành được tốt. Hãy tạm gọi đó là ERP-
  6. Enterprise Resources Planning. Module Chấm công là một bánh răng nhỏ trong cỗ máy phần mềm quản lý ERP của bạn. Tuy nhiên, cỗ máy sẽ không thể vận hành trơn tru nếu một bánh răng gặp trục trặc. Hãy nghĩ đến trường hợp sau: các chi nhánh chậm nộp báo cáo chấm công, báo cáo lương bị trì hoãn, báo cáo tài chính cũng bị trì hoãn vì thiếu thông tin lương. Nhân viên không hài lòng vì nhận lương trễ, trong khi giám đốc cũng không vui vì chưa có được thông tin hoạt động của doanh nghiệp mình. Khi hệ thống chấm công của các chi nhánh của bạn không đồng bộ, khả năng gặp trục trặc lại càng cao hơn. Hãy thử tưởng tượng: ở mỗi khu vực trong cỗ máy (mỗi chi nhánh), “bánh răng” chấm công có chất liệu khác nhau, kích thước khác nhau, cách lắp đặt khác nhau .. Nếu một bánh răng ở khu vực này bị hư, nếu không tìm đúng loại bánh răng đó, cỗ máy của bạn sẽ tạm thời ngừng hoạt động. Sẽ là tốt hơn nhiều nếu tất cả các khu vực sử dụng chung một loại bánh răng mà bạn đang có. Đó là nguyên nhân vì sao sự đồng bộ luôn giúp hệ thống hoạt động trơn tru.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1