intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

15. 7: Annibale Carracci – người khiêm tốn thì luôn thiệt thòi

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

15. 7 là ngày mất của Annibale Carracci (3. 11. 1560 – 15. 7. 1609). Nếu truyền thông lá cải ngày nay chộp được cuộc đời của ông, hẳn họ sẽ bỏ đi ngay, bởi không có gì giật gân, ăn chơi mà khai thác. Nhắc đến Annibale Carracci là nhắc đến một người rụt rè, thu mình lại, và dù tài năng lồ lộ ai cũng phải thừa nhận, ông chỉ lo làm sao để không “bị” nổi lên giữa xã hội bao quanh. .Sinh ra vào cuối thế kỷ 16, giữa một thời đầy náo loạn, thành phố Bologna...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 15. 7: Annibale Carracci – người khiêm tốn thì luôn thiệt thòi

  1. 15. 7: Annibale Carracci – người khiêm tốn thì luôn thiệt thòi 15. 7 là ngày mất của Annibale Carracci (3. 11. 1560 – 15. 7. 1609). Nếu truyền thông lá cải ngày nay chộp được cuộc đời của ông, hẳn họ sẽ bỏ đi ngay, bởi không có gì giật gân, ăn chơi mà khai thác. Nhắc đến Annibale Carracci là nhắc đến một người rụt rè, thu mình lại, và dù tài năng lồ lộ ai cũng phải thừa nhận, ông chỉ lo làm sao để không “bị” nổi lên giữa xã hội bao quanh.
  2. Sinh ra vào cuối thế kỷ 16, giữa một thời đầy náo loạn, thành phố Bologna của Annibale Carracci khi ấy vừa khủng hoảng kinh tế trầm trọng, vừa rực rỡ phát triển về khoa học và các ngành học hàn lâm. Ngay từ nhỏ, Annibale đã được/bị sống giằng co trong một đời sống trộn lẫn giữa một bên là cái đẹp tinh tế, cao sang, một bên là đói nghèo, bệnh tật. (Ảnh: Annibale Carracci – “Chân dung tự họa”)
  3. Trong tiểu sử Carracci, có một giai thoại nhỏ nói về tài năng ông. Một ngày kia, khi còn tí xíu, cậu bé Annibale Carracci theo cha tới Cremona để bán nông phẩm. Trên đường trở về nhà, một nhóm nông dân khác cướp hết tiền bán hàng của họ. Hai cha con tức tốc đến đồn cảnh sát, và trước sự kinh ngạc của mọi người, cậu bé Annibale ngồi vẽ lại một bức chân dung của đám người kia, rất nhanh, rất chính xác, đến nỗi cảnh sát ngay lập tức xác minh được ai là ai và lao đi tóm gọn, trả lại tiền cho hai cha con. (Ảnh: Annibale Carracci - “Hai đứa trẻ trêu con mèo” 1590).
  4. Cha của Annibale Carracci là một thợ may khiêm tốn. Chú của ông làm đồ tể ở lò thịt. Thời ấy, những ngành nghề ấy thuộc hàng thấp kém nhất. Các chị gái của Annibale cũng chỉ lấy được chồng trong giới thợ thuyền. Không có tiền, Annibale chỉ học được đến năm 11 tuổi. Nghỉ học, Annibale Carracci học nghề thợ bạc với người anh họ Ludovico Carracci, khi ấy đã là họa sĩ. Chính Ludovico nhận ra tài năng của thằng em, và đã thuyết phục bố của Annibale cho cậu theo học mỹ thuật. (Ảnh: Annibale Carracci - “Cửa hàng thịt”)
  5. Ngay từ trẻ, Annibale Carracci đã cho thấy một niềm say mê nghệ thuật đến điên cuồng và đầy tính lý tưởng. Không thích lối vẽ hoa mỹ, rườm rà ở Bologna thời ấy, muốn được xem những tác phẩm của các bậc thầy Phục Hưng, vào năm 1587, Annibale rủ ông anh ruột là Agostino Carracci lên đường đi tìm thần tượng nghệ thuật. Đây là chuyến đi mang tính quyết định đối với phong cách của Annibale. Hai anh em ở lại Venice, nghiên cứu các bậc thầy như Titian, Giorgione và Tintoretto, về ánh sáng và màu sắc trong tranh họ. (Ảnh: Annibale Carracci - “Chàng thanh niên cười” 1583)
