intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 ĐIỀU THEN CHỐT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

205
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

việc sử dụng từ ngữ để biểu thị cảm xúc, bạn cho trẻ những thông tin ban đầu về tầm quan trọng của quá trình từ nói đến thực hiện. Điều này cho phép tạo ra nhận thức và làm giảm sự bốc đồng của trẻ. Con người thường có khoảng 9 cảm xúc bên trong lúc sinh ra. Phát hiện này dựa trên những công trình nghiên cứu của Darwin, Demos, Ekman, Izard, Nathanson và đặc biệt là Tomkins. Những cảm xúc này sau đó kết hợp với nhau và tạo ra đời sống cảm xúc phức tạp của mỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 ĐIỀU THEN CHỐT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

  1. 5 ĐIỀU THEN CHỐT TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Bằng việc sử dụng từ ngữ để biểu thị cảm xúc, bạn cho trẻ những thông tin ban đầu về tầm quan trọng của quá trình từ nói đến thực hiện. Điều này cho phép tạo ra nhận thức và làm giảm sự bốc đồng của trẻ. Con người thường có khoảng 9 cảm xúc bên trong lúc sinh ra. Phát hiện này dựa trên những công trình nghiên cứu của Darwin, Demos, Ekman, Izard, Nathanson và đặc biệt là Tomkins. Những cảm xúc này sau đó kết hợp với nhau và tạo ra đời sống cảm xúc phức tạp của mỗi người. Việc hiểu những cảm xúc đó như thế nào có thể tạo ra một thế giới khác biệt cho bạn và bé. Hai cảm xúc lạc quan là thích thú và hưởng thụ; cảm xúc điều chỉnh hệ thần kinh và giúp hệ thần kinh sẵn sàng đón nhận những tác động khác được gọi là ngạc nhiên; và sáu cảm xúc tiêu cực là buồn khổ, giận dữ, sợ hãi, ngượng ngùng, ghê tởm (phản ứng với thức ăn tệ) và cảm xúc phản ứng với những mùi khó ngửi. Mỗi cảm xúc này được báo hiệu bởi một biểu hiện đặc biệt trên nét mặt trẻ. Những biểu hiện này cung cấp những dấu hiệu có thể giúp bạn hiểu được trẻ đang cảm thấy như thế nào. 9 cảm xúc này có những mức độ khác nhau từ thấp đến cao: thích thú đến kích động, hưởng thụ đến hân hoan, ngạc nhiên đến giật mình, buồn khổ đến đau đớn, giận dữ đến thịnh nộ, sợ hãi đến khiếp sợ, ngượng ngùng đến bẽ mặt, và nhiều mức độ khác nhau của ghê tởm mùi vị khi ngửi hoặc nếm thức ăn. Có rất nhiều cách dễ dàng để nhận ra những thông tin này một cách hữu ích cho bạn và bé. Các nhà nghiên cứu gọi đó là 5 điều then chốt trong sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những điều then chốt này có thể giúp đề cao những yếu tố tiềm năng và ngăn chặn các vấn đề phát sinh. 1. Cho phép biểu lộ đầy đủ và hợp lý toàn bộ cảm xúc Việc cho phép và khuyến khích việc thể hiện cảm xúc là một trong những khía cạnh quan trọng của việc tạo lập một giao tiếp tốt với con trẻ và nuôi dưỡng sự phát triển cảm xúc một cách khoẻ mạnh. Bằng việc khuyến khích sự hứng thú của trẻ, bạn sẽ biết rằng trẻ đam mê cái gì. Hứng thú, hoặc trí tò mò – là gốc rễ của mọi quá trình khám phá, học hỏi và phát hiện của chúng ta. Việc