intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 xu hướng làm đẹp rùng rợn trong lịch sử

Chia sẻ: A A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

60
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bó chân - Trung Quốc Nhiều phụ nữ ngày nay luôn phàn nàn về những đôi giày cao gót khiến chân họ đau ê ẩm nhưng như thế đâu có sá gì với những người phụ nữ Trung Quốc sống vào giữa thế kỷ thứ 10. .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 xu hướng làm đẹp rùng rợn trong lịch sử

  1. 4 xu hướng làm đẹp rùng rợn trong lịch sử
  2.  1. Bó chân - Trung Quốc Nhiều phụ nữ ngày nay luôn phàn nàn về những đôi giày cao gót khiến chân họ đau ê ẩm nhưng như thế đâu có sá gì với những người phụ nữ Trung Quốc sống vào giữa thế kỷ thứ 10. Đó là khi cuộc sống của những thiếu nữ trẻ phải gắn liền với tục lệ bó chân, với những đôi giày sen chỉ dài tầm 7 cm. Bó chân là một tục lệ xuất hiện cách đây hơn 1.000 năm tại Trung Quốc khi đó một người nữ quý tộc với đôi chân bình thường sẽ không thể nào lấy được chồng (chỉ có người nông dân mới có đôi chân bình thường vì họ cần một chôi chân chắc chắn để làm việc ngoài cánh đồng). Một đứa trẻ 4-7 tuổi đã bắt đầu bị bó chân. Đầu tiên, từng chân sẽ được ngâm trong nước lá dược thảo và máu động vật ấm. Sau đó tất cả móng chân sẽ bị cắt càng sâu càng tốt để ngăn chặn sự phát triển của chân và sự nhiễm trùng sau đó. Tiếp sau đó, bàn chân sẽ được xoa bóp nhẹ nhàng, những dải băng bằng lụa hoặc cotton dài khoảng 3 m và rộng 5 cm sau khi được ngâm vào hỗn hợp dược thảo và máu động vật tương tự. Từng bàn chân sau đó sẽ bị bẻ gẫy và cuốn gọn vào trong những dải băng ướt này, nén thật chặt đến kiệt nước, kéo giật mạnh về phía gót chân. Đôi khi người ta còn tạo ra những vết cắt sâu ở lòng bàn chân để công việc này được dễ dàng. Trình tự này sẽ được lặp lại 2 ngày một lần, với một lần bó chân mới. Mỗi lần bó lại, dải băng lại được thắt chặt hơn nữa làm cho quá trình bó chân càng ngày càng đau đớn.
  3. Phụ nữ quý tộc Trung Quốc với "đôi chân sen" bị biến dạng chỉ ngắn tầm 7 cm.
  4. Phong tục này làm thay đổi cấu trúc xương một cách rùng rợn. 2. Tục kéo cổ - Thái Lan Nỗi đau của phụ nữ Kayan sống tại miền Bắc Thái Lan cũng không thua kém gì phụ nữ Trung Quốc hồi thế kỷ thứ 10. Họ được gọi là "phụ nữ hươu cao cổ" bởi trong suốt cả cuộc đời luôn phải đeo khoảng 25 chiếc vòng trên cổ với mục đích làm dài cổ. Một người phụ nữ Kayan bắt đầu đeo kiểu vòng cổ khi chỉ mới 2 tuổi và số lượng của những chiếc vòng cổ sẽ tăng dần lên cho đến khi họ 20 tuổi. Trọng lượng của những chiếc vòng sẽ gây áp lực lên phần xương bả vai khiến vai bị biến dạng và phần cổ trông dài hơn. Phụ nữ vùng này tin rằng,
  5. họ sẽ bị gãy cổ hoặc không thể cử động được cổ nếu như những chiếc vòng bị tháo rời. Những chiếc vòng cổ thường được làm từ kim loại vì thế một số nhà nhân chủng học tin rằng văn hóa đeo vòng kéo cổ này bắt nguồn từ việc bảo vệ vùng cổ không bị hổ tấn công. Một số người lại cho rằng, đây là cách giúp họ trông giống như một con rồng - con vật linh thiêng trong thuyền thuyết người Kayan.
  6. Phụ nữ Kayan với chuỗi vòng cổ kéo dài cổ kỳ dị.
  7. Một cô gái 19 tuổi phải làm lại vòng cổ cho vừa với kích thước cổ
  8. của mình. Khi mới 2 tuổi, trẻ em vùng Kayan đã phải đeo chuỗi vòng cổ kim loại để kéo dài cổ.
  9. 3. Giày chopine - Thời kỳ Phục Hưng
  10. Chopine là một loại giày platform rất phổ biến trong thời kỳ Phục Hưng, được sử dụng như một loại giày cao gót để bảo vệ đôi chân khỏi bùn đất, rác rưởi trên phố. Giày Chopine thường được làm từ gỗ và bao phủ bởi vải thổ cẩm hoặc nhung. Đây không chỉ là một trang phục mà còn là biểu tượng của giai cấp. Một đôi giày càng cao càng thế hiện đẳng cấp của người sử dụng trong xã hội, thậm chí có những đôi chopine cao tới 50 cm. Đôi giày platform là biểu tượng của giai cấp quý tộc. Một đôi giày càng cao càng thể hiện địa vị của người sử dụng trong xã hội.
  11. Tuy nhiên, nguy hiểm chết người cũng tỷ lệ thuận với độ cao đó. 4. Làn da trắng bạch - quý tộc châu Âu Nếu như các cô gái ngày nay chấp nhận thương đau và rủi ro để có làn da siêu trắng bằng thuốc tẩy trắng bán tràn lan trên mạng thì cách đây 5 thế kỷ, những người phụ nữ quý tộc sống tại châu Âu cũng có cùng sở thích đó. Thời bấy giờ, làn da trắng là một biểu tượng của quyền lực, địa vị trong xã hội, để thể hiện sự khác biệt với những người nông dân với làn da đen cháy do phải lao động cật lực ngoài trời. Vào đầu những năm 1500, một vài phụ nữ châu Âu thuộc tầng lớp quý tộc, nhiều tài liệu ghi lại rằng nữ hoàng
  12. Elizabeth I là người đi tiên phong cho trào lưu sử dụng một chất làm sáng da được gọi là ceruse. Loại chất này được làm từ chì trắng, có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và thậm chí là tử vong.
  13. Làn da trắng bạch là trào lưu làm đẹp được phụ nữ quý tộc châu Âu hồi thế kỷ 15 rất yêu thích.
  14. Họ thường sử dụng một loại mỹ phẩm làm từ chì trắng tuy nhiên chất này có thể gây tổn hại tới da và thậm chí là tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2