510 bài tập trắc địa theo phương pháp trắc nghiệm khách quan - PGS.TS Phạm Văn Chuyên
lượt xem 14
download
Tài liệu "510 bài tập trắc địa theo phương pháp trắc nghiệm khách quan - PGS.TS Phạm Văn Chuyên" gồm có 510 bài tập trắc địa theo phương pháp trắc nghiệm khách quan. Cuối mỗi chương đều có đáp số của các bài tập. Nhờ vậy sinh viên có thể tự đánh giá được kết quả học tập của bản thân mình, còn giảng viên thì có thể chủ động lập được các phương án trả lời (A,B,C,D) khác nhau, tạo ra các bộ đề thi mang mã số khác nhau. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 510 bài tập trắc địa theo phương pháp trắc nghiệm khách quan - PGS.TS Phạm Văn Chuyên
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên PGS.TS. PHẠM VĂN CHUYÊN 510 BÀI TẬP TRẮC ĐỊA THEO PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN HÀ NỘI NĂM 2022 1
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên LỜI NÓI ĐẦU Đánh giá kết quả học tập là một khâu công tác quan trọng trong ngành giáo dục.Hiện nay đang tồn tại các hình thức thi như sau: +Thi vấn đáp. +Thi viết tự luận. +Thi viết trắc nghiệm khách quan. Mỗi một hình thức thi ở trên đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng nhất định.Không có hình thức thi nào tốt đẹp tất cả . Chỉ có hình thức thi tối ưu nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể mà thôi. Hình thức thi viết trắc nghiệm khách quan có ưu điểm nổi bật là công khai , minh bạch ,công bằng , chính xác ,nhanh chóng ,đơn giản ,dễ hiểu.Kết quả bài thi không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm thi.Thời gian chấm bài nhanh chóng.Kết quả bài thi được đánh giá công bằng cho mọi thí sinh.Khi phải tổ chức thi cho nhiều người và cần nhanh chóng công bố công khai kết quả thi thì đây là phương phap tối ưu nhất . Giờ đây ,việc tra cứu ,tìm kiếm thông tin trên mạng internet đã làm thỏa mãn khá nhiều nhu cầu hiểu biết của con người, đồng thời điều này cũng làm thay đổi nhận thức của con người trong học tập là không phải học thuộc lòng nhiều nữa mà là phải tăng cường phương pháp tư duy hiểu biết khoa học .Khi ấy hình thức thi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan tỏ ra càng thích hợp hơn .Bởi vậy chúng tôi đã biên soạn tài liệu này.để phục vụ việc học tập và giảng dạy môn học trắc địa trong các trường đại học kỹ thuật. Nội dung sách gồm có 510 bài tập trắc địa theo phương pháp trắc nghiệm khách quan.Cuối mỗi chương đều có đáp số của các bài tập .Nhờ vậy sinh viên có thể tự đánh giá được kết quả học tập của bản than mình , còn giảng viên thì có thể chủ động lập được các phương án trả lời (A,B,C,D) khác nhau , tạo ra các bộ đề thi mang mã số khác nhau . Từ năm 2 000 công tác trắc địa ở Việt nam đã hoàn toàn được đổi mới theo quyết định 83/2 000/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ .Những kiến thức trắc địa trình bầy trong tài liệu này đều phù hợp với quyết định nói trên. Đối tương phục vụ của sách là sinh viên các ngành kỹ thuật không chuyên về trắc địa như : Xây dựng dân dụng và công nghiệp ,Xây dựng cầu đường ,Xây dựng cảng ,Xây dựng thủy lợi ,Môi trường nước , Công trình biển ,Tin học xây dựng,Cơ giới hóa xây dựng,Kinh tế xây dựng, Bất động sản,Quản lý đô thị ,Kiến trúc ,Qui hoạch vv…. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp .Xin chân thành cám ơn và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. Người biên soạn: PGS.TS. Phạm Văn Chuyên Trường Đại học Xây dựng ,Hà nội 2
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên CHƯƠNG 1 ĐỊNH VỊ ĐIỂM. 1-1 Đối tượng của môn học trắc địa Trắc địa là một môn khoa hoc về đo đạc mặt đất để: A Để xác định tọa độ của các điểm mặt đất. B Để biểu diễn mặt đất thành bản đồ. C Để đo đạc bố trí xây dựng công trình. D Gồm cả ba phương án trên. 1-2 Mục đích của trắc địa là xác định tọa độ của các điểm Để định vị một điểm trong không gian cần phải có mấy yếu tố : A 1 yếu tố. B 2 yếu tố. C 3 yếu tố . D 4 yếu tố . 1-3 Tầm quan trọng của môn học trắc địa đối với ngành xây dựng Trắc địa cần thiết trong các giai đoạn A Giai đoạn khảo sát ,thiết kế công trình. B Giai đoạn thi công công trình. C Giai đoạn sử dụng công trình. D Gồm cả ba phương án trên. 1-4 Ở Việt nam công tác trắc địa đã được đổi mới hoàn toàn từ năm nào ? A Từ năm 2 000. B Từ năm 2 001. C Từ năm 2 002. D Từ năm 2 003. Mặt thủy chuẩn 1-5 Cơ sở để xác định “độ cao thủy chuẩn “ của một điểm là A Mặt thủy chuẩn gêooit. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2000. D Mặt qui chiếu HN-72. 1-6 Cơ sở để xác định “độ cao trắc địa WGS-84 “ của một điểm là A Mặt thủy chuẩn gêooit. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2000. D Mặt qui chiếu HN-72. 1-7 Cơ sở để xác định “độ cao trắc địa VN-2000“ của một điểm là A Mặt thủy chuẩn gêooit. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2000. D Mặt qui chiếu HN-72. 1-8 Cơ sở để xác định “độ cao trắc địa HN-72“ của một điểm là A Mặt thủy chuẩn gêooit. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2000. D Mặt qui chiếu HN-72. 3
