intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 biểu hiện không đáng lo ở bé sơ sinh

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

76
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống. Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 biểu hiện không đáng lo ở bé sơ sinh

  1. Ảnh minh họa. 7 biểu hiện không đáng lo ở bé sơ sinh - Khi trẻ sơ sinh có một số biểu hiện như: thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú… thì bạn cũng đừng vội cuống. Cha mẹ không cần lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh có biểu hiện thở không đều, ngạt mũi nhẹ, sưng tuyến vú... 1. Thở không đều trong khi ngủ
  2. Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ. Hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ có thể thờ không đều khi ngủ. (Ảnh minh họa). 2. Nôn trớ Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ ợ hơi ra ngoài. 3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ
  3. Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm. 4. Ra mồ hôi chân, tay Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ. Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định. 5. Nhiều tóc hoặc ít tóc Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng. Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.
  4. Nếu trẻ sơ sinh ít tóc và màu tóc không đen thì bạn cũng chớ vội lo lắng. (Ảnh minh họa). 6. Sưng tuyến vú Bất luận là trai hay gái, trẻ sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần. Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của trẻ trong tương lai. Chảy máu âm đạo ở bé gái 7. Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2