intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 câu hỏi kinh điển quanh việc đóng bỉm cho con

Chia sẻ: Tran Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Đóng bỉm có làm cho chân bé bị vòng kiềng? Bé trai đóng bỉm thì không tốt cho tinh hoàn?... là những thắc mắc của các mẹ khi đóng bỉm cho con. 1. Vì sao đóng bỉm cho bé mà bé vẫn bị ướt ngấm ra cả quần lẫn áo. Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu của bé. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 câu hỏi kinh điển quanh việc đóng bỉm cho con

  1. 5 câu hỏi kinh điển quanh việc đóng bỉm cho con
  2. Đóng bỉm có làm cho chân bé bị vòng kiềng? Bé trai đóng bỉm thì không tốt cho tinh hoàn?... là những thắc mắc của các mẹ khi đóng bỉm cho con. 1. Vì sao đóng bỉm cho bé mà bé vẫn bị ướt ngấm ra cả quần lẫn áo. Nhiều khi chất lượng bỉm không tốt sẽ không kịp ngấm khi bé tè. Đối với bé trai, khi đóng bỉm phải chú ý đến chim của bé, phải cho chúi xuống để bỉm có thể ngấm được nước tiểu của bé. Ngoài ra, màng ngăn hai bên phải được kéo ra cẩn thận để không bị tràn nước tiểu ra ngoài khi bé tè. 2. Cách chọn bỉm cho con như thế nào? - Để bé được thoải mái khi đóng bỉm thì việc lựa chọn bỉm phù hợp rất quan trọng. Khi mua bỉm, bạn nên chọn loại có màng đáy thoáng dạng vải, không quá dầy sẽ thích hợp hơn đối với làn da nhạy cảm của bé, nhất là vùng đùi nơi tiếp xúc với đáy tã. Hai bên vách chống trào của tã nếu được thiết kế mềm mại sẽ không gây vết hằn trên đùi, làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  3. Hơn nữa, các bà mẹ đặc biệt chú ý không nên chọn loại tã bên trong phần tiếp xúc với da trẻ có plastic và polyester. Kích thước của tã thích hợp theo từng lứa tuổi để tã không nén lên da đùi và bụng trẻ. Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm ta cần chọn loại có thiết kế độ dầy tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong. Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt. 3. Cách đóng bỉm đúng cách - Không nên quấn chặt tã lót cũng như mặc quần quá dầy là một trong những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé vì thế đóng bỉm để bé có giấc ngủ ngon hơn, để tránh cảm giác ướt át cũng như phải thay tã
  4. làm bé thức giấc. Và các mẹ nhớ kĩ, tuyệt đối không được dùng kim băng để cài bỉm cho con nhé vì sẽ rất nguy hiểm khi trẻ cựa mình, đạp chân tay, kim băng bật ra đâm vào bé. 4. Đóng bỉm có làm chân bé bị vòng kiềng? - Các mẹ nên nhớ, việc đóng bỉm không làm cho chân bé bị vòng kiềng. Tránh để trẻ bị bệnh còi xương là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chân vòng kiềng. 5. Không nên đóng bỉm cho bé trai vì như vậy không tốt cho sự phát triển của tinh hoàn? - Một công trình điều tra của Mỹ cho biết, loại tã giấy trẻ em (đóng bỉm) do kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ cục bộ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và lâu ngày như vậy sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau
  5. này. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý hạn chế dùng tã giấy cho trẻ. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên thay tã thường xuyên và không nên bắt trẻ đeo tã cả ngày. Việc đóng bỉm buổi ban đêm là lựa chọn của phần đông các bà mẹ. Tuy nhiên chị có thể chọn cho mình một hình thức khác nếu lo rằng đóng bỉm cho bé vào mùa hè là quá nóng...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1