intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

22 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ cần dạy nhanh kẻo muộn

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ sớm sẽ giúp các con phát triển các thói quen tốt, tạo cơ hội "thực tế" hàng ngày để bé thực hành các kỹ năng vận động tốt hơn. Đây cũng là cách dạy cho các bé thói quen biết chịu trách nhiệm với chính bản thân mình và với người khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 22 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mẹ cần dạy nhanh kẻo muộn

  1. 22 KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM  NON MẸ CẦN DẠY NHANH KẺO  MUỘN
  2. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non tức là dạy cho bé tự ý thức được những  việc mình nên làm mà không cần sự nhắc nhở từ cha mẹ. Việc dạy kỹ  năng sống cho trẻ  mầm non từ  sớm sẽ giúp các con phát triển các thói   quen tốt, tạo cơ  hội "thực tế" hàng ngày để  bé thực hành các kỹ  năng vận động tốt  hơn. Đây cũng là cách dạy cho các bé thói quen biết chịu trách nhiệm với chính bản   thân mình và với người khác. Bằng cách dạy cho trẻ  cách tự  làm việc sẽ  độc lập hơn, từ  đó tự  tin vào chính bản   thân mình. Ngoài ra, các bậc phụ  huynh cần nhận thức rõ được việc dạy kỹ  năng sống cho trẻ  mầm non nghĩa là phải thực hiện đồng thời giữa hành động và nhận thức. Giải thích  cụ thể ra tức là bên cạnh những hành động mà cha mẹ dạy, bé thực hiện được, bé cần  phải nhận thức được việc tại sao mình nên làm như  vậy? Và những tình huống tiếp   theo tương tự  xảy ra trong cuộc sống bé phải tự  mình nhận thức và làm được mà   không cần sự thúc đẩy từ phía người lớn. Hãy giải thích một vài lần cho con biết rằng "Cảm ơn", "Xin lỗi" vì sao và có ý nghĩa   như thế nào. Ảnh minh họa
  3. Ví dụ,  ở  độ  tuổi mầm non, trẻ đã bắt đầu cần được dạy kỹ  năng “Cảm  ơn”, “Chào   hỏi”, “Xin lỗi” người khác. Những lần đầu tiên, cha mẹ hãy hướng dẫn cho con cách   “Cảm ơn”, “Chào hỏi”, “Xin lỗi” nhưng đừng quên giải thích cho bé tại sao con phải   làm như  thế? Giải thích một cách nhẹ  nhàng, chậm rãi chắc chắn bé sẽ  tiếp thu rất  nhanh. Nếu trong những lần tiếp theo khi gặp một ai đó, bé tự giác “Chào hỏi” hoặc “Xin lỗi”  khi làm sai việc gì đó mà không cần mẹ nhắc “Chào bác đi con!”, “Xin lỗi bác đi con”.   Như vậy là việc cha mẹ dạy kỹ năng giao tiếp mở đầu cho trẻ đã thành công. Vậy những kỹ năng sống cơ bản nào mẹ nên dạy cho trẻ mầm non? Dưới đây là danh sách 25 kỹ năng sống được các chuyên gia giáo dục nhi đồng nghiên  cứu vào đề  cập đến với mong muốn các bậc phụ  huynh có thể  áp dụng đối với trẻ  mầm non. Với những kỹ năng này mẹ có thể dạy cho bé bắt đầu từ 4 hoặc 7 tháng tuổi (trẻ mới   biết đi đến tuổi đi học mẫu giáo) và mẹ  sẽ phải ngạc nhiên với những gì mà bé tiếp   thu được ở thời điểm này. Tất nhiên, mỗi đứa trẻ có một sự nhận thức khác nhau nên sẽ có những bước tiếp thu   và học kỹ năng khác nhau, cha mẹ cần kết hợp dạy kỹ năng sống với nghiên cứu khả  năng của con để có những hướng thực hành tốt. Bạn có thể dạy con cách làm thế nào để... 1. Tự cầm một cốc nước để uống và uống nước từ một lon nước đã mở: từ khoảng 7  tháng tuổi. 2. Tự ăn bằng thìa hoặc đũa: kể từ khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm mẹ nên dạy cho con kĩ   năng này. 3. Giữ vững một cuốn sách trên tay và lật từng trang sách cẩn thận: kỹ năng này trẻ có  thể học thành thạo khi được 9 tháng tuổi.
  4. Hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non từ sớm để bé biết có trách nhiệm với bản   thân và với người khác. Ảnh minh họa 4. Xì mũi 5. Rửa tay đúng cách: Mẹ có thể bắt đầu dạy bé từ 12 tháng tuổi bằng cách giữ bé và   để con tự chà tay dưới vòi nước. Trong kỹ năng sống này, mẹ cần sớm dạy con con cách phân biệt biệt giữa vòi nước   nóng và lạnh, điều chỉnh dòng chảy của nước, sử  dụng nước rửa tay, làm xà phòng  bánh, tạo bọt… 6. Lau chùi đồ dùng cá nhân: bắt đầu từ khoảng 18 tháng ­ 2 tuổi 7. Đánh răng: từ khoảng 18 tháng ­ 2 tuổi 9. Lau chân hoặc tháo giày, cất giày trước khi vào nhà: từ khoảng 18 tháng đến 2 tuổi.   (Với kỹ năng này, mẹ có thể thực hiện vài lần để bé nhìn và nhớ. 10. Đặt đồ vật đúng vị trí: trẻ em có thể đặt đồ vật đúng vị trí từ khoảng 2 tuổi 11. Chải tóc: từ khoảng 2 tuổi
  5. 12. Mặc và cởi quần áo: ít nhất là khi 2 tuổi 13. Tự xỏ giày: từ khoảng 2 tuổi 14. Tự làm một số đồ ăn đơn giản: bóc vỏ chuối, bóc vỏ hạt lạc, mở gói mì tôm... bắt  đầu từ khoảng 2 tuổi. 15. Cất/ gấp quần áo đã mặc: từ khoảng 2­3 tuổi . 16. Khóa và mở cửa: từ 2 đến 3 tuổi. 17. Kẹp chặt bút chì hoặc bút chì màu: từ khoảng 3 tuổi 18. Dọn dẹp đồ chơi: từ 2­3 tuổi 19. Thu dọn một số  vật dụng đơn giản sau bữa ăn như  khăn giấy, nồi cơm, rác: từ  khoảng 3 tuổi. 20. Rửa một số đồ dùng đơn giản như chén, đũa: từ khoảng 3 tuổi. 21. Tự chuẩn bị giường ngủ: từ khoảng 4 tuổi. 22. Tự cài khóa áo: từ khoảng 4 tuổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2