intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 chứng viêm mắt ở bé

Chia sẻ: Ka Ka | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm màng kết và viêm mi mắt khá thường gặp ở bé, nhưng nếu điều trị đúng, bệnh sẽ mau khỏi. 1. Viêm mí mắt Đây là một viêm nhiễm thông thường, có thể do nhiễm trùng, hoặc bị viêm vì gàu gây kích thích mắt. Bệnh thường đi kèm với những triệu chứng trên da của bé như chàm bội nhiễm. Đôi khi, viêm mí mắt ở bé còn do dị ứng với phấn hoa, lông mèo, mỹ phẩm hoặc khói thuốc lá. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng có thể lây nhiễm giữa bé với người khác. Bé...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 chứng viêm mắt ở bé

  1. 2 chứng viêm mắt ở bé Viêm màng kết và viêm mi mắt khá thường gặp ở bé, nhưng nếu điều trị đúng, bệnh sẽ mau khỏi.
  2. 1. Viêm mí mắt Đây là một viêm nhiễm thông thường, có thể do nhiễm trùng, hoặc bị viêm vì gàu gây kích thích mắt. Bệnh thường đi kèm với những triệu chứng trên da của bé như chàm bội nhiễm. Đôi khi, viêm mí mắt ở bé còn do dị ứng với phấn hoa, lông mèo, mỹ phẩm hoặc khói thuốc lá. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng có thể lây nhiễm giữa bé với người khác. Bé có thể bị tái bệnh nhiều lần. Nhận biết bé viêm mí mắt - Các mí mắt đóng vảy cứng. Buổi sáng, mắt của bé đóng vảy cứng đến nỗi rất khó khăn để mở. Có thể nhìn thấy những lớp vảy trắng giữa hàng mi. - Mắt màu hồng như thể bị viêm kết mạc. Điều trị - Nếu bé tỉnh dậy với đôi mắt đầy dử, hãy đắp khăn ấm, ướt lên mỗi bên mắt cho bé. Lặp lại cho đến khi vảy mềm đủ để bé mở mắt được. Bạn cần rửa tay sạch sau đó.
  3. - Để mắt bé không bị đóng vảy, bạn có thể vệ sinh mí mắt cho con với bông y tế, nước ấm, nước muối. Để loại bỏ bất cứ cục vảy nào trên mắt của con, bạn có thể dùng một miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội, lau mắt cho bé, từ bên trong ra bên ngoài. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Nhớ rửa tay của bạn thật sạch sau đó. - Hãy chú ý để bé không dụi tay vào mắt. Viêm mí mắt có thể trở nên nghiêm trọng. Vì thế, bạn cần đưa con đi khám ngay nếu phát hiện bất thường. - Vào ban đêm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để bôi lên mí mắt của bé gel lô hội hoặc kem bôi mắt dạng nước để mắt không bị đóng vảy vào sáng hôm sau. - Không dùng chung khăn mặt của bé với người nhà. 2. Viêm màng kết Ở bé, viêm màng kết thường do nhiễm khuẩn, lây lan do dùng tay dụi mắt; do virus liên quan đến viêm họng, bệnh sởi và cảm. Viêm màng kết do virus đôi khi xảy ra thành dịch, lây lan nhanh chóng thông qua nhà trẻ. Một số bé bị dị ứng với phấn hoa cũng có thể mắc bệnh. Thỉnh thoảng, bé sơ sinh cũng bị viêm màng kết, do nhiễm trùng từ tử cung mẹ khi sinh, đặc biệt, nếu người mẹ bị mắc chứng Chlamydia. Một nguyên nhân khác là do
  4. tuyến lệ bị tắc hoặc kém phát triển. Ở bé, viêm màng kết cần điều trị ngay vì nó có thể ảnh hưởng đến thị giác của bé. Nhận biết bé bị bệnh - Một hoặc cả hai mắt của bé có màu hồng. - Mắt thường chảy nước, do nhiễm virus. Có chất dịch màu trắng dày hoặc màu vàng có thể do nhiễm khuẩn. - Đôi mắt bị dính chặt vào buổi sáng. - Các mi mắt sưng lên, gần như đóng lại. Bé có thể dụi mắt liên tục nếu bị ngứa. Điều trị - Lau mắt cho bé với nước ấm, nước muối để loại bỏ dịch, dử và vảy trên mi mắt. Lau từ bên trong đến góc ngoài của mắt. Hãy thử pha chút muối ăn với nước ấm và dùng dung dịch này để vệ sinh mắt cho con. - Nếu chỉ có một mắt bị ảnh hưởng, bạn thử kiểm tra nguyên nhân xem có phải do lông mi hay vật gì đó rơi vào mắt bé, gây viêm. Nếu có, hãy lau nó đi với
  5. một miếng gạc sạch. Nếu cả hai mắt bị viêm, bạn thử tham khảo ý kiến bác sĩ, kê toa thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hoặc kem bôi mắt cho con. Nếu 2-3 ngày không có biến chuyển, hãy trao đổi ngay với bác sĩ để tìm cách điều trị khác. - Bạn cần rửa tay sạch với xà phòng trước và sau khi vệ sinh mắt cho bé. - Không cho bé dùng khăn mặt chung với người khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2