  6. Tuy gia đình thợ thuyền, nhưng Annibale không phải là nghệ sĩ duy nhất. Anh cả Agostino tính ba hoa là một nhà chạm khắc tài năng. Anh họ Ludovico là một họa sĩ tầm tầm. Nhưng cả ba chàng trai đều có chung một lý tưởng về nghệ thuật: chống lại cái tối tăm, hào nhoáng giả tạo của trường phái Mannerism (Hoa mỹ, Kiểu cách?), đề cao một thứ nghệ thuật lấy cảm hứng trực tiếp bởi tự nhiên, từ thiên nhiên. Vào năm 1589, cả ba quyết định lập “Academy of the Desirous” (Học viện Khát khao – có nguồn nói là Học viện Tiến bộ), để thực hành và phổ biến lối suy nghĩ mới của họ về nghệ thuật. (Ảnh: “Hercules và Deianira” – tranh khắc của ông anh ruột Agostino Carracci)
  7. Tại Học viện, ba anh em nhà Carracci dạy về giải phẫu học, tỉ lệ, phối cảnh, và cả kiến trúc. Các nghệ sĩ trẻ vùng Bologna lao đến theo học tại học viện tân tiến này; nhưng bù lại, trường cũng nhận được lời khinh miệt và ghét bỏ không kém. Tuy nhiên, những nghệ sĩ thành danh của Bologna lại ca ngợi lòng can đảm của ba nghệ sĩ trẻ đang lên – những người dám mở một học viện trong khi sự nghiệp của chính mình còn chưa thật vững vàng. (Ảnh: Một bức không rõ tên của Annibale Carracci)
  8. Đây là thời hoàng kim của anh em nhà Carracci. Họ nhận được nhiều đơn đặt hàng, và vì quá lý tưởng, không ai trong số họ chịu nhận mình là tác giả của tác phẩm. Có ai khen, họ chỉ bảo, “Đây là anh em Carracci chúng tôi cùng làm”. Nhưng Annibale chính là tác giả chủ chốt phía sau “hợp tác xã” ấy, bởi ông không có tham vọng, cũng chẳng ham muốn gì. Nhưng cũng chính những đức tính ấy về sau đã hại ông. (Ảnh: Annibale Carraci – “Đầu người đàn ông”)
  9. Cái gì lý tưởng quá cũng không kéo dài. Cả ba anh em chẳng mấy chốc ly tán, mỗi người có một đường riêng. Annibale và Agostino đến Roem, thành công rực rỡ, trong khi Ludovico ít tài hơn ở lại duy trì Học viện (thường bao giờ cũng thế, hiệu trưởng là người vẽ xấu nhất? - Ảnh: Một bức tranh của ông anh họ Ludovico)
  10. Năm 1595, nhờ những đơn đặt hàng cá nhân và nhà nước, Annibale Carracci đã có được danh tiếng của một tài năng trẻ mang tiềm năng đặc biệt, lọt vào mắt xanh của Hồng y Giáo chủ Farnese, cũng là một nhà ngoại giao, nhà quý tộc, cực giàu có, và là nhà bảo trợ nghệ thuật nhiều ảnh hưởng. Giáo chủ Farnesse mời Annibale đến làm cho ông phần bích họa của điện Palazzo Farnese (nay là tòa nhà đại sứ quán Pháp tại Ý - ảnh).
  11. Hợp đồng giữa hai người là: Annibale Carracci được cấp chỗ ở, ăn uống, và 10 scudi mỗi tháng. Đổi lại, Annibale làm miệt mài trong sáu năm, ra những tác phẩm để đời của ông, đủ làm nên một cột mốc trong lịch sử mỹ thuật. Ông đổ vào đấy tất cả sức lực và mơ ước trong sáng tạo. Trong sáu năm ấy, ông hoàn toàn cắt đứt với phần còn lại của thế giới nghệ thuật; ở Rome chẳng còn ai bàn tới ông, và ông cũng không nhận được bất kỳ đặt hàng nào khác. (Ảnh: Một phần bích họa của Annibale Carracci ở lâu đài Farnesse)
  12. Rủi thay cho Annibale, sự hy sinh của ông không được bù đắp xứng đáng. Giáo chủ Farnese (ảnh – không rõ tác giả), chỉ biết xem tranh chứ không biết nhìn người, đã đối xử với ông thiếu tôn trọng, thường xuyên châm chọc ông vì quần áo lôi thôi, cũng như phong cách lặng lẽ nhưng lập bập của ông. Annibale Carracci bị giao một lô những việc đáng ra nghệ sĩ không nên làm: ngoài vẽ bích họa cho Farnese Gallery, ông còn phải vẽ tranh phong cảnh, vẽ đĩa ăn, vẽ đồ bạc, thậm chí vẽ mẫu thêu cho áo của Giáo chủ.
