intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 lưu ý khi động viên cấp dưới

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

120
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công việc quan trọng hơn cả của lãnh đạo là tạo ra kết quả. Nhưng bạn không thể tự mình mà có được kết quả mà cần phải có những người khác giúp bạn làm điều đó. Cách tốt nhất để nhân viên có được kết quả tốt không phải là ra lệnh cho họ mà là động viên họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 lưu ý khi động viên cấp dưới

  1. 3 lưu ý khi động viên cấp dưới Công việc quan trọng hơn cả của lãnh đạo là tạo ra kết quả. Nhưng bạn không thể tự mình mà có được kết quả mà cần phải có những người khác giúp bạn làm điều đó. Cách tốt nhất để nhân viên có được kết quả tốt không phải là ra lệnh cho họ mà là động viên họ . Nhiều nhà lãnh đạo thất bại trong việc động viên mọi người giành được kết quả bởi vì họ không hiểu đúng và đủ về việc làm này. Để hiểu động cơ thúc đẩy và áp dụng nó hàng ngày, bạn phải hiểu ba thành phần của nó. Động viên bắt đầu bằng trò chuyện: Không phải động viên những điều người ta nghĩ hay cảm thấy, mà động viên những việc người ta làm. Khi động viên mọi người đạt được kết quả, thử thách họ tiến hành những hoạt động mà sẽ đạt được kết quả này. Muốn vậy, lãnh đạo không chỉ trình bày mà phải trò chuyện. Trình bày là truyền thông tin, nhưng khi bạn muốn động viên người khác, thì hơn cả truyền đạt thông tin đơn thuần, bạn phải để mọi người tin bạn và hành động đi theo bạn. Hiệu quả của mọi cuộc trò chuyện lãnh đạo phải là hoạt động thể chất, mà các hoạt động này dẫn đến các kết quả. Một vị trưởng phòng mới được bổ nhiệm về phòng marketing, ông ta muốn bộ phận của mình giành được kết quả cao. Tuy nhiên, nhân viên ở đây đã rất sa sút tinh thần sau khi vì giám đốc cũ trước đây thường xuyên bắt họ làm việc thêm giờ và không thừa nhận những nỗ lực của họ. Vị trưởng phòng cũ đã cố ra lệnh cho họ đạt được kết quả cao. Rất nhiều nhà lãnh đạo làm như vậy. Nhưng lãnh đạo như thế chỉ đưa tổ chức vào sai lầm. Các tổ chức có khả năng cạnh tranh cao là các tổ chức thay vì ra lệnh cho nhân viên đi từ điểm A đến điểm B, họ muốn đi từ A đến B. Sau khi nhận được lời tư vấn, vị trưởng phòng này biết rằng để mọi người có được kết quả tốt, phải động viên họ muốn giành được kết quả tốt. Họ sẽ muốn khi họ bắt đầu tin vào khả năng lãnh đạo của người trưởng phòng này. Cuộc trò chuyện đầu tiên của người trưởng phòng này với nhân viên đã diễn ra. Ông ta đã mời vị giám đốc điều hành tới văn phòng, bắt tay từng nhân viên, nói với họ là ông ta đánh giá cao công việc vất vả của họ như thế nào. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Sau khi giám đốc điều hành ra về, ông ta còn đề nghị mỗi nhân viên viết ra một mẩu giấy ba điều cụ thể mà họ cần từ bà để họ có thể giành được kết quả lớn hơn, sau đó, từng người nộp lại những mẩu giấy này cho bà. Thời gian sau đó, vị trưởng phòng này thường xuyên nói chuyện với nhân viên. Do vậy, trò chuyện là sự khởi đầu, và quan trọng hơn, đó là sự khởi đầu đúng. Sự động viên được định hướng bằng cảm xúc. Cảm xúc (emotion) và motion đều có chung từ gốc La tinh nghĩa là chuyển động (to move). Khi bạn muốn dịch chuyển ai đó để họ hành động, phải gắn kết với cảm xúc của họ. Một vị lãnh đạo tổ chức khác đưa ra một chiến lược cho tổ chức của mình. Đó là một tập tài liệu
  2. dày 40 trang. Các điểm được đưa ra rất hợp lý và dễ hiểu. Hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng đó lại là rắc rối. Vì nó dễ hiểu và hoàn hảo với những nhà lãnh đạo cấp cao, nhưng nó không dễ hiểu với cấp quản lý bậc trung - những người phải tiến hành nó. Chỉ khi những người quản lý bậc trung được động viên, được giao phó để tiến hành chiến lược thì chiến lược đó mới có cơ hội để thành công. Động viên không phải là khuyến khích họ làm cho những người khác, mà động viên họ làm cho chính họ. Sự thật là chúng ta không thể động viên ai đó làm gì cả. Người chúng ta muốn động viên phải tự động viên chính mình. Người động viên và người được động viên luôn luôn là một người. Lãnh đạo động viên người khác giành được kết quả là tạo ra một môi trường mà người ta tự có động lực để giành được điều đó. Một vị lãnh đạo khi đặt ra chiến lược cho tổ chức, ông ta đã nói với nhân viên nên và không nên tiến hành những hoạt động nào. Nhân viên của ông đã phát hiện ra rằng họ đã sử dụng hơn 60% thời gian vào những việc không mang lại kết quả. Người lãnh đạo này đã đề nghị nhân viên lên danh sách các việc không cần thiết cần phải loại bỏ và tập trung vào những việc có hiệu quả. Thành công nghề nghiệp không phụ thuộc vào trường lớp hay bằng cấp của bạn mà phụ thuộc vào khả năng động viên các cá nhân và nhóm giành được kết quả. Động viên giống như sử dụng điện, dùng sai bạn sẽ bị giật, nhưng áp dụng cách động viên đúng đắn, nó sẽ phục vụ bạn một cách hữu ích. Nguyệt Ánh Theo leadingtoday
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2