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên 1-9 Mặt thủy chuẩn gêooit là cơ sở để xác định A Độ cao thủy chuẩn. B Độ cao trắc địa WGS-84. C Độ cao trắc địa VN-2 000. D Độ cao trắc địa HN-72 1-10 Mặt qui chiếu WGS-84 là cơ sở để xác định A Độ cao thủy chuẩn. B Độ cao trắc địa WGS-84. C Độ cao trắc địa VN-2 000. D Độ cao trắc địa HN-72. 1-11 Mặt qui chiếu VN-2000 là cơ sở để xác định A Độ cao thủy chuẩn. B Độ cao trắc địa WGS-84. C Độ cao trắc địa VN-2 000. D Độ cao trắc địa HN-72. 1-12 Mặt qui chiếu HN-72 là cơ sở để xác định A Độ cao thủy chuẩn. B Độ cao trắc địa WGS-84. C Độ cao trắc địa VN-2 000. D Độ cao trắc địa HN-72. 1-13 Mặt có ba đặc điểm : Thứ nhất về hình dạng là elip khối hai trục . Thứ hai về kích thước: +Bán trục lớn a=6 378 137 m. +Độ dẹt cực α = 1/298,257. Thứ ba về định vị : +Tâm của Elip trùng với tâm C của Trái đất. +Trục bé b của Elip trùng với trục quay thẳng đứng của Trái đất. có tên gọi là: A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN- 2 000. C Mặt qui chiếu HN-72. D Cả ba phương án trên 1-14 Mặt có ba đặc điểm : Thứ nhất về hình dạng: là elip khối hai trục . Thứ hai về kích thước: +Bán trục lớn a=6 378 137 m. +Độ dẹt cực α = 1/298,257. Thứ ba về định vị : +Tâm của Elip không trùng với tâm C của Trái đất + Trục bé b của Elip không trùng với trục quay thẳng đứng của Trái đất có tên gọi là: A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN- 2 000. C Mặt qui chiếu HN-72. D Cả ba phương án trên. 1-15 Mặt có ba đặc điểm : 4
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên Thứ nhất về hình dạng: là elip khối hai trục . Thứ hai về kích thước: +Bán trục lớn a=6 378 245 m. +Độ dẹt cực α = 1/298,3. Thứ ba về định vị : +Tâm của Elip trùng với tâm C” của Trái đất. + Trục bé b của Elip trùng với trục quay thẳng đứng của Trái đất. có tên gọi là: A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN- 2 000. C Mặt qui chiếu HN-72. D Cả ba phương án trên. Hệ thống độ cao 1-16 “ Độ cao thủy chuẩn” của một điểm là : A Khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy đến mặt thủy chuẩn gê-ô-it. B Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu WGS-84 . C Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếuVN- 2000. D Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu HN-72. 1-17 “ Độ cao trắc địa WGS-84” của một điểm là: A Khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy đến mặt thủy chuẩn gê-ô- it. B Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu WGS-84 . C Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếuVN- 2000. D Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu HN-72. 1-18 “ Độ cao trắc địa VN-2000” của một điểm là: A Khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy đến mặt thủy chuẩn gê-ô- it. B Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu WGS-84 . C Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếuVN- 2000. D Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu HN-72. 1-19 “ Độ cao trắc địa HN-72” của một điểm là : A Khoảng cách theo phương dây dọi kể từ điểm ấy đến mặt thủy chuẩn gê-ô- it. B Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu WGS-84 . 5
