intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 bước xử lý lỗi máy in

Chia sẻ: Binh Map | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

107
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tránh khỏi các phiền phức đó, bạn có thể tự mình kiểm tra lỗi và xử lý chúng theo 7 bước như sau: Bước 1: Xử lý nguồn điện Bước kiểm tra đầu tiên bạn cần thực hiện là xem các đèn báo của máy in. Nếu đèn POWER trên máy in không sáng, thì nghĩa là nó chưa được cấp điện. Với các máy in có màn hình LCD thì bạn sẽ không nhìn thấy dòng thông báo nào trên màn hình ấy. Có hàng loạt lý do liên quan đến điện dẫn đến việc một chiếc máy in...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 bước xử lý lỗi máy in

  1. 7 bước xử lý lỗi máy in Để tránh khỏi các phiền phức đó, bạn có thể tự mình kiểm tra lỗi và xử lý chúng theo 7 bước như sau: Bước 1: Xử lý nguồn điện Bước kiểm tra đầu tiên bạn cần thực hiện là xem các đèn báo của máy in. Nếu đèn POWER trên máy in không sáng, thì nghĩa là nó chưa được cấp điện. Với các máy in có màn hình LCD thì bạn sẽ không nhìn thấy dòng thông báo nào trên màn hình ấy. Có hàng loạt lý do liên quan đến điện dẫn đến việc một chiếc máy in không hoạt động.
  2. Đầu tiên là lỗ cắm điện nguồn trên tường có điện hay không. Bạn có thể dùng bút thử điện để kiểm tra điều đó. Nếu không quen dùng bút thử điện vì sợ cảm giác tê tê tay, bạn có thể dùng đồng hồ đo điện vạn năng. Bật qua chế độ đo hiệu điện thế xoay chiều, bạn cắm hai đầu bút vào hai lỗ cắm điện trên tường, nếu hiệu điện thế mà màn hình thông báo nằm trong khoảng 220V, thì nghĩa là ổ cắm đó có điện ổn định. Ngược lại, nếu giá trị hiệu điện thế nhỏ hơn rất nhiều thì bạn cần tìm thợ điện để sửa, và cắm máy in vào lỗ cắm điện khác để thử. Kế tiếp, bạn kiểm tra cáp nguồn máy in. Đầu cắm bị rỉ sét sẽ không thể tiếp xúc tốt với ổ cắm điện. Phần đầu cắm phía máy in cũng cần được kiểm tra lại xem nó đã được gắn chặt vào máy in hay chưa. Và cuối cùng trong bước này, là bạn hãy tìm nút công tắc nguồn trên máy in. Nếu nó đang ở trạng thái OFF, bạn hãy bật nó sang trạng thái ON để khởi động máy in.
  3. Ngoài ra, trong trường hợp máy in được cấp nguồn qua bộ nắn điện (adapter), bạn cũng cần phải kiểm tra xem bộ nắn điện đó còn hoạt động tốt hay không. Chuyển đồng hồ vạn năng sang dạng hiệu điện thế một chiều, rồi bạn kẹp hai que đo vào đầu xuất nguồn cho máy in trên bộ nắn điện để xem nó có cấp đủ điện cho máy in không nhé. Hiệu điện thế mà máy in cần được cấp, sẽ có ghi trên máy in, hoặc tài liệu hướng dẫn đi kèm. Bước 2: Khởi động lại máy in Đây là một thao tác cực kỳ đơn giản, nhưng lại giải quyết rất nhiều sự cố máy in. Bạn có hai cách để khởi động lại máy in. Cách thứ nhất là bạn dùng nút công tắc nguồn, tắt rồi bật lại máy in. Cách thứ hai, nếu nút nguồn nằm ở vị trí khó với tới, bạn có thể rút phích cắm điện của máy in, rồi cắm lại. Lưu ý rằng, với hầu hết các thiết bị điện tử, sau khi tắt máy, bạn nên chờ ít nhất 30 đến 60 giây, trước khi khởi động lại nó. Bước 3: Kiểm tra cáp dữ liệu máy in Hầu hết các máy in hiện nay đều dùng cáp USB, vì thế bạn có thể dùng các máy kiểm tra cáp để chắc chắn rằng cáp vẫn có thể sử dụng tốt. Có rất nhiều bộ kiểm tra cáp mạng được bán trên thị trường hiện nay có thêm chức năng kiểm tra cáp USB. Bạn hãy chọn mua một bộ công cụ như thế để kiểm tra khi cần thiết. Trường hợp không có bộ kiểm tra cáp, bạn có thể tìm một dây cáp tương tự, đang dùng tốt trên máy in khác, rồi thay vào để kiểm tra thử.