hiểu được niềm đam mê và hứng thú của trẻ sẽ tạo khả năng cho trẻ có thể đưa ra những quyết định về học tập, nghề nghiệp và tìm bạn đời dễ dàng hơn sau này bằng chính những nhận thức của bản thân. Chúng ta cũng muốn rằng con trẻ có thể biểu hiện những cảm xúc tiêu cực như đau buồn, giận dữ, sợ hãi, xấu hổ, ghê tởm. Những dấu hiệu này cũng như là dấu hiệu SOS. Chúng cho chúng ta biết khi trẻ đang gặp rắc rối và cần sự giúp đỡ. Nếu bằng cách nào đó bạn nói với trẻ rằng không được thể hiện những cảm xúc đó, thì những cảm xúc này sẽ bị dồn nén và tạo ra những tổn thương bên trong, có thể mang lại kết quả là một cảm xúc ăn sâu vì bị hiểu lầm, không được lắng nghe, không thể tin tưởng môi trường xung quanh, giận giữ và tuyệt vọng. 2. Tối đa hoá những dấu hiệu về cảm xúc hứng thú và hưởng thụ Nó sẽ thực sự rất hữu ích khi nhận ra và ủng hộ sở thích của trẻ. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu thêm về trẻ, và trẻ cũng biết thêm về bạn. Việc ủng hộ sự tò mò của trẻ làm tăng những hoạt động khám phá và học hỏi ở trẻ. Thậm chí khi trẻ hứng thú làm một điều
  2. gì đó mang tính phá quấy, như mang bình và chảo ra chơi một cách ồn ào, thì vẫn luôn có một cách để định hướng lại hành vi của trẻ cho phù hợp giữa sở thích của trẻ và mong muốn của cha mẹ. Hãy ghi nhớ, cách cư xử xấu ở trẻ có thể đơn giản chỉ là cảm giác hứng thú trong việc đó. 3. Loại bỏ những yếu tố gây ra những cảm xúc tiêu cực Những dấu hiệu tiêu cực đơn giản là những tiếng kêu cứu, là biểu hiện có vấn đề gì đó… “Hãy giúp đỡ con!”, bằng cách phản ứng lại một cách hợp lý với những dấu hiệu này, bạn cần cho trẻ biết rằng bạn hiểu con mình và sẽ giúp đỡ trẻ. Điều này sẽ nâng cao khả năng điều chỉnh căng thẳng ở trẻ. Yếu tố chính thúc đNy cảm xúc tiêu cực ở trẻ là đói, mệt mỏi, và bị đau (ví dụ như tã Nm, ốm, v.v…) 4. Sử dụng từ ngữ để biểu hiện dấu hiệu (thậm chí với cả trẻ sơ sinh) Bằng việc sử dụng từ ngữ để biểu thị cảm xúc, bạn cho trẻ những thông tin ban đầu về tầm quan trọng của quá trình từ nói đến thực hiện. Điều này cho phép tạo ra nhận thức và suy nghĩ nhiều hơn và làm giảm sự bốc đồng của trẻ. “Ồ, cái còi xe làm con ngạc nhiên phải không?”; “Con đang giận đấy à?”; “Chắc chắn là con đang hứng thú lắm với cái này nhỉ”. Đó là những câu nói ví dụ về việc cha mẹ sử dụng từ ngữ để biểu thị cảm xúc của trẻ. 5. Hãy ý thức về việc con bạn muốn trở thành người như bạn Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ háo hức được trở thành những người như Bố và Mẹ. Đây là một công cụ đắc lực để giúp trẻ có được sự điều chỉnh sức ép và đạo đức lịch thiệp. N ói và hành động một cách điềm tĩnh, đưa cảm xúc vào lời nói, không đánh và đá trong bất kỳ một hoàn cảnh nào, nói “cảm ơn con” “con làm ơn…” và “bố/mẹ xin lỗi” với trẻ…, tất cả điều này sẽ giúp tạo ra môi trường tốt để con bạn làm theo những hành vi bạn đã làm với trẻ. N guồn: www.khamchuabenh.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2