  13. Nhưng sỉ nhục nhất là đến lúc Giáo chủ Farnesse trả công hoàn tất phần bích họa. Tuy những tác phẩm ấy, khi cho công chúng Rome xem vào 1601, được tất thảy ca ngợi, Giáo chủ vẫn quyết định tính thêm chi phí thực phẩm mà Annibale đã dùng, trừ cả vào tiền công. Tổng số tiền còn lại chỉ còn 500 scudi, gửi tới Carracci trên một cái đĩa bạc. (Ảnh: chi tiết trong bích họa của Annibale Carracci, diễn tả Đức Mẹ lên trời)
  14. Annibale Carracci quá sốc, nhận số tiền trên không nói được lời nào, mất hết tinh thần. Sinh ra đã là người cả lo và buồn bã, gặp thêm chuyện này, Annibale trầm cảm nặng. Ông chuyển ra khỏi lâu đài của Giáo chủ, quyết định không bao giờ vẽ nữa; và về sau, có muốn vẽ ông cũng không vẽ nổi, cứ cầm lấy cọ là buồn. Mặc cho các học trò dỗ dành, Carracci vẫn từ chối, không nhận một đơn đặt hàng nào nữa. (Ảnh: chi tiết bích họa của Carracci, diễn tả người khổng lồ Cyclops đang giận dữ ném đá)
  15. Đọc đến đây, có lẽ nhiều họa sĩ ta cười khẩy, “Có gì mà phải to tát thế!”. Để hiểu được phản ứng của Annibale, có lẽ ta nên biết rằng ông là người vô cùng nhút nhát, tự ti, luôn luôn lúng túng khi phải đi đứng giữa những người lịch lãm, giàu sang. Ông ngại những người quyền chức, ngại mang tiếng là có liên quan đến những người quyền chức, đến nỗi có lần ông đành phải ngồi tù một đêm vì tội mang kiếm ngoài đường. Nếu nhận với cảnh sát là đang phục vụ cho Giáo chủ Farnese nên có kiếm, ông đã được bình an; nhưng ông ngượng, ông không dám nhận. Hay khi có Giáo chủ Scipione Borghese muốn ghé thăm, ông đã ngượng quá đến nỗi trốn mất theo lối cửa sau. Lúc nào ông cũng nhớ lại thân phận mình là con nhà thợ may, cháu ông đồ tể. Đến nỗi có lần thấy ông anh ruột Agostino ba hoa, đỏm dáng, thích giao du với đám hiệp sĩ cung đình, đang “nổ”, ông đã phải nhắc anh, “Đừng quên mình
  16. là con nhà thợ may”. (Ảnh: Annibale Carracci – “Chân dung tự họa trên giá vẽ ở xưởng”, 1604) Việc Giáo chủ Farnese xử tệ khiến Annibale Carracci suy sụp. Không lâu sau đó, ông bị tai biến. Những năm cuối đời, ông cũng cố vẽ vài bức tranh. Ngày 15 tháng Bảy năm 1609, ông qua đời vì sốt cao ác tính. Người ta kể, khi bác sĩ tới, Carracci nói, “Lần này, bác sĩ thân mến ạ, cái đồng hồ đã hỏng rồi, ông không cần lo cho nó nữa đâu, không sửa được nữa đâu, thời gian trôi sạch mất rồi.” (Ảnh: Annibale Carracci – “Pietà”, 1603)
  17. Đám tang họa sĩ được cử hành trọng thể nhất. Cuối cùng, ông cũng nhận được sự trân trọng của người đời – thứ mà ông đã không bao giờ được nhận cho đúng khi còn sống. Hội họa sĩ ở Rome khóc thương ông, các nhà bảo trợ nghệ thuật cũ cũng khóc ông. Ông được chôn cạnh thần tượng nghệ thuật của mình là Raphael, đúng như khi còn sống ông hằng mong muốn. (Ảnh: Chân dung Rafael - thần tượng của Carracci. Không rõ tác giả)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2