intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

14 Đề kiểm tra HK1 môn Hóa 12

Chia sẻ: Pham Ngoc Linhdan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

125
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh có thêm tư liệu ôn tập kiến thức trước kì kiểm tra học kỳ sắp diễn ra. Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 14 đề kiểm tra học kỳ 1 môn Hóa 12 để đạt được kết quả cao trong kì kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 14 Đề kiểm tra HK1 môn Hóa 12

  1. Trường THPT Phan Châu Trinh Tổ Hóa Học ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA HỌC KÌ I-LỚP 12 Câu 1: Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa: Glucozơ  etanol axit axetic anhiđrit axetic  xenlulozơ triaxetat Câu 2: Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất lỏng sau: etyl axetat, axit axetic, hồ tinh bột, ancol etylic. Câu 3: Dựa vào cấu tạo hãy giải thích tại sao mantozơ cho phản ứng tráng bạc? Câu 4: Polime là gì? Cho 3 ví dụ về sự tạo thành polime từ các phản ứng: trùng hợp, đồng trùng hợp, trùng ngưng. Câu 5: Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho metylamin phản ứng với: H2O, H2SO4, CH3I, HNO2, dung dịch CuSO4. Câu 6: Sắp xếp (không cần giải thích) theo chiều tăng dần: a/ Bán kính nguyên tử của: Na; Mg; K; Ba. b/ Tính dẫn điện và dẫn nhiệt của : Ag; Cu ; Al ; Fe. c/ Nhiệt độ nóng chảy của: Hg; Cr; W. d/ Tính cứng của Na; Mg; Cr ; Cu. Câu 7: Cho các thế điện cực chuẩn sau: 0 0 0 E Pb 2  / Pb = -0,13V ; E Fe2  / Fe = (-0,44V) ; E Ag  / Ag = +0,80V . a/ Tính suất điện động của các cặp pin được hình thành từ các cặp oxi hóa – khử trên. b/ Cho bột Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp Pb(NO3)2 và AgNO3. Phản ứng oxi hóa – khử đầu tiên xảy ra là phản ứng nào? Câu 8: Cho 100ml dung dịch -aminoaxit X 0,2M (dạng H2NRCOOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo 2,22 gam muối Y. Xác định CTCT và gọi tên của X theo 2 cách. Câu 9: Điện phân dung dịch muối sunfat kim loại bằng điện cực trơ với cường độ dòng 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam ? Câu10: Cho 8,8g một este đơn chức, no, mạch hở X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M tạo một muối và ancol Y. a) Xác định CTPT của X và viết các CTCT phù hợp của X. c) Xác định CTCT đúng của X biết rằng khi bị oxi hoá nhẹ Y tạo hợp chất không tham gia phản ứng tráng bạc.
  2. Trường THPT Gio Linh KIỂM TRA HỌC KÌ - I NĂM HỌC 2009 - 2010 MÔN: HOÁ HỌC - 12 CB Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 0110 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Cho 0,02 mol CH3COOC6 H5 tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 0,1M cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 4,36 gam B. 3,96 gam C. 2,04 gam D. 1,64 gam Câu 2: Cho các chất: glucozơ, lipit, saccarozơ, mantozơ, este, tinh bột, protein, peptit. Số chất tham gia phản ứng thuỷ phân: A. 7 B. 6 C. 8 D. 5 Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Khi thuỷ phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm có các đipeptit ala - gly; gly - ala và tripeptit gly - gly - val. Trình tự các  - amino axit trong A là: A. một chất khác B. Ala -gly -gly - Val - gly C. Gly - ala - gly - gly - val D. Val - gly - ala - gly - gly Câu 4: Một este đơn chức X có thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 48,65%; 8,11% và 43,24%. Công thức phân tử của X là: A. C4H8O2 B. C3H6O C. C3H6O2 D. C6H12O4 Câu 5: Để nhận biệt các chất saccarozơ ; ancol etylic; glucozơ đựng trong các lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là: A. CH3OH/HCl B. Na C. dung dịch AgNO3/NH3 D. Cu(OH)2/OH- Câu 6: Polime X chứa C, H, Cl có hệ số trùng hợp là 560 và khối lượng phân tử là 35000. Công thức một mắt xích của X là: A. – CH2 – CHCl – B. – CH = CCl – C. – CH2 – D. – CHCl – CHCl – Câu 7: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm - OH liền kề người ta sử dụng phản ứng: A. tác dụng với Cu(OH)2, trong NaOH, đun nóng B. tác dụng với Na C. tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường D. tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 Câu 8: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N A. 6 amin B. 5 amin C. 3 amin D. 4 amin Câu 9: Chất lỏng hoàn tan được xelulozơ là: A. benzen B. etanol C. nước Svâyde D. ete Câu 10: Chất béo là: A. Xà phòng B. Trieste của etylen glicol với axit béo C. Trieste của glixerol với axit axetic D. Trieste của glixerol với axit béo Câu 11: Để trung hoà hoàn toàn 200ml dung dịch amino axit X 0,5 M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là: A. H2N - CH2 - CH2 - COOH B. H2N - CH (COOH)2 C. (H2N)2 - CH - COOH D. H2N - CH2 - CH(COOH)2 Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức mạch hở phân tử hơn kém nhau 14 đvC thu được 2,24 lit CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Hai amin đó là: A. C3H7NH2 và C4 H9NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2 C. CH3NH2 và C2H5NH2 D. CHNH2 và C2 H2NH2 Câu 13: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: CH3COOH (1); CH3CH2OH (2); HCOOCH3 (3) A. (1) < (2) < (3) B. (3) < (1) < (2) C. (2) < (1) < (3) D. (3) < (2) < (1) Giáo viên: Nguyễn Xuân Vũ - Trường THPT Gio Linh - Quảng Trị Trang 1/2 - Mã đề thi 0110