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên C Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếuVN- 2000. D Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ điểm ấy đến mặt qui chiếu HN-72. 1-20 Khoảng cách theo phương dây dọi kể từ một điểm đến mặt thủy chuẩn gê-ô-it được gọi là: A “ Độ cao thủy chuẩn” B “ Độ cao trắc địa WGS-84” C “ Độ cao trắc địa VN-2000” D “ Độ cao trắc địa HN-72” 1-21 Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ một điểm đến mặt qui chiếu WGS- 84 được gọi là A “ Độ cao thủy chuẩn”. B “ Độ cao trắc địa WGS-84” . C “ Độ cao trắc địa VN-2000”. D “ Độ cao trắc địa HN-72”. 1-22 Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ một điểm đến mặt qui chiếu VN-2000 được gọi là A “ Độ cao thủy chuẩn”. B “ Độ cao trắc địa WGS-84” . C “ Độ cao trắc địa VN-2000”. D “ Độ cao trắc địa HN-72”. 1-23 Khoảng cách theo phương pháp tuyến kể từ một điểm đến mặt qui chiếu HN-72 được gọi là: A “ Độ cao thủy chuẩn”. B “ Độ cao trắc địa WGS-84” . C “ Độ cao trắc địa VN-2000”. D “ Độ cao trắc địa HN-72”. Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 1-24 Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 được ký hiệu như thế nào A (CXYZ). B (ÕX’Y’Z’). C (BLH). D (B’L’H’). 1-25 Ký hiệu (CXYZ) là để chỉ hệ tọa độ không gian nào A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1-26 Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 được thế giới sử dụng từ năm nào A 1984. B 1985. C 1986 . D 1987. 1-27 Hệ tọa độ địa tâm WGS-84 được thành lập dựa trên cơ sở là : A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN-2 000. 6
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên C Mặt qui chiếu HN-72 D Cả ba măt qui chiếu trên . 1-28 Hệ tọa độ không gian nào được thành lập như sau +Gốc tọa độ trùng với tâm của Trái đất C . +Trục CZ trùng với trục quay thẳng đứng của Trái đất ,hướng lên bắc cực là chiều dương. +Trục CX là giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo với mặt phẳng kinh tuyến gốc ,hướng từ tâm ra kinh tuyến gốc là chiều dương . +Trục CY nằm trong mặt phẳng xích đạo và vuông góc với truc CX , hướng từ tâm ra phía đông bán cầu là chiều dương . A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1-29 Trong hệ tọa độ địa tâm WGS-84 , vị trí không gian của một điểm được xác định bởi A Tọa độ X. B Tọa độ Y. C Tọa độ Z . D Cả ba tọa độ X,Y,Z. 1-30 Trong “hệ tọa độ địa tâm WGS-84”, ba yếu tố để định vị một điểm trong không gian được ký hiệu là A (X, Y, Z) B (X’,Y’,Z’) C (B, L, H*) D (B’, L’, H’) Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000 1-31 Hệ tọa độ địa tâm quốc gia VN-2 000 được ký hiệu như thế nào? A (CXYZ). B (O’X’Y’Z’). C (BLH*). D (B’L’H’). 1-32 Ký hiệu (O’X’Y’Z’) là để chỉ hệ tọa độ không gian nào? A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1-33 Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000 được Việt – nam sử dụng từ năm nào? A 2 000. B 2 001. C 2 002. D 2 003. 1-34 Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000 được thành lập dựa trên cơ sở là : A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN-2 000. C Mặt qui chiếu HN-72 D Cả ba măt qui chiếu trên . 7
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên 1-35 Hệ tọa độ không gian nào được thành lập như sau +Gốc tọa độ trùng với tâm O’ của mặt qui chiếu VN-2 000. +Trục O’Z’ trùng với trục bé b của mặt qui chiếu VN-2000 ,hướng lên bắc cực là chiều dương. +Trục O’X’ là giao tuyến giữa mặt phẳng xích đạo với mặt phẳng kinh tuyến O’ độ của mặt qui chiếu VN-2 000,hướng từ tâm ra kinh tuyến O độ là chiều dương . +Trục O’Y’ nằm trong mặt phẳng xích đạo của mặt qui chiếu VN-2 000 và vuông góc với truc O’X’ , hướng từ tâm ra phía đông bán cầu là chiều dương . A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1-36 Trong hệ tọa độ địa tâm VN-2 000 , vị trí không gian của một điểm thuộc lãnh thổ Việt nam được xác định bởi: A Tọa độ X’. B Tọa độ Y’. C Tọa độ Z’. D Cả ba tọa độ X’,Y’,Z’. 1-37 Trong “hệ tọa độ địa tâm VN-2000”, ba yếu tố để định vị một điểm trong không gian được ký hiệu là: A (X, Y, Z). B (X’,Y’,Z’). C (B, L, H*). D (B’, L’, H’). Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. 1-38 Hệ tọa độ trắc địa WGS-84 được ký hiệu như thế nào ? A (CXYZ). B (O’X’Y’Z’). C (BLH*). D (B’L’H’). 1.39 Ký hiệu (BLH*) là để chỉ hệ tọa độ không gian nào? A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1.40 Hệ tọa độ trắc địa quốc tế WGS-84 được thế giới sử dụng từ năm nào ? A 1984. B 1985. C 1986 . D 1987. 1.41 Hệ tọa độ trắc địa WGS-84 được thành lập dựa trên cơ sở là : A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN-2 000. C Mặt qui chiếu HN-72 D Cả ba măt qui chiếu trên . 1.42 Hệ tọa độ không gian nào được thành lập dựa trên các cơ sở sau: +Mặt qui chiếu WGS-84. 8