  4. Bước 4: Cài đặt lại phần mềm điều khiển máy in Nếu hệ thống nhận ra máy in như một thiết bị USB, nhưng lại không biết đó là máy in gì, thì thường là do phần mềm điều khiển bị hư, hoặc bị cài đặt sai. Bạn chỉ cần cài đặt lại phần mềm điều khiển máy in bằng cách mở cửa sổ Printers and Faxes, nhấp chuột phải vào biểu tượng máy in và chọn Delete. Sau đó, bạn hãy cài đặt lại máy in như một thiết bị mới. Phần mềm điều khiển máy in có thể dễ dàng tìm thấy trên CD đi kèm thiết bị, trong hệ điều hành Windows, hoặc tải chúng về từ trang chủ của nhà sản xuất máy in. Bước 5: Kiểm tra mực in
  5. Nếu mực in gần hết hoặc hết hẳn, thì chắc chắn sẽ có một đèn báo, hoặc thông báo LOW TONER trên bàn điều khiển máy in. Bạn tháo hộp mực ra và lắc ngang vài lần, sau đó gắn nó trở lại để xử lý tạm thời hiện tượng này. Dĩ nhiên sau đó bạn phải tiến hành thay bình mực mới, hoặc nạp lại mực cho máy in. Lưu ý rằng có một số loại hộp mực chỉ dùng được với một số lượng trang in nhất định. Nên dù đã nạp lại đầy mực, máy in vẫn sẽ không thể hoạt động, và không cho ra bản in nào. Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng bộ công cụ khôi phục bộ đếm ghi trên con chip của hộp mực, để có thể tiếp tục dùng hộp mực in ấy. Bước 6: Kiểm tra khay đựng giấy Một lỗi gây cười nhất khi sửa chữa máy in là nó bị hết giấy, và dĩ nhiên là không có bản in nào được xuất ra. Nếu người dùng sử dụng khay nạp giấy gắn ngoài, thì hiện tượng hết giấy sẽ dễ dàng được nhận ra. Nhưng nếu đó là loại máy in có nhiều khay nạp giấy, và số lượng giấy chứa được trong mỗi khay rất lớn, thì việc người dùng bị quên là có khả năng xảy ra. Ngoài ra còn có hiện tượng ai đó bấm nhầm nút chuyển khay đựng giấy sang một vị trí không hề có giấy in trong đó. Bạn cần chắc chắn rằng có giấy trong khay, và máy in đang được chọn dùng khay giấy đó.
  6. Bước 7: Kiểm tra kẹt giấy Đây là lỗi mà bất kỳ ai dùng may in cũng gặp phải ít nhất một lần. Đèn PAPER JAM sẽ nhấp nháy, hoặc thông báo tương tự sẽ xuất hiện trên màn hình LCD máy in. Tờ giấy có thể bị kẹt ở vị trí nửa trong nửa ngoài, nghĩa là nó mới chỉ đi vào trong máy in một đoạn. Khi đó thì bạn chỉ việc tắt nguồn máy in, mở nắp đậy phía trước, lấy hộp mực in ra, rồi dùng tay kéo nhẹ tờ giấy ngược trở ra ngoài. Trường hợp khó khăn hơn là tờ giấy in đã bị cuốn hết vào trong máy in. Khi đó, thường thì bạn sẽ phải mở nắp đậy phía sau của máy in ra, xem tờ giấy nằm tại vị trí nào, rồi dùng tay hoặc kẹp để lấy nó ra. Lưu ý rằng khi dùng kẹp, bạn phải hết sức cẩn thận, tránh làm trầy các ống lăn thường có bên trong máy in laser.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2