  3. Câu 14: Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ Clorin chứa 66,18 % clo về khối lượng. Hỏi trung bình bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 15: Để trung hoà 14 gam chất béo cần dùng 15,0 ml dung dịch KOH 0,1M. chỉ số axit của loại chất béo trên là: A. 7 B. 6 C. 16,8 D. 84 Câu 16: khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ số mol là 1:1. Polime đó thuộc loại nào? A. Poli etilen B. Protein C. Poli (vinyl clorua) D. Tinh bột Câu 17: Khối lượng phân tử trung bình của xelulozơ là 1750000 đvC. Số gốc glucozơ gần đúng trong xelulozơ là: A. 11282 B. 10876 C. 10802 D. 10982 Câu 18: Đun nóng 200 gam glucozơ 13,5% với dung dịch AgNO3/NH3 dư. Hiệu suất của phản ứng là 80%. Khối lượng Ag thu được là: A. 25,92 gam B. 32,4 gam C. 23,28 gam D. 24,3 gam Câu 19: Các  - amino axit được gọi là A. các axit B. các amin C. các amin axit D. các amino axit thiên nhiên Câu 20: Cho 25 ml dung dịch glucozơ a M tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư sau phản ứng thu được 2,16 gam Ag. Giá trị của a là: A. 0,2M B. 0,1M C. 0,3M D. 0,4M Câu 21: Cho 2 công thức phân tử C4 H10O và C4H11N. Số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2 tương ứng là A. 4:8 B. 1:3 C. 4:1 D. 1:1 Câu 22: Nilon – 6,6 thu được khi trùng ngưng các monome: A. hexa metylen điamin và axit ađipic B. hexa metylen điamin và axit axetic C. phenyl amin và axit caproic D. các monome khác Câu 23: Hợp chất nào sau đây không tham gia phản ứng màu biure? A. Gly - ala - val B. protein C. peptit D. Val - gly Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X thu được 6,72 lit CO2 ở đktc và 6,3 gam H2O. Mặt khác cho a mol X phản ứng vừa đủ với a mol NaOH và a mol HCl. Xác định công thức cấu tạo của X (biết X thuộc loại amino axit thiên nhiên) A. H2N – CH2 – CH2 – COOH B. CH3 – CH(NH2) – COOH C. H2N – CH3 – COOH D. CH3 – CH2 – CH(NH2) – COOH Câu 25: X có công thức phân tửC2 H4O2. Xác định công thức cấu tạo của X biết X tác dụng được với dung dịch NaOH, với Na và tác dụng được ancol etylic. Vậy X là: A. CH3COOH B. HCOOCH3 C. không có D. HO - CH2 - CHO --(cho biết: Ag = 108; C = 12; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; Br = 80; N = 14; Na = 23; Cu = 64; Ca = 40)-- ----------- HẾT ---------- Giáo viên: Nguyễn Xuân Vũ - Trường THPT Gio Linh - Quảng Trị Trang 2/2 - Mã đề thi 0110
  4. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HÓA LỚP 12 – NÂNG CAO Họ và tên thí sinh:..................................................................lớp 12A........ I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đá Câu 1: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Những chất đều tham gia phản ứng tráng gương và khử được Cu(OH)2 thành Cu2O là A. saccarozơ,mantozơ. B. glucozơ, xenlulozơ. C. glucozơ, saccarozơ. D. mantozơ, glucozơ. Câu 2: Dãy các ion kim loại đều có thể bị Zn khử thành kim loại là : A. Cu2+, Ag+, Na+ B. Sn2+, Pb2+, Cu2+ C. Pb2+, Ag+, Al3+ D. Cu2+, Mg2+, Pb2+ Câu 3: Cho dãy các chất: phenol, glyxin, etylamin, anilin, axit propionic. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 4: Cho các câu sau:(1) Chất béo thuộc loại chất este; (2) Tơ nitron, tơ capron, tơ enang đều điều chế bằng phản ứng trùng ngưng; (3)Vinyl axetat không điều chế được trực tiếp từ axit và ancol tương ứng; (4) Phenyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH dư bazơ thu được muối và ancol tương ứng. Phát biểu đúng: A. 1, 3, 4. B. 1, 3, C. 1, 4. D. 2, 3, 4. Câu 5: Este X có công thức đơn giản nhất là C2 H4O. Đun 4,4 gam X với 200 g dung dịch NaOH 3 % đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 g chất rắn khan. Công thức của X là A. HCOOC3H7 B. CH3COOCH3 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 Câu 6: Cho 1,12 gam sắt và 0,65 gam bột kẽm tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là A. 0,12M B. 0,15M C. 0,1M D. 0,05M Câu 7: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M, để ngoài không khí ẩm. Vậy M có thể là A. Mg B. Cu C. Al D. Zn Câu 8: X là este đơn chức của một amino axit Y ( chứa một nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được 17,6 