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên +Mặt phẳng xích đạo của Trái đất . +Mặt phẳng kinh tuyến gốc (Grin-uyt ,Luân đôn ,Anh ). A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1.43 Trong hệ tọa độ trắc địa WGS-84 , vị trí không gian của một điểm mặt đất được xác định bởi : A Độ vĩ trắc địa WGS-84 ( B ). B Độ kinh trắc địa WGS-84 ( L ). C Độ cao trắc địa WGS-84 ( H* ). D Cả ba tọa độ (B,L,H*). 1.44 Trong “hệ tọa độ trắc địa WGS-84”, ba yếu tố để định vị một điểm trong không gian được ký hiệu là : A (X, Y, Z). B (X’,Y’,Z’). C (B, L, H*). D (B’, L’, H’). 1.45 Định nghĩa sau là gì? “Góc nhọn hợp bởi phương pháp tuyến AA0 với mặt phẳng xích đạo của mặt qui chiếu WGS-84,có giá trị từ 0 độ đến ±90 độ và được tính từ mặt phẳng xích đạo về hai phía bắc bán cầu và nam bán cầu tương ứng gọi là độ vĩ bắc (N) hay độ vĩ nam (S). “ A Độ vĩ trắc địa WGS-84 ( B ). B Độ kinh trắc địa WGS-84 ( L ). C Độ vĩ trắc địa VN-2 000 ( B’ ). D Độ kinh trắc địa VN-2 000 ( L’ ). 1.46 Định nghĩa sau là gì? “Góc phẳng của nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc (Grin-uyt) của mặt qui chiếu WGS-84 với mặt phẳng kinh tuyến chứa A,có giá trị từ 0 độ đến ±180 độvà được tính từ mặt phẳng kinh tuyến gốc về hai phía đông bán cầu và tây bán cầu ,tương ứng gọi là độ kinh đông (E) hay độ kinh tây (W)” A Độ vĩ trắc địa WGS-84 ( B ). B Độ kinh trắc địa WGS-84 ( L ). C Độ vĩ trắc địa VN-2 000 ( B’ ). D Độ kinh trắc địa VN-2 000 ( L’ ). Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1.47 Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000 được ký hiệu như thế nào? A (CXYZ). B (O’X’Y’Z’). C (BLH*). D (B’L’H’). 1.48 Ký hiệu (B’L’H’) là để chỉ hệ tọa độ không gian nào? A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 9
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên 1.49 Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000 được Việt –nam sử dụng từ năm nào? A 2 000. B 2 001. C 2 002. D 2 003. 1.50 Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000 được thành lập dựa trên cơ sở nào : A Mặt qui chiếu WGS-84. B Mặt qui chiếu VN-2 000. C Mặt qui chiếu HN-72 D Cả ba măt qui chiếu trên . 1.51 Ba mặt sau +Mặt qui chiếu VN-2000. +Mặt phẳng xích đạo của mặt qui chiếu VN-2000 . +Mặt phẳng kinh tuyến gốc O’ độ của mặt qui chiếu VN-2000 . Là cơ sở để thành lập : A Hệ tọa độ địa tâm WGS-84. B Hệ tọa độ địa tâm VN-2 000. C Hệ tọa độ trắc địa WGS-84. D Hệ tọa độ trắc địa VN-2 000. 1.52 Trong hệ tọa độ trắc địa VN-2 000 , vị trí không gian của một điểm mặt đất thuộc lãnh thổ Việt nam được xác định bởi: A Độ vĩ trắc địa VN-2 000 ( B’ ). B Độ kinh trắc địa VN-2 000 ( L’ ). C Độ cao trắc địa VN-2 000 ( H’ ). D Cả ba tọa độ B’,L’,H’. 1.53 Trong “hệ tọa độ trắc địa VN-2000”, ba yếu tố để định vị một điểm trong không gian được ký hiệu là: A (X, Y, Z). B (X’,Y’,Z’). C (B, L, H*). D (B’, L’, H’). 1.54 Định nghĩa sau là gì ? “Góc nhọn hợp bởi pháp tuyến AA0’ với mặt phẳng xích đạo chứa tâm O’ của mặt qui chiếu VN-2000 ,có giá trị từ O0 đến+-900 và được tính từ mặt phẳng xích đạo về hai phía bắc bán cầu và nam bán cầu ,tương ứng gọi là độ vĩ bắc (N) hay độ vĩ nam (S).” A Độ vĩ trắc địa WGS-84 ( B ). B Độ kinh trắc địa WGS-84 ( L ). C Độ vĩ trắc địa VN-2 000 ( B’ ). D Độ kinh trắc địa VN-2 000 ( L’ ). 1.55 Định nghĩa sau là gì ? “Góc phẳng của nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến O0 của mặt qui chiếu VN-2000 và mặt phẳng kinh tuyến chứa A0’, có giá trị từ O0 đến _+1800 và được tính từ mặt phẳng kinh tuyến gốc về hai phía đông bán cầu và tây bán cầu, tương ứng gọi là độ kinh đông (E) hay độ kinh tây (W). ” A Độ vĩ trắc địa WGS-84 ( B ). B Độ kinh trắc địa WGS-84 ( L ). 10
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên C Độ vĩ trắc địa VN-2 000 ( B’ ). D Độ kinh trắc địa VN-2 000 ( L’ ). Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84. 1.56 Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84 được ký hiệu như thế nao? A (oxy). B (o’x’y’). C (o”x”y”). D (φ , λ). 1.57 Ký hiệu (oxy) là để chỉ hệ tọa độ vuông góc phẳng nào? A Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84. B Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000. C Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72. D Hệ tọa độ thiên văn . 1.58 Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84 được thế giới sử dụng từ năm nào ? A 1984. B 1985. C 1986. D 1987. 1.59 Trong phép chiếu bản đồ UTM-WGS-84 : 1/ Điểm A thuộc mặt đất tự nhiên đã được chiếu lên mặt qui chiếu là A0 (phép chiếu thứ nhất ) theo phương nào? A Phương dây dọi. B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương tiếp tuyến (với mặt qui chiếu). D Cả ba phương trên . 2/ Mặt qui chiếu ở đây là mặt nào ? A Mặt thủy chuẩn gê-ô-it. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2 000. D Mặt qui chiếu HN-72. 3/Điểm A0 thuộc mặt qui chiếu sẽ được chiếu lên mặt phẳng chiếu hình UTM là A0’ (phép chiếu thứ hai) theo phương nào ? A Phương dây dọi . B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương xuyên tâm (của mặt qui chiếu). D Cả ba phương trên . 1.60 Mặt qui chiếu có đặc điểm như sau : a/Mặt qui chiếu có hình dang là elip khối hai trục . b/Mặt qui chiếu này có kích thước là : +Bán trục lớn a = 6 378 137 ,000 m. +Độ dẹt cực α = 1/ 298,257. c/Mặt qui chiếu này được định vị vào trái đất sao cho : +Tâm của mặt qui chiếu trùng với tâm của trái đất (C) . +Trục bé b của mặt qui chiếu trùng với trục quay thẳng đứng của trái đất. Hỏi mặt qui chiếu trên thuộc hệ qui chiếu nào ? A Hệ qui chiếu WGS-84. B Hệ qui chiếu VN-2 000. 11
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên C Hệ qui chiếu HN-72 . D Cả ba hệ qui chiếu trên. 1.61 Mô hình mặt trụ nằm ngang cắt múi chiếu bản đồ loại 6 độ theo hai cát tuyến cách xa kinh tuyến giữa múi 180 ki-lô-met là thuộc phép chiếu bản đồ nao? A Phép chiếu bản đồ UTM . B Phép chiếu bản đồ Gau-sơ. C Phép chiếu bản đồ hình trụ đứng. D Phep chiếu bản đồ hình nón . 1.62 Hình chiếu của mỗi múi trong phép chiếu bản đồ UTM-WGS-84 có đặc điểm là 1/ Hình chiếu xích đạo có đặc điểm là: A Xích đạo thành đường nằm ngang . B Xích đạo thành đường thẳng đưng . C Xích đạo thành đường thẳng xiên . D Xích đạo thành đường thẳng chéo . 2/ Hình chiếu của kinh tuyến giữa múi có đặc điểm là: A Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng đứng và vuông góc với xích đạo . B Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng nằm ngang. C Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng xiên. D Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng chéo. 1.63 Biến dạng dài trong phép chiếu bản đồ UTM với múi chiếu 6 độ 1/ Kinh tuyến giữa múi có hệ số biến dạng k0 là bao nhiêu ? A k0 = 0,9996. B k0 = 1,0014. C k0 = 1,0000. D k0 = 0,9999. 2/ Cát tuyến cách kinh tuyến giữa múi 180 km có hệ số biến dạng k bằng bao nhiêu ? A k = 1,0000. B k = 1,0014. C k = 0,9996. D k = 0,9999 . 1.64 Trên mõi một múi chiếu loại 6 độ trong phép chiếu bản đồ UTM ,người ta đã thành lập một hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM-WGS-84 là (oxy) như thế nào 1/ Gốc tọa độ (O) ở đâu ? A Điểm O là giao điểm giữa xích đạo với kinh tuyến giữa múi. B Điểm O nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên trái . C `Điểm O nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên phải. D Điểm O nằm ở phía dưới xích đạo 10 000 km , ở bên trái kinh tuyến giữa múi 500 km . 2/Trục y được chọn như thế nào? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương . B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới .10000km, hướng sang phải là chiều dương. C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương . 12
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 3/ Trục x được chọn như thế nào? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương .B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới 10000km, hướng sang phải là chiều dương . C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương . D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 4/ Để đơn trị , người ta qui định rằng : A Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số hiệu của múi chiếu q ,giữa chúng (q và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). B Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số thứ tự của múi chiếu n ,giữa chúng (n và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). C Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến giữa múi ấy (λ0) ,giữa chúng (λ0 và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). D Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến mép biên trái của múi ấy (λT) ,giữa chúng (λT và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). 1.65 Trong “hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84 “, hai yếu tố để định vị một điểm được ký hiệu là : A (x , y). B (x’ , y’). C (x” , y”). D (φ , λ). 1.66 Tọa độ vuông góc phẳng WGS-84 (x,y) có quan hệ trực tiếp với tọa độ không gian nào ? A Với tọa độ địa tâm WGS-84 là : x= f1(X,Y,Z). y=f2(X,Y,Z). B Với tọa độ địa tâm VN-2 000 là: x= f3(X’,Y’,Z’). y=f4(X’,Y’,Z’). C Với tọa độ trắc địa WGS-84 là : x= f5(B,L). y= f6(B,L). D Với tọa độ trắc địa VN-2 000 là: x= f7(B’,L’). y= f8(B’,L’). Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000. 1.67 Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000 được ký hiệu như thế nào ? A (oxy). B (o’x’y’). C (o”x”y”). D (φ , λ). 1.68 Ký hiệu (o’x’y’) là để chỉ hệ tọa độ vuông góc phẳng nào? A Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84. 13
