intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 điều cần nói với... bác sĩ

Chia sẻ: Mai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù có cuống cả chân tay đầu óc lên vì con ốm mà thời gian khám lại có hạn thì ít nhất bạn cũng phải nói rõ với bác sỹ mấy điều sau về bệnh tình của con. Thời gian Thuật lại thời gian trẻ phát bệnh rất quan trọng, nó có ý nghĩa thiết thực để phân biệt nhiều loại bệnh, hơn nữa nếu trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc đau bụng cấp mà để lâu thì bệnh tình sẽ thay đổi phức tạp, lúc đó phác đồ điều trị cũng cần thay đổi. Bạn nên nói thật chuẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 điều cần nói với... bác sĩ

  1. 7 điều cần nói với... bác sĩ
  2. Dù có cuống cả chân tay đầu óc lên vì con ốm mà thời gian khám lại có hạn thì ít nhất bạn cũng phải nói rõ với bác sỹ mấy điều sau về bệnh tình của con. Thời gian Thuật lại thời gian trẻ phát bệnh rất quan trọng, nó có ý nghĩa thiết thực để phân biệt nhiều loại bệnh, hơn nữa nếu trẻ mắc các bệnh cấp tính hoặc đau bụng cấp mà để lâu thì bệnh tình sẽ thay đổi phức tạp, lúc đó phác đồ điều trị cũng cần thay đổi. Bạn nên nói thật chuẩn xác khoảng thời gian gần với các triệu chứng: "Đau bụng, đi ngoài một tiếng, ho, sốt một tuần...", chứ không diễn đạt kiểu: "Tôi đi làm về đến nhà thì thấy cháu kêu đau bụng", hoặc: "Cháu bị sốt từ lúc ở nhà bà ngoại về". Nhiệt độ Sốt là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu trước khi đưa bé đi khám bạn đã cặp nhiệt độ thì cũng nên nói rõ với bác sĩ đã cặp khi nào, mấy lần, nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu. Nếu vội quá chưa đo nhiệt độ cho bé được, bạn có thể đo trong lúc chờ khám.
  3. Nếu không có cặp nhiệt độ, có thể dùng tay để cảm nhận xem bé hơi sốt hay sốt cao để nói lại rõ với bác sĩ. Ngoài ra cũng nên chú ý xem bé sốt có tính quy luật, chu kỳ gì không, khi sốt bé có bị co giật không, trên người bé có mẩn đỏ không. Trạng thái Hãy nói cho bác sĩ biết trạng thái của bé ra sao khi phát bệnh như: tứ chi có hoạt động bình thường không, cổ có cứng không, thần trí có tỉnh táo không, có những hiện tượng như bứt rứt, quấy khóc, hôn mê không, bé có ho không, khi ho có âm thanh thế nào, có đờm không, màu sắc của đờm ra sao, đờm loãng hay đặc, bé có nôn hay không, nôn nhiều hay ít. Nếu bé bị đau ở đâu đó thì nên chỉ rõ cho bác sĩ biết vị trí đau, thời gian bắt đầu đau, mức độ đau, tính chất cơn đau, đau dữ dội nhất khi nào. Ăn uống Rất nhiều bệnh có ảnh hưởng khác nhau đến việc ăn uống của trẻ, bố mẹ nên nói rõ với bác sĩ tình hình ăn uống tăng hay giảm khi trẻ bị
  4. bệnh, trẻ có cảm giác đói khát không, có khó tiêu, bỏ ăn không, tình hình uống nước của trẻ ra sao, trẻ khát mới uống hay luôn miệng thèm uống nước. Ngoài ra bạn cũng nên nói rõ trẻ có ăn uống gì bất thường không, trẻ có ăn những đồ ăn không vệ sinh, đồ ăn thừa để lâu, hoặc uống nước lã hay không. Đại tiểu tiện Nếu trẻ bị tiêu chảy nên nói rõ với bác sĩ số lần đi ngoài, lượng đi nhiều hay ít, đặc điểm của phân lỏng hay loãng, màu sắc của phân, phân có nhầy hay máu mủ không, có mùi tanh, khẳn hay mùi đặc biệt khác thường gì không. Nếu trẻ còn những biểu hiện khác cũng nên nói rõ với bác sĩ, như cùng với tiêu chảy bé có bị sốt, ớn lạnh, chán ăn mệt mỏi, nôn, buồn nôn, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng khác. Giấc ngủ Sự thay đổi trong giấc ngủ của trẻ là hiện tượng bạn rất dễ dàng quan sát được, đầu tiên là thời gian ngủ, sau đó là trạng thái ngủ, trẻ ngủ bình thường hay hôn mê, lay gọi không tỉnh hay chỉ cần một tiếng
  5. động rất nhỏ cũng làm bé thức giấc, trong giấc ngủ trẻ có giật mình la hét hay khóc lóc không. Với trẻ sơ sinh, cần chú ý những thông tin như trẻ có cần ôm ấp vuốt ve, dỗ dành mới ngủ hay không. Tiền sử bệnh tật Tiền sử bệnh tật bao gồm những bệnh bé mắc phải trước kia và cả tiền sử bệnh của các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn: trước đây trẻ bị mắc bệnh gì, hiệu quả điều trị ra sao, có di chứng gì không, đã từng uống thuốc gì, có tiền sử mẫn cảm với những loại thuốc nào không. Đôi khi cũng cần phải nói cho bác sĩ biết tình hình khi bé mới sinh: sinh mổ hay sinh thường, thiếu tháng hay đủ tháng... Nếu bé đã đi nhà trẻ bạn cũng nên nói xem ở trường bé có những trẻ khác đang mắc các bệnh truyền nhiễm nào không. Cũng cần nói rõ trước đây bé đã từng khám ở đâu, từng uống thuốc gì, liều lượng ra sao để tránh sử dụng trùng lặp thuốc trong một thời gian ngắn. Bởi điều này có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Nếu bệnh tình của bé khá phức tạp thì phải tuân theo trình tự trước sau khi nói rõ cho bác sĩ về tiến triển của bệnh tình.
  6. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn rất khó nói hoàn chỉnh chính xác một điều. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị một quyển sổ nhỏ, chú ý quan sát những biểu hiện bất thường của trẻ, phần lớn bệnh tật của trẻ thường có những biểu hiện lâm sàng trước khi phát bệnh như: mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn. Đặc biệt ở những trẻ chưa biết nói thì cha mẹ càng nên quan sát thật tỉ mỉ và ghi lại cẩn thận để dùng khi đưa trẻ đi khám. Cha mẹ cũng nên tập hