intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3C của một nhãn hiệu mạnh

Chia sẻ: Hoang Ngoc Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lợi ích từ một nhãn hiệu mạnh thật sự là to lớn. Nhãn hiệu mạnh cho phép định giá cao, vững vàng khi điều kiện kinh tế khó khăn, thu hút được nhân tài, đối tác và khách hàng và hơn nữa nó cho phép mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác dễ dàng hơn nhiều

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3C của một nhãn hiệu mạnh

  1. 3C của một nhãn hiệu mạnh Lợi ích từ một nhãn hiệu mạnh thật sự là to lớn. Nhãn hiệu mạnh cho phép định giá cao, vững vàng khi điều kiện kinh tế khó khăn, thu hút được nhân tài, đối tác và khách hàng và hơn nữa nó cho phép mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác dễ dàng hơn nhiều Ngoai lợi ích mang lại giá trị thực tế, các nhãn hiệu mạnh đều có một điểm chung. Tất cả đều chứng tỏ 3 yếu tố C của nhãn hiệu.
  2. Ba yếu tố đó là “Clarity- Rõ ràng, Consistency- Nhất quán và Constancy- Kiên trì. Vậy nhãn hiệu của bạn có đầy đủ các yếu tố này? C1 Clarity/ Rõ ràng Một nhãn hiệu mạnh thể hiện rất rõ ràng mình là cái gì và mình không phải là cái gì. Nhãn hiệu mạnh hiểm rõ mình có thể cung cấp các lợi ích khác biệt gì và sự khác biệt này làm nhãn hiệu đó khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nhờ sự khác biệt này mà nhãn hiệu đó có thể thu hút và gây dựng sự trung thành từ nhóm khách hàng mục tiêu. Một ví dụ điển hình như xe máy Yamaha. Nhãn hiệu này thấy rõ sự cam kết của mình về thời trang và thể thao. Nó không phải là xe máy kinh tế bậc trung cũng không phải là xe sang trọng bậc nhất.
  3. Họ sản xuất xe máy cho các khách hàng trẻ tuổi và thời trang và họ luôn chú trọng một cách rõ ràng các chiến lược truyền thông của họ vào sự khác biệt này. Pepsi cũng vậy, họ định vị rất rõ ràng Pepsi là nước giải khát cho thế hệ mới, một thế hệ trẻ trung, sành điệu và luôn tìm tòi sự mới mẻ. Do vậy, với bất cứ sản phẩm mới nào, chiến dịch truyền thông nào, Pepsi đều thể hiện sự rõ ràng “Tôi là cái gì, tôi dành cho ai”. C2 Consistency/Nhất quán
  4. Không những xác định rõ ràng mình là ai, nhãn hiệu mạnh cũng cần phải nhất quán. Nó luôn thể hiện bản chất không thay đổi của mình. Yamaha luôn nói rằng mình là xe máy thời trang và thể thao. Và hãng này không thay đổi sự nhất quán này cho dù có sản xuất bao nhiêu kiểu xe đi nữa. Các kiểu xe ra năm nay sẽ là xe thời trang thể thao và các kiểu năm sau cũng vẫn sẽ như vậy. Yamaha luôn luôn truyền thông sự khác biệt đó một cách nhất quán. Nhãn hiệu dầu gội đầu Clear hay Head&Shoulder cũng vậy. Xác định là dầu gội trị gầu, do vậy trên tất cả các thông điệp và phương tiện đều nhất quán thể hiện tính trị gầu của nhãn hiệu. Ngay cả khi họ có thay đổi bao bì hay thêm sản phẩm mới họ vẫn nhất quán với tính chất trị gầu của mình. C3 Constancy- Kiên trì
  5. Sự kiên trì thể hiện bằng các nỗ lực giúp cho nhãn hiệu được hiện diện khắp mọi nơi. Các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông là nơi nhãn hiệu luôn hiện diện để tạo mối liên hệ với khách hàng mục tiêu. Nếu nhãn hiệu của bạn phục vụ số đông người tiêu dùng như dầu gội đầu, nước giải khát hay thực phẩm thì tính kiên trì được thể hiện bằng các hoạt động quảng cáo tiếp thị trong dài hạn. Bạn không thể tung hết số tiền quảng cáo trong cả năm vào sử dụng trong một tháng rồi sau đó không còn hiện diện trên thị trường. Với một núi các thông điệp quảng cáo hàng ngày, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng quên đi nhãn hiệu của bạn nếu bạn không có một kế hoạch dài hạn và kiên trì để nhắc nhớ họ. Phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của một nhãn hiệu. Có nhiều nhãn hiệu tại Việt Nam đã quảng cáo rất nhiều trước khi sản phẩm được phân phối tốt trên thị trường nên đã lãng phí rất nhiều. Rất nhiều người có thể biết về
  6. nhãn hiệu của bạn nhưng lại ít có cơ hội để dùng thử do họ không tìm thấy trên thị trường. Với một nhãn hiệu mới, nếu kênh phân phối chưa thực sự tốt, các nhà quản lý nhãn hiệu cũng có thể sử dụng chiến lược quảng cáo theo từng giai đoạn nhưng vẫn đảm bảo tính kiên trì của nhãn hiệu đó. Họ có thể quảng cáo rất nhiều trong vòng 2 tuần sau đó dừng lại một khoảng thời gian để đội ngũ bán hàng có thể thuyết phục các chủ cửa hàng nhập hàng. Họ thường thuyết phục các chủ cửa hàng bằng cách đưa ra những quảng cáo của nhãn hiệu. Các chủ cửa hàng sẽ tự tin hơn khi nhập các nhãn hiệu mới khi thấy có quảng cáo. Như vậy, nhãn hiệu mạnh phải trải qua những thử nghiệm 3C để giữ được sự rõ ràng, tính nhất quán và sự kiên trì. Thiếu một trong 3 yếu tố này sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm hoặc lạc hướng. Ba yếu tố 3C cơ bản của nhãn hiệu sẽ là công cụ để giữ
  7. nhãn hiệu luôn đi đúng hướng và phát triển bền vững trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2