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên B Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000. C Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72. D Hệ tọa độ thiên văn . 1.69 Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000 được Việt-nam sử dụng từ năm nào ? A 2 000. B 2 001. C 2 002. D 2 003. 1.70 Trong phép chiếu bản đồ UTM-VN-2 000 : 1/ Điểm A thuộc mặt đất tự nhiên đã được chiếu lên mặt qui chiếu là A0 (phép chiếu thứ nhất ) theo phương nào ? A Phương dây dọi. B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương xuyên tâm (của mặt qui chiếu). D Cả ba phương trên . 2/ Mặt qui chiếu ở đây là mặt nào ? A Mặt thủy chuẩn gê-ô-it. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2 000. D Mặt qui chiếu HN-72. 3/Điểm A0 thuộc mặt qui chiếu sẽ được chiếu lên mặt phẳng chiếu hình UTM là A0’ (phép chiếu thứ hai) theo phương nào ? A Phương dây dọi . B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương xuyên tâm (của mặt qui chiếu). D Cả ba phương trên . 1.71 Mặt qui chiếu có đặc điểm như sau : a/ Mặt qui chiếu có hình dạng là elip khối hai trục . b/Mặt qui chiếu này có kích thước là : +Bán trục lớn a = 6 378 137 ,000 m. +Độ dẹt cực α = 1/ 298,257. c/Mặt qui chiếu này được định vị vào trái đất sao cho : +Tâm của mặt qui chiếu elip (o) không trùng với tâm của trái đất (C) ( O cách C một đoạn ) +Trục bé b của mặt qui chiếu elip không trùng với trục quay thẳng đứng của trái đất (quay một góc) Hỏi mặt qui chiếu trên thuộc hệ qui chiếu nào ? A Hệ qui chiếu WGS-84. B Hệ qui chiếu VN-2 000. C Hệ qui chiếu HN-72. D Cả ba hệ qui chiếu trên. 1.72 Cho biết điểm A nằm trên kinh tuyến 103000’00”.E (Đông). 1/ Hỏi số thứ tự (n) của múi chiếu bản đồ loại 6 độ chứa điểm A này A n = 17. B n =18. C n =19 . D n =20 . 14
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên 2/Hỏi kinh tuyến giữa múi trên (L0)? A L0 = 105 độ . B L0 = 104 độ. C L0 = 103 độ . D L0 = 102 độ . 3/Hỏi kinh tuyến mép biên trái của múi trên (LT)? A LT = 102 độ . B LT = 103 độ. C LT = 104 độ . D LT = 105 độ . 4/Hỏi kinh tuyến mép biên phải của múi trên (LP)? A LP = 108 độ . B LP = 107 độ. C LP = 106 độ . D LP = 105 độ . 5/ Hỏi số hiệu (q) của múi chiếu bản đồ loại 6 độ chứa điểm A này ? A q = 47. B q = 48 . C q = 49 . D q = 50 . 1.73 Lãnh thổ Việt nam nằm trên ba múi chiếu loại 6 độ có số hiệu múi q là: A 48 , 49 , 50. B 47 , 48 , 49. C 49 , 50 , 51. D 50 , 51 , 52. 1.74 Mô hình mặt trụ nằm ngang cắt múi chiếu bản đồ loại 6 độ theo hai cát tuyến cách xa kinh tuyến giữa múi 180 ki-lô-met là thuộc phép chiếu bản đồ nao ? A Phép chiếu bản đồ UTM. B Phép chiếu bản đồ Gau-sơ. C Phép chiếu bản đồ hình trụ đứng. D Phep chiếu bản đồ hình nón . Hình chiếu của mỗi múi trong phép chiếu bản đồ UTM-VN2 000 có đặc điểm là : 1/ Hình chiếu xích đạo có đặc điểm là: A Xích đạo thành đường nằm ngang. B Xích đạo thành đường thẳng đưng . C Xích đạo thành đường thẳng xiên . D Xích đạo thành đường thẳng chéo . 2/ Hình chiếu của kinh tuyến giữa múi có đặc điểm là: A Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng đứng và vuông góc với xích đạo . B Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng nằm ngang . C Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng xiên. D Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng chéo. 1.75 Biến dạng dài trong phép chiếu bản đồ UTM với múi chiếu 6 độ? 1/ Kinh tuyến giữa múi có hệ số biến dạng k0 là bao nhiêu ? A k0 = 0,9996. B k0 = 1,0014. 15