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là: A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 1,0 gam hợp kim của đồng và bạc bằng dung dịch HNO3. Cho thêm vào dung dịch sau khi hòa tan dung dịch HCl dư thu được 0,4825g kết tủa. Hàm lượng bạc trong hợp kim là A. 28,72% B. 36,31% C. 42,25% D. 24,34% Câu 10: Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. B. H2N-(CH2)5-COOH. C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. Câu 11: Cho những chất sau: (I) anilin, (II) amoniac, (III) etylamin, (IV) metylamin. Tính bazơ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: A. (I), (II), (III), (IV). B. (II), (III), (IV), (I) C. (III), (IV), (II), (I). D. (I), (III), (IV), (II) . Câu 12: Đun hỗn hợp gồm 15 gam CH3COOH và 11,5 gam C2H5OH (xúc tác là H2SO4 đặc). Sau phản ứng thu được 11,44 gam este. Hiệu suất phản ứng là A. 50,0 % B. 52,0 % C. 65,0 % D. 66,6 % II. Tự luận Câu 1: Từ xenlulozơ và các hóa chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình điều chế cao su Buna ( ghi rõ điều kiện nếu có) Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 8,6 gam một este đơn chức mạch hở bằng dung dịch NaOH thu được 8,2 gam muối. Xác định công thức của este và gọi tên? Câu 3: Điện phân 500 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M với điện cực trơ đến khi ở catot có 6,4 gam kim loại bám vào thì ngừng. Lập sơ đồ điện phân, tính thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) và khối lượng Fe có thể tan tối đa trong dung dịch sau điện phân, biết sản phẩm khử HNO3 là NO duy nhất. Câu 4: Từ hỗn hợp bột rắn chứa FeS2, NaCl viết các phương trình điều chế các kim loại tương ứng Cho Cu=64, Ag=108, Fe=56, Al=27, C=12, H=1, O=16, Cl=35,5, Zn=65, Na=23
  5. Sở GD & ĐT Trà Vinh ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012 TRƯỜNG THPT TÂN AN Môn: HÓA HỌC. Khối 12 THPT. Thời gian làm bài: 60 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC Mã đề H121 Họ và tên:....................................................................Lớp 12..... Gồm 2 trang PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Phần dành chung cho tất cả các thí sinh. Câu 1: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là A. C2H3COOC2H 5. B. CH3COOCH 3 . C. CH 3COOC2H5. D. C2H 5COOCH3. Câu 2: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g. Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH 2COOH, vừa tác dụng được với CH 3NH2? A. HCl. B. NaCl. C. CH 3OH. D. NaOH. Câu 4: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức. Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 6: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. CH 3NH 2, NH 3, C6H 5NH 2. B. CH3NH 2, C6H5NH2, NH 3. C. C6H 5NH 2, NH 3, CH 3NH 2. D. NH3, CH3NH 2, C6H 5NH 2. Câu 7: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH 2-COOH) phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 9,9 gam. B. 9,8 gam. C. 7,9 gam. D. 9,7 gam. Câu 8: Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O 2 là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat. Câu 10: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 3,28 gam. B. 8,56 gam. C. 8,2 gam. D. 10,4 gam. Câu 11: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là A. Cu(OH)2 B. dung dịch brom. C. [Ag(NH3)2] NO3 D. Na Câu 12: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Trang 1/2. Mã đề H121
  6. Câu 13: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là A. α-aminoaxit. B. β-aminoaxit. C. axit cacboxylic. D. este. Câu 14: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam. Câu 15: Cho các polime sau: (-CH 2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH 2 -CO-)n Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là A. CH 2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH 2, NH 2- CH 2- COOH. C. CH 2=CH 2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. D. CH 2=CH 2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH. Câu 16: Cho dãy các chất: C6H 5NH 2 (anilin), H2NCH2COOH, CH 3CH 2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H 5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm): Thí sinh học ban nào bắt buộc làm ban đó. Phần dành cho thí sinh học chương trình chuẩn (Từ câu 17 đến câu 20): Câu 17 (2 điểm): Cho Na , dd Br2 , NaOH , dd HCl lần lượt vào dung dịch các chất sau: C6H5NH2 , CH3COOC2H5 , H 2N – CH2 - COOH và CH3COOH. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có? Câu 18 (1 điểm): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất sau đựng trong các lọ bị mất nhản: glucozo, anilin , êtyl amin và hồ tinh bột . Câu 19 (1 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau kèm theo điều kiện nếu có . (1) (2) (3) (4) (C6H 10O5)n  C6H 12O6  C2H 5OH  CH2=CH-CH=CH 2  Cao su     buna – S Câu 20 (2 điểm): Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men đạt 90% Phần dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (Từ câu 21 đến câu 24): Câu 21 (2 điểm): Cho các kim loại: Ni, Zn, Cu lần lượt vào dung dịch các chất sau: HCl, AgNO3, HNO 3 đặc. Viết phương trình hóa học xảy ra nếu có? Câu 22 (1,5 điểm): Từ các chất sau: MgCO 3, CuS, dd NaCl. Hãy lựa chọn phương pháp thích hợp nhất để điều chế các kim loại tương ứng: Mg, Cu và Na (các chất trung gian tùy ý chọn). Câu 23 (1 điểm ): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau kèm theo điều kiện (nếu có). (1) (2) (3) Vỏ bào (mùn cưa)  Glucozo  Ancol êtylic  buta -1 ,3 – đien    (4)  Cao su buna – S .  Câu 24 (1,5 điểm): Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic . Toàn bộ khí thoát ra cho vào dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được 50 gam kết tủa .Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 75%. Tính giá trị m ? -------------------------------------- Trang 2/2. Mã đề H121
  7. ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHỐI 12 HỆ PHỔ THÔNG . A- PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) ( Phần dành chung cho tất cả các thí sinh ) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A C D A B D C D A C A B C A D B C B- PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) thí sinh học ban nào bắt buộc làm ban đó B I - PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BAN CB , C : ( CT Chuẩn ) Câu1 : ( 2 điểm )  Với Kim loại Na : NH2 – CH2 COOH + Na  NH2 – CH2 COONa  + H2O ( 0,25 đ ) CH3COOH + Na  CH 3COONa  + 1 2 H2 ( 0,25 đ )  Với Dung dịch Brom : C6H5NH 2 + 3 Br2  C6H2Br3NH 2  + 3 HBr ( 0,25 đ )  Với NaOH CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa  + C2H5OH ( 0,25 đ ) NH2 – CH2 COOH + NaOH  NH2 – CH 2 COONa + H2O  ( 0,25 đ ) CH3COOH + NaOH  CH 3COONa  + H2O ( 0,25 đ )  Với HCl C6H5NH2 + HCl  C6H 5NH 3Cl  ( 0,25 đ ) NH 2 – CH2 COOH + HCl  NH 3Cl – CH2 - COOH  ( 0,25 đ ) Câu 2 : ( 1 điểm ) - Dùng quỳ tím hóa xanh là êtyl amin - Dùng iot màu xanh tím là hồ tinh bột - Dùng dd Br2 tạo kết tủa trắng làm mất màu dd Brom là anilin C6H5NH 2 + 3 Br2  C6H2Br3NH 2  + 3 HBr - Nếu mất màu dd Br2 không tạo kết tủa trắng là Glucozo Nhận biết đúng mỗi chất và viết phương trình hóa học nếu có được 0,25 điểm Câu 3 : (1 điểm ) H t 0 1, ( C6H10O 5)n + n H 2o  n C6H12O6  lênmenruou 2, C6H12O6  2 C2H5OH + 2 CO 2  H 2 SOd t0 3, 2 C2H 5OH  CH2 = CH – CH = CH 2 + 2 H2O + H 2  t 0, P , xt 4, CH 2 = CH – CH = CH2 + C6H5 – CH = CH 2  ( - CH2 – CH = CH –  CH2 – CH – CH2 - )n C 6H 5 Câu 4 : (2 điểm ) 20 Số mol của CaCO 3 nCaCO3 = = 0,2 mol 100 lênmenruou C6H12O6  2 C2H5OH  + 2 CO2 (1) 1 mol   2 mol 0,1 mol   0,2 mol Trang 3/2. Mã đề H121
  8. CO2 + Ca (OH)2  CaCO 3  + H2O  (2) 1 mol   1 mol 0,2 mol  0,2 mol Từ Phản ứng (1) và (2) Ta được số mol của Glucozo = 0,1 m = 0,1 . 180 = 18 g vì H= 90 % nên khối lượng thực tế là : 100 m = 18 = 20 gam 90 B II - PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH BAN A : ( CT nâng cao ) Câu 5 : ( 2 điểm )  Với Ni : Ni + 2 HCl  NiCl2 + H 2  Ni + 2 AgNO3  Ni(NO3)2 + 2 Ag  Ni + 4 HNO 3  Ni(NO3)2 + 2 NO2  + 2 H2O * Với Zn Zn + 2 HCl  ZnCl2  + H2 Zn + 2 AgNO3  Zn(NO3)2 + 2 Ag  Zn + 4 HNO 3  Zn(NO3)2 + 2 NO2  + 2 H2O * Với Cu Cu + 2 AgNO3  Cu (NO3)2 + 2 Ag  Cu + 4 HNO3  Cu(NO3)2 + 2 NO 2 + 2 H 2O  Câu 6 : ( 1,5 điểm )  Điều chế Mg từ MgCO3 : Cho MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl ta thu được dung dịch muối MgCl2 đem cô cạn sau đó đem điện phân nóng chảy . MgCO 3 + HCl  MgCl2 + H 2O + CO2  dpnc MgCl2  Mg + Cl2   Điều chế Cu từ CuS : Đem đốt CuS thu được CuO , sau đó dùng chất khử H2 để khử 3 t0 CuS + O2   CuO + SO 2 2 t0 CuO + H2  Cu + H 2O  Điều chế Na từ dung dịch NaCl : Đem cô cạn dung dịch naCl ta được NaCl khan sau đó đem ĐPNC : dpnc 1 NaCl  Na + Cl2 . 2 Câu 7 : ( 1 điểm ) H t 0 1, ( C6H10O5)n + n H2o  n C6H 12O6  lênmenruou 2, C6H12O6  2 C2H5OH + 2 CO 2  H 2 SOd t0 3, 2 C2H 5OH  CH2 = CH – CH = CH 2 + 2 H2O + H 2  t 0, P , xt 4, CH 2 = CH – CH = CH2 + C6H5 – CH = CH 2  ( - CH2 – CH = CH –  CH2 – CH – CH2 - )n C 6H 5 Trang 4/2. Mã đề H121
  9. Câu 8 : ( 1,5 điểm ) (C6H10O5)n + nH 2O  nC6H12O6 (0,5 đ) 162 180 ?= 72g 60g C6H12O6  2C2H5OH + 2CO2 (0,5 đ) 180 88 ?= 60g 22g CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O (0,5 đ) 44 100 ?=22g 50g 50 . 44 Khối lượng CO 2= = 22 g 100 22 . 180 . 100 Khối lượng glucozơ = = 60 g 88 . 75 60 . 162 . 100 Khối lượng tinh bột m = = 72 g 180 . 75 Trang 5/2. Mã đề H121
  10. Sở GD & ĐT Trà Vinh ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2011 – 2012 TRƯỜNG THPT TÂN AN Môn: HÓA HỌC. Khối 12 hệ GDTX. Thời gian làm bài: 60 phút. ĐỀ CHÍNH THỨC A-PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm ) Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH 2COOCH3. Tên gọi của X là: A. etyl axetat. B. metyl propionat C. metyl axetat. D. propyl axetat Câu 2: Đun nóng este CH3COOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là A. CH 3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH. C. HCOONa và C2H 5OH. D. C2H 5COONa và CH3OH. Câu 3: Cho các chất: glucozơ (1), fructozơ (2), saccarozơ (3), xenlulozơ (4), Tinh bột (5). Các chất cho được phản ứng tráng bạc là? A. 3,4 B. 1,5 C. 1,3 D. 1,2 Câu 4: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 11,1 gam. Giá trị m đã dùng là (Cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 9,9 gam. B. 9,8 gam. C. 8,9 gam. D. 7,5 gam. Câu 5: Một este có CTPT là C4H8O 2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. CTCT của C4H8O 2 là? A. C3H 7COOH B. CH3COOC2H5 C. HCOOC3H 7 D. C2H5COOCH3 Câu 6: Công thức chung của este no, đơn chức mạch hở là? A. CnH 2nO2 ( n  2 ) B. CnH 2nO 2 ( n  1 ) C. RCOOR’ D. CnH 2n+1OH ( n  1) Câu 7: Hai chất đồng phân của nhau là A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 8: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là A. glucozơ, glixerol, ancol etylic. B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, natri axetat. Câu 9. Thuỷ phân 324g tinh bột với hiệu suất pư là 75%, khối lượng glucozơ thu được là A. 360g B. 250g C. 270g D. 300g Câu 10: Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. protit. B. saccarozơ. C. tinh bột. D. xenlulozơ. Câu 11 Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 3 B. 5 C. 1 D. 4
  11. Câu 12 Trong công nghiệp để sản xuất gương soi và ruột phích, người ta đã sử dụng chất nào pảhn ứng với AgNO3/NH3? A. glucozơ B. axit axetic C. Tinh bột D. xenlulozơ Câu 13: Thủy phân đến cùng protit (protein), ta thu được? A. Các   aminoaxit B. Các aminoaxit giống nhau C. Các chuỗi polipeptit D. Hỗn hợp các aminoaxit Câu 14: Các chất nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính bazơ tăng dần? A. C6H5NH 2, NH 3, CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3 B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2 C. NH3, C6H5NH 2, CH3NH2, D. NH3, C2H5NH 2, CH3NHC2H5, CH3NHCH3 Câu 15: Thủy tinh hữu cơ là sản phẩm trùng hợp của monome? A. etyl acrylat B. metyl acrylat C. metyl metacrylat D. etyl metacrylat Câu 16. Phân tử khối trung bình của 1 loại xelulozơ là 1.620.000 u (đ.v.c). Số mắc xích trong loại xenlulo này là A. 7.000 B. 8.000 C. 9.000 D. 10.000 B- PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) Câu 1 : (1,25 đ ) Viết tất cả đồng phân có thể có aminoaxit có công thức phân tử là:C4H9NO2 Câu 2 : (1,25 đ ) Hoàn thành chuổi phản ứng sau đây : (1) (2) (3) a/ C6H 12O6  C2H5OH  CH3COOC2H 5  CH 3COOH    (1) (2) b/ C12H22O 11  C6H 12O6    Ag Câu 3 : (0,75 đ ) Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dd mất nhản sau: Etylamin ,anilin , axítaxetíc Câu 4 : (1,25 đ ) Cho 9,3 g anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl . Tính khối lượng muối thu được Câu 6 : (1,5đ) Đốt cháy hoàn toàn 2,2 g este X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8 g nước . Tìm CTPT của X? ----------------Hết ---------------
  12. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011 ------------------ Môn: HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề ------------------------------------------------------------------- Mã đề thi: 129 Cho: Na = 23, K = 39 , Ag = 108, S = 32, N = 14, O = 16, C = 12, H = 1, Br = 80, Cl = 35,5 Câu 1: Cho este X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp sản phẩm có chứa hai muối hữu cơ, X có thể là chất nào sau đây? A. CH3COOCH3 B. C6H5COOCH3 C. CH3COOC6H5 D. HCOOCH2-CH2Cl Câu 2: Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic A và ancol mạch hở B thu được este đơn chức X có tỷ khối so với khí H2 là 43. Số đồng phân cấu tạo phù hợp phù hợp của X là A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 3: Este X được tạo bởi ancol đơn chức Y và α-amino axit Z (Z chỉ chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm –COOH). Thủy phân 3,51g este X trong dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch thu được 3,75gam muối, công thức cấu tạo thu gọn của X là: A. NH2-R-COOR’ B. NH2C3H6COOCH3 C. CH3-CH2-CH(NH2) COOCH3 D. CH3-CH(NH2) COOC2H5 Câu 4: Thủy phân m kg tinh bột trong dung dịch axit rồi lên men sản phẩm tạo thành thì thu được 200 lit ancol etylic 23o (khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ml). Biết hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 75%, tính m? A. 86,4 B. 172,8 C. 108 D. 64,8 Câu 5: Cho các aminoaxit sau: (1) NH2CH(CH3)COOH (2) HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH (3) NH2-CH2-CH(NH2)-COOH Nhận định nào sau đây không đúng? A. Các chất (1), (2), (3) đều là những hợp chất lưỡng tính B. Chỉ có chất (1) thuộc loại α – aminoaxit C. Dung dịch các chất (2), (3) làm quỳ tím đổi màu D. Ba chất (1), (2), (3) đều có phản ứng trùng ngưng Câu 6: Cho 13,35 gam alanin tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Tính thể tích dung dịch KOH 1M đủ để phản ứng hết dung dịch X. A. 350 ml B. 100ml C. 250ml D. 500ml Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 2,64g một este X thu được 2,688 lit khí CO2 (đktc) và 2,16gam nước. Số đồng phân cấu tạo este của X là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 8: Trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin thu được bao nhiêu phân tử tripeptit khác nhau? A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H8O2 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được 31,4g hỗn hợp muối Y và ancol Z. Cho toàn bộ ancol Z tác dụng hết với Na thu được 3,36lít khí H2 (ở đktc). Các chất trong Y lần lượt là A. HCOONa và C3H7COONa B. CH3COONa và C3H7COONa C. CH3COONa và HCOONa D. HCOONa và C2H5COONa Câu 10: Thuỷ phân hoàn toàn 8,55 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X p/ư hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 21,6 B. 2,7 C. 10,8 D. 5,4. Câu 11: Khi xà phòng hoá 12,6 gam chất béo X cần 450 ml dd NaOH 0,1 M. Mặt khác khi xà phòng hoá hoàn toàn 25,2g chất béo X thu được 2,65g glixerol. Xác định chỉ số axit của chất béo X. A. 8 B. 7 C. 6 D. 5
  13. Câu 12: Thủy phân 0,02 mol este X trong dung dịch axit, cho dung dịch thu được tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 4,32g kết tủa Ag. Este nào sau đây thỏa mãn tính chất của X? (1) HCOOCH3 (2) HCOOC2H3 (3) CH3COOCH3 (4) CH3COOC2H3 A. Chỉ có chất (1) B. (1) và (4) C. Chỉ có chất (2) D. (1), (2), (4) Câu 13: Cho công thức phân tử là C7H9N, xác định số đồng phân cấu tạo amin bậc một, trong phân tử chứa vòng benzen? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 14: Cho các bazơ sau. (1) CH3NH2 (2) (C6H5)2NH (3)C2H5NHCH3 (4)C6H5NH2 (5) NH3 Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính bazơ là A. (3)>(1)>(5)>(4)>(2) B. (2)
  14. A. Thủy phân trieste trong môi trường axit luôn thu được glixerol. B. Đun nóng chất béo với dung dịch NaOH thu được glixerol và xà phòng. C. Chất giặt rửa tổng hợp không dùng được trong nước cứng. D. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều được sản xuất từ chất béo. Câu 25: Este X có phản ứng tráng gương, biết tỷ khối hơi của este đơn chức X so với khí metan là 4,625. Công thức cấu tạo phù hợp của X là: A. HCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. HCOOC3H7 D. CH3COOCH3 ----------------- HẾT -----------------
  15. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HOÁ: LỚP 12 HỌ TÊN:......................... (Năm học 2009-2010) Lớp:...............SBD:......... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 I. Phần chung Câu 1. Loại tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên: A. Tơ olon B. Len, tơ tằm C. nilon-6,6 D. Tơ Visco Câu 2. Polime nào sau đây có mạch phân nhánh: A. poli( vinyl clorua) B. Amilopectin C. Amilozơ D. Poli( metyl metacrylat) Câu 3. Cho từ từ bột Zn vào hỗn hợp HCl, FeCl3, CuCl2 cho đến khi dư Zn. Số phản ứng có thể xẩy ra là: A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 4. Sự ăn mòn điện hoá có thể xẩy ra trong trường hợp nào sau đây: A.Cho Zn nguyên chất vào dung dịch HCl B. Đốt cháy Fe trong bình chứa O2 C.Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng D. Zn vào dd AgNO3 Câu 5. Số đồng phân este có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6. Số đồng phân este có CTPT C4H8O2 tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 7. Cho 50ml dung dịch Glucozơ nồng độ x mol/l tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được 2,16g kết tủa. Giá trị của x là: A. 0,2M B. 0,1M C. 0,01M D. 0,02M Câu 8. Dùng thử là dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. Glucozơ và anđehit axetic B. Glucozơ và glixerol C. Xenlulozơ và tinh bột D. Glucozơ và fructozơ Câu 9. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A.Tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc B.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có công thức chung là Cn(H2O)m C.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có công thức chung là Cn(H2O)n D.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều là polime thiên nhiên Câu 10. Trieste của Glixerol với axit pamitic có tên gọi là tripamitin. CTPT của tripamitin là: A. C51H101O6 B. C51H96O2 C. C51H98O6 D. C51H100O6
  16. Câu 11. Cho hỗn hợp 2 axit : C15H31COOH và C17H35COOH tác dụng với Glixerol thì có thể thu được tối đa bao nhiêu trieste: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 12. Cho 14,8g hỗn hợp gồm 2 este là đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,4g khí hiđro trong cùng điều kiện. CTCT của este là: A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 C. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 D. C3H7COOCH3 và CH3COOC3H7 Câu 13. Dung dịch nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc A. axit fomic B. Glucozơ C. Fructozơ D. Saccarozơ Câu 14. Muốn sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 90% thì thể tích dung dịch HNO3 99,67% ( D = 1,52g/ml) cần dùng là: A. 27,23 lit B. 27,723lit C. 28lit D. 29,5 lit Câu 15. Anilin và phenol đều phản ứng với: A. dd HCl B. dd NaOH C. Na D. dd Brom Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, có một liên kết  ở gốc hiđrocacbon thu được nCO : n H O = 8:9. CTPT của amin đó là: 2 2 A. C4H9N B. C4H11N C. C3H7N D. C2H3N Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn a mol một amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl bằng O2 vừa đủ rồi ngưng tụ hết hơi nước thu được 2,5a mol hỗn hợp CO2 và N2. CTPT của X là: A. C5H11NO2 B. C3H7N2O4 C. C3H7NO2 D. C2H5NO2 Câu 18. Có 4 ống nghiệm chứa 4 dung dịch không màu là: abumin, glixerol, CH3COOH và NaOH. Thuốc thử để nhận biết 4 ống nghiệm trên là: A. Quì tím B. Phenolphtalein C. dd HNO3 đặc D. dd CuSO4 Câu 19. Thuốc thử để phân biệt Glyxin, metyl amin và axit axetic là: A. dd NaOH B. Quì tím C. dd HCl D. Na Câu 20. Cho 0,01mol một amino axit X phản ứng hết với 40ml dung dịch HCl 0,25 M thu được 1,115g muối khan. CTCT của X là: A. NH2CH2COOH B. NH2CH2CH2COOH C. NH2(CH2)3COOH D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH II. Phần dành riêng cho ban cơ bản Câu 21. Trùng hợp chất nào sau đây thu được cao su buna A. Stiren B. Isopren C. Alanin D.butađien Câu 22. Polime nào sau đây được điều chế bằng cách trùng ngưng: A. PVC B. PE C. Cao su isopren D. Nilon-6,6 Câu 23. Từ nguyên liệu ban đầu là Na2CO3, chất khác và các điều kiện có đủ. Số phản ứng tối thiểu để điều chế được Na là: A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 24. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu người ta dùng A. dd HCl B. dd AgNO3 C. dd Fe(NO3)2 D. dd HNO3 đặc nóng Câu 25. Để bảo vệ tàu thuỷ ngâm dưới nước người ta dùng cách nào sau đây: A. Lắp tấm đồng để bảo vệ B. Lắp tấm kẽm để bảo vệ
  17. C. Mã thiếc bên ngoài vỏ tàu D. Mã bạc bên ngoài vỏ tàu III. Phần dùng riêng cho ban nâng cao Câu 26. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu khối lượng Ag không đổi người ta dùng A. dd HCl B. dd AgNO3 C. dd Fe(NO3)3 D. dd HNO3 đặc nóng Câu 27. Câu nào đúng trong các câu sau : Trong ăn mòn điện hoá xẩy ra: A. Sự oxi hoá ở cực dương B. Sự khử ở cực âm C. Sự oxi hóa ở cực âm, sự khử ở cực dương D. Sự oxi hóa ở cực dương, sự khử ở cực âm Câu 28. Lấy 14,6g một đipetit tạo ra từ Glyxin và alanin tác dụng với vừa đủ với dd HCl 1M. Thể tích dd HCl tham gia phản ứng là: A. 0,1lit B. 0,2lit C. 0,3lit D. 0,4lit Câu 29. Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng: A. Phenol, axit axetic, etilen glycol B. Phenol, axit ađipic, axit acrylic I. Phenol, etilen glycol, axit ađipic D. 1,4- đinitrobutan, axit ađipic, glixerol Câu 30. Hoà tan a mol hỗn hợp Mg, Zn, Fe, Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn chất rắn X vào dd H2SO4 đặc, nóng dư thu được 918mol SO2. Giá trị của a là: A. 99 mol B. 918mol C. 89mol D. 1836mol ( cho biết C: 12, O: 16, Ag: 108, N: 14, H: 1, Cl: 35,5 )
  18. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN HOÁ: LỚP 12 HỌ TÊN:......................... (Năm học 2009-2010) Lớp:...............SBD:......... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 I. Phần chung Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, có một liên kết  ở gốc hiđrocacbon thu được nCO : n H O = 6:7. CTPT của amin đó là: 2 2 A. C4H9N B. C4H11N C. C3H7N D. C2H3N Câu 2. Thuốc thử để phân biệt anilin , metyl amin và axit glutamic là: A. dd NaOH B. Quì tím C. dd HCl D. Na Câu 3. Cho 0,02 mol một amino axit X phản ứng hết với 80ml dung dịch HCl 0,25 M thu được 2,51g muối khan. CTCT của X là: A. NH2CH2COOH B. NH2CH2CH2COOH C. NH2(CH2)3COOH D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH Câu 4. Cho 22,2g hỗn hợp gồm 2 este là đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,6g khí hiđro trong cùng điều kiện. CTCT của este là: A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 C. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5 D. C3H7COOCH3 và CH3COOC3H7 Câu 5. Dung dịch nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc A. glixerol B. Glucozơ C. Fructozơ D. Etyl fomiat Câu 6. Cho 25ml dung dịch Glucozơ nồng độ x mol/l tác dụng với lươọng dư dung dịch AgNO3/ NH3 thu được 3,24g kết tủa. Giá trị của x là: A. 0,2M B. 0,1M C. 0,3M D. 0,6M Câu 7. Cặp chất nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 A. Glucozơ và saccarozơ B. Glucozơ và glixerol C. Xenlulozơ và tinh bột D. Glucozơ và fructozơ Câu 8. Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A.Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong nước B.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh C.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có công thức chung là Cn(H2O)n D.Tinh bột, xenlulozơ đều là polime thiên nhiên Câu 9. Muốn sản xuất 89,1 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng là 80% thì thể tích dung dịch HNO3 98,67% ( D = 1,48g/ml) cần dùng là: A. 48,534 lit B.47,723lit C. 48lit D. 49,5 lit Câu 10. Số đồng phân este mạch không nhánh có CTPT C5H10O2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 là:
  19. A. 3 B. 4 C. 5 D. 1 Câu 11. Số đồng phân amin có công thức C3H9N A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 12. Cho từ từ bột Al vào hỗn hợp MgCl2, HCl, FeCl3, CuCl2 cho đến khi dư Al. Số phản ứng có thể xẩy ra là: A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 13. Sự ăn mòn hoá học có thể xẩy ra trong trường hợp nào sau đây: A. Vỏ tàu thuỷ ngâm dưới nước biển B. Sự ăn mòn hợp kim sắt ở trong không khí ẩm C. Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng D. Zn vào dd AgNO3 Câu 14. Trieste của Glixerol với axit axetic có CTPT là: A. C9H15O6 B. C9H16O2 C. C9H11O6 D. C9H14O6 Câu 15. Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp alanin và glyxin. Thu được tối đa bao nhiêu đipetit: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng A. Nilon-6,6 là tơ poliamit B. Nilon-6,6 là tơ tổng hợp C. Nilon-6,6 điều chế bằng cách trùng hợp D. Nilon-6,6 điều chế bằng cách trùng ngưng Câu 17. Loại tơ nào sau đây là tơ tổng hợp : A. Bông, tơ axetat B. Len, tơ tằm C. nilon-6,6 D. Tơ Visco Câu 18. Polime nào sau đây điều chế ra thuỷ tinh hữu cơ : A. poli( vinyl clorua) B. Amilopectin C. Poli etilen D. Poli( metyl metacrylat) Câu 19. Đốt cháy hoàn toàn a mol một amino axit X chứa một nhóm amino và một nhóm cacboxyl bằng O2 vừa đủ rồi ngưng tụ hết hơi nước thu được 3,5a mol hỗn hợp CO2 và N2. CTPT của X là: A. C5H11NO2 B. C3H7N2O4 C. C3H7NO2 D. C2H5NO2 Câu 20. Có 4 ống nghiệm chứa 4 dung dịch không màu là: abumin, glixerol, CH3COOH và NaOH. Thuốc thử để nhận biết 4 ống nghiệm trên là: A. Quì tím B. Phenolphtalein C. dd HNO3 đặc D. dd CuSO4 II. Phần dành riêng cho ban cơ bản Câu 21. Trùng hợp chất nào sau đây thu được nhựa PVC A. Stiren B. Isopren C. Vinyl clorua D.butađien Câu 22. Polime nào sau đây có thể cộng với Brom A. PVC B. PE C. Cao su isopren D. Nilon-6,6 Câu 23. Từ nguyên liệu ban đầu là FeS2 và các hóa chất cần thiết và các điều kiện có đủ. Số phản ứng tối thiểu để điều chế được Fe là: A. 1 B. 2 C. 3 D.4 Câu 24. Để tách Hg ra khỏi hỗn hợp Fe, Cu người ta dùng A. dd HCl B. dd Hg(NO3)2 C. dd Fe(NO3)2 D. dd AgNO3 Câu 25. Sự ăn mòn nào sự ăn mòn hoá học
  20. A. Hợp kim Fe-Zn trong không khí ẩm B. Hợp kim Fe-Sn trong không khí ẩm C. Hợp kim Zn-Cu trong không khí ẩm D. Fe nguyên chất trong không khí ẩm III. Phần dùng riêng cho ban nâng cao Câu 26. Câu nào đúng trong các câu sau : A.Trong pin điện hoá anot là cực (+), catot là cực (-) B.Trong pin điện ở cực dương xẩy ra sự oxi hoá, cực âm xẩy ra sự khử C.Quá trình điện phân là quá trình tự xẩy ra D.Trong bình điện phân ở anot xẩy ra sự oxi hoá, còn catot xẩy ra sự khử Câu 27. Lấy 7,3 g một đipetit tạo ra từ Glyxin và alanin tác dụng với vừa đủ với dd HCl 0,2M. Thể tích dd HCl tham gia phản ứng là: A. 0,5lit B. 0,2lit C. 0,3lit D. 0,25lit Câu 28. Điện phân dung dịch nào sau đây sẽ cho pH > 7 ( với điện cực trơ ) A. dd NaCl có màng ngăn B. Dung dịch CuSO4 C. dd CuCl2 D. dd AgNO3 Câu 29. Hoà tan a mol hỗn hợp Mg, Zn, Fe, Pb vào dung dịch Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn chất rắn X vào dd HNO3 đặc, nóng dư thu được 22,4 mol NO2. Giá trị của a là: A. 11,2 mol B. 22,4 mol C. 33,6 mol D. 36 mol Câu 30. Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp: A. Phenol, stiren , etilen B. Butađien, toluen, naphatalen C. Etilen, Stiren , Propen D. Isopren, nitrobenzen, propen ( cho biết C: 12, O: 16, Ag: 108, N: 14, H: 1, Cl: 35,5 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2