intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 cách để cha mẹ không "phát điên" vì con

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn hãy thừa nhận đi, rằng có những lúc bạn như muốn "phát điên" vì con không nghe lời và đã có những hành động không nên với trẻ. Vậy làm thế nào để có thể kiên nhẫn với con? Một buổi chiều bận rộn, bạn đang mải lúi húi dưới bếp để lo chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình thì bé con nhà bạn tè dầm. Bạn phải gác mọi việc đang dang dở lại để đi vệ sinh cho con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 cách để cha mẹ không "phát điên" vì con

  1. 4 cách để cha mẹ không "phát điên" vì con
  2. Bạn hãy thừa nhận đi, rằng có những lúc bạn như muốn "phát điên" vì con không nghe lời và đã có những hành động không nên với trẻ. Vậy làm thế nào để có thể kiên nhẫn với con? Một buổi chiều bận rộn, bạn đang mải lúi húi dưới bếp để lo chuẩn bị bữa cơm cho cả gia đình thì bé con nhà bạn tè dầm. Bạn phải gác mọi việc đang dang dở lại để đi vệ sinh cho con. Vừa xong việc với bé và dặn con ngồi chơi ngoan để mẹ nấu cơm, bạn quay trở lại bếp để tiếp tục công việc thì một tiếng "choang" vang lên. Bé con nhà bạn vừa làm vỡ chiếc cốc thủy tinh. Nhìn đứa bé đứng ngơ ngác với hàng trăm mảnh thủy tinh vỡ vụn, bạn chỉ muốn hét lên và tét mông con vài cái. Nhưng... hãy bình tĩnh! Cho dù bé nhà bạn mới chỉ 1 tuổi hay đã 10 tuổi, làm cha mẹ ai cũng có lúc như muốn "phát điên" vì con, đơn giản chỉ vì nói mãi con không nghe lời hay chỉ vì nghịch ngợm mà gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu bạn thấy luôn mất kiểm soát mỗi khi bé không nghe lời thì hãy thử những gợi ý dưới đây để trở thành cha mẹ kiên nhẫn.
  3. Khi tức giận, nếu bạn chỉ la mắng cho đã miệng thì bé sẽ chẳng hiểu được những gì mẹ muốn nói. 1. Nghĩ rằng con vẫn chưa hiểu biết Những em bé ở độ tuổi chập chững biết đi thường gây ra rất nhiều đổ vỡ và rất nhiều lỗi khác làm cho cha mẹ nhiều khi đang bận bịu lại phải đi dọn dẹp hậu quả con gây ra. Bạn đừng vội tét mông con hay la mắng trẻ. Hãy tận dụng cơ hội này để dạy cho bé biết cách để cầm cốc an toàn ví dụ như trẻ con chỉ được dùng cốc nhựa hoặc khi cầm cốc phải cầm bằng cả hai tay chẳng hạn.
  4. Các chuyên gia tâm lý trẻ em đều cho rằng, trẻ ở tuổi chập chững biết đi có lúc chưa ngoan không phải do bé cố ý. Bé làm cha mẹ bực bội có thể do hai nguyên nhân sau: - Thứ nhất là do sự ngây thơ, bé còn quá nhỏ để biết rằng nếu mình làm việc A thì sẽ có hậu quả B, vì vậy cha mẹ hãy nhân cơ hội này để dạy dỗ con. - Thứ 2 là có thể do bé cảm thấy thất vọng và bày tỏ cảm xúc đó bằng cách cư xử ương bướng. Vì bé chưa thể nói ra những điều mình cảm thấy khó chịu nên bé có xu hướng hành động khó chịu. Bởi thế bạn cần luôn bình tĩnh bỏ qua những lỗi do sơ suất của con. 2. Cho bé cơ hội lựa chọn Các bé thường thích làm trái ý mẹ, nhất là khi bị cấm đoán. Mẹ càng cấm, bé càng thích làm trái lại. Vì vậy, thay vì ép con phải làm theo ý mình, bạn hãy cho bé cơ hội được lựa chọn. Ví dụ như mỗi sáng chuẩn bị đưa bé đến trường, bạn và con luôn luôn mâu thuẫn trong việc chọn quần áo thì bạn nên để bé được chọn những bộ cánh mà bé thích mặc thay vì bắt bé phải mặc theo ý mẹ. Hãy đưa cho con hai chiếc áo màu đỏ và màu vàng, hỏi con thích lựa chọn màu nào và chiều theo ý bé. Và nếu như con bạn muốn mặc một chiếc áo màu xanh ở
  5. trong tủ, thì cũng hãy nên chiều con. Tạo cơ hội cho bé tự lựa chọn và quyết định cũng là một trong những cách để rèn tính tự lập cho con. Hãy nghĩ thế, bạn sẽ bớt bực tức hơn rất nhiều. Đừng lãng phí những cơn tức giận vì những lỗi nhỏ nhặt của con. (Ảnh minh họa) 3. Đừng "sôi máu" vì những chuyện nhỏ nhặt Một lời khuyên hết sức sáng suốt cho các bậc cha mẹ là đừng lãng phí những cơn tức giận vì những lỗi nhỏ nhặt của con. Mặc dù bạn muốn con cư xử thật văn minh, sạch sẽ nhưng đừng nôn nóng bởi dù sao, bé cũng chỉ là trẻ con. Nếu bé nhà bạn chẳng may ném một mẩu bánh xuống sàn nhà hay làm đổ hết cốc sữa đang uống dở thì điều đó cũng không có gì là ghê gớm. Đừng kỳ vọng hoàn hảo, không mắc lỗi hay ngôn ngữ lịch thiệp ở một em bé mọi lúc.
  6. Một điều vô cùng đơn giản mà lại rất hiệu quả là hãy nhắc con sữa lỗi rồi bỏ qua nó. Tốt hơn cả là tặng cho bé nhiều lời khen, tập trung vào những việc bé làm tốt thay vì bới móc những lỗi lầm của bé. 4. Hãy kiểm tra lại chính mình Bạn lười ăn rau? Lười uống nước? Hay dán mắt vào màn hình máy tính hoặc tivi? Luôn gào thét hoặc đánh đòn mỗi khi tức giận con? Vậy thì đừng mong con có nếp sinh hoạt tốt nếu bản thân cha mẹ không phải là tấm gương sáng để con noi theo. Các bé thường là “bản sao” của cha mẹ về lời nói, hành vi, cách ứng xử, thói quen sinh hoạt... Do đó, bạn cần luôn là tấm gương sáng để bé soi vào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2