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên C k0 = 1,0000. D k0 = 0,9999. 2/ Cát tuyến cách kinh tuyến giữa múi 180 km có hệ số biến dạng k bằng bao nhiêu? A k = 1,0000. B k = 1,0014. C k = 0,9996. D k = 0,9999. 1.76 Trên mõi một múi chiếu loại 6 độ trong phép chiếu bản đồ UTM ,người ta đã thành lập một hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000 là (o’x’y’) như thế nào ? 1/ Gốc tọa độ (O’) ở đâu ? A Điểm O’ là giao điểm giữa xích đạo với kinh tuyến giữa múi. B Điểm O’ nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên trái . C `Điểm O’ nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên phải. D Điểm O’ nằm trên kinh tuyến giữa múi và ở phía dưới xích đạo 10000 km. 2/Trục y’ được chọn như thế nào ? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương. B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới 10000km, hướng sang phải là chiều dương. C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương . D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 3/ Trục x’ được chọn như thế nào? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương. B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới 10000km, hướng sang phải là chiều dương . C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương. D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 4/ Để đơn trị , người ta qui định rằng: A Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số hiệu của múi chiếu q ,giữa chúng (q và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). B Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số thứ tự của múi chiếu n ,giữa chúng (n và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). C Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến giữa múi ấy (λ0) ,giữa chúng (λ0 và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). D Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến mép biên trái của múi ấy (λT) ,giữa chúng (λT và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). 1.77 Trong “hệ tọa độ vuông góc phẳng VN -2000“, hai yếu tố để định vị một điểm được ký hiệu là: A (x , y). B (x’ , y’). C (x” , y”). D (φ , λ). 16
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên 1.78 Tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000 (x’,y’) có quan hệ trực tiếp với tọa độ không gian nào? A Với tọa độ địa tâm WGS-84 là: x'= f11(X,Y,Z). y’=f12(X,Y,Z). B Với tọa độ địa tâm VN-2 000 là: x'= f13(X’,Y’,Z’). y’=f14(X’,Y’,Z’). C Với tọa độ trắc địa WGS-84 là: x'= f15(B,L). y’= f16(B,L). D Với tọa độ trắc địa VN-2 000 là: x'= f17(B’,L’). y’= f18(B’,L’). Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72. 1.79 Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72 được ký hiệu như thế nào? A (oxy). B (o’x’y’). C (o”x”y”). D (φ , λ). 1.80 Ký hiệu (o’’x’’y’’) là để chỉ hệ tọa độ vuông góc phẳng nào? A Hệ tọa độ vuông góc phẳng WGS-84. B Hệ tọa độ vuông góc phẳng VN-2 000. C Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72. D Hệ tọa độ thiên văn . 1.81 Hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72 được Việt –nam sử dụng khi nào? A Từ 1972 đến 2 000. B Từ 1973 đến 2 000. C Từ 1974 đến 2 000. D Từ 1975 đến 2 000. Trong phép chiếu bản đồ GAUS: 1/ Điểm A thuộc mặt đất tự nhiên đã được chiếu lên mặt qui chiếu là A0 (phép chiếu thứ nhất ) theo phương nào? A Phương dây dọi . B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương xuyên tâm (của mặt qui chiếu). D Cả ba phương trên . 2/ Mặt qui chiếu ở đây là mặt nào ? A Mặt thủy chuẩn gê-ô-it. B Mặt qui chiếu WGS-84. C Mặt qui chiếu VN-2 000. D Mặt qui chiếu HN-72. 3/Điểm A0 thuộc mặt qui chiếu sẽ được chiếu lên mặt phẳng chiếu hình GAUS là A0’ (phép chiếu thứ hai) theo phương nào ? A Phương dây dọi . B Phương pháp tuyến (với mặt qui chiếu ). C Phương xuyên tâm (của mặt qui chiếu). 17
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên D Cả ba phương trên . 1.82 Mặt qui chiếu có đặc điểm như sau : a/Mặt qui chiếu có hình dạng là elip khối hai trục. b/Mặt qui chiếu này có kích thước là : +Bán trục lớn a = 6 378 245 ,000 m. +Độ dẹt cực α = 1/ 298,3. c/Mặt qui chiếu này được định vị vào trái đất sao cho +Tâm của mặt qui chiếu trùng với tâm của trái đất (C) +Trục bé b của mặt qui chiếu trùng với trục quay thẳng đứng của trái đất Hỏi mặt qui chiếu trên thuộc hệ qui chiếu nào ? A Hệ qui chiếu WGS-84. B Hệ qui chiếu VN-2 000. C Hệ qui chiếu HN-72. D Cả ba hệ qui chiếu trên. 1.83 Mô hình mặt trụ nằm ngang tiếp súc với kinh tuyến giữa múi của múi chiếu bản đồ loại 6 độ là thuộc phép chiếu bản đồ nào ? A Phép chiếu bản đồ UTM . B Phép chiếu bản đồ Gau-sơ. C Phép chiếu bản đồ hình trụ đứng. D Phep chiếu bản đồ hình nón . 1-84 Hình chiếu của mỗi múi trong phép chiếu bản đồ GAUS có đặc điểm là: 1/ Hình chiếu xích đạo có đặc điểm là: A Xích đạo thành đường nằm ngang . B Xích đạo thành đường thẳng đưng . C Xích đạo thành đường thẳng xiên . D Xích đạo thành đường thẳng chéo . 2/ Hình chiếu của kinh tuyến giữa múi có đặc điểm là: A Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng đứng và vuông góc với xích đạo . B Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng nằm ngang . C Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng xiên. D Kinh tuyến giữa múi thành đường thẳng chéo. 1.85 Biến dạng dài trong phép chiếu bản đồ GAUS với múi chiếu 6 độ 1/ Kinh tuyến giữa múi có hệ số biến dạng k0 bằng bao nhiêu ? A k0 = 1,0000. B k0 = 1,0014. C k0 = 0,9996. D k0 = 0,9999. 2/Kinh tuyến mép biên (trái hoặc phải) có hệ số biến dạng k bằng bao nhiêu? A k = 1,0000. B k = 1,0014. C k = 0,9996. D k = 0,9999. 1.86 Trên mõi một múi chiếu loại 6 độ trong phép chiếu bản đồ GAUS ,người ta đã thành lập một hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72 là (o’’x’’y’’) như thế nào? 1/ Gốc tọa độ (O’’) ở đâu? 18
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên A Điểm O’’ là giao điểm giữa xích đạo với kinh tuyến giữa múi. B Điểm O’’ nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên trái. C `Điểm O’’ nằm trên xích đạo và cách kinh tuyến giữa múi 500 km về bên phải. D Điểm O’’ nằm trên kinh tuyến giữa múi và ở phía dưới xích đạo 10000 km. 2/Trục y’’ được chọn như thế nào? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương. B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới 10000km, hướng sang phải là chiều dương . C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương . D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 3/ Trục x’’ được chọn như thế nào? A Hình chiếu xích đạo nằm ngang , hướng sang phải là chiều dương .B Hình chiếu xích đạo nằm ngang được tịnh tiến xuống dưới 10000km, hướng sang phải là chiều dương . C Kinh tuyến giữa múi , hướng lên trên là chiều dương . D Kinh tuyến giữa múi được tịnh tiến sang trái 500 km ,hướng lên trên là chiều dương. 4/ Để đơn trị , người ta qui định rằng A Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số hiệu của múi chiếu q ,giữa chúng (q và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). B Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả số thứ tự của múi chiếu n ,giữa chúng (n và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). C Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến giữa múi ấy (λ0) ,giữa chúng (λ0 và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). D Trước mỗi tung độ y ,phải ghi cả kinh độ của kinh tuyến mép biên trái của múi ấy (λT) ,giữa chúng (λT và y) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm (.). 1.87 Trong “hệ tọa độ vuông góc phẳng HN-72 “, hai yếu tố để định vị một điểm được ký hiệu là : A (x , y). B (x’ , y’). C (x” , y”). D (φ , λ ). 188 Tọa độ vuông góc phẳng HN-72 (x’’,y’’) có quan hệ trực tiếp với tọa độ không gian nào ? A Với tọa độ địa tâm VN-2 000 là: x”= f21(X’,Y’,Z’). y”=f22(X’,Y’,Z’). B Với tọa độ trắc địa WGS-84 là : x”= f23(B,L). y”= f24(B,L). C Với tọa độ trắc địa VN-2 000 là: x”= f25(B’,L’). 19
- PGS.TS Phạm Văn Chuyên y”= f26(B’,L’). D Với tọa độ trắc địa HN-72 là : x”= f27(B’’,L’’). y”= f28(B’’,L’’). Câu hỏi 1.89: Các loại độ cao. Hãy lập bảng tổng hợp so sánh phân biệt các loại độ cao: - Độ cao (thủy chuẩn); - Độ cao trắc địa WGS-84; - Độ cao trắc địa VN-2000; - Độ cao trắc địa HN-72; - Độ cao qui ước công trường. Theo những tiêu chí sau là tính từ điểm A: 1. Theo phương nào? 2. Đến mặt nào? Trả lời 1.89: Bảng tổng hợp so sánh phân biệt các loại độ cao. Thứ Tính từ điểm A Loại độ cao. Đến mặt nào? tự theo phương nào? 1 Độ cao Theo phương Đến mặt thủy chuẩn (gêôit) thủy chuẩn dây dọi Đồ Sơn, Hải Phòng). 2 Độ cao trắc địa Theo phương Đến mặt qui chiếu WGS-84. WGS-84 pháp tuyến. 3 Độ cao trắc địa Theo phương Đến mặt qui chiếu VN-2000 . VN-2000 pháp tuyến. 4 Độ cao trắc địa Theo phương Đến mặt qui chiếu HN-72. HN-72 pháp tuyến. 5 Độ cao quy ước Theo phương Đến mặt thủy chuẩn quy ước công trường công trường pháp tuyến. (thường là mặt phẳng nằm ngang). Câu hỏi 1.90: Phân biệt các hệ tọa độ không gian. Hãy lập bảng tổng hợp so sánh phân biệt các hệ tọa độ không gian thường được sử dụng trong trắc địa xây dựng công trình: - Hệ tọa độ địa tâm WGS-84; - Hệ tọa độ địa tâm VN-2000; - Hệ tọa độ trắc địa WGS-84; - Hệ tọa độ trắc địa VN-2000. Theo những tiêu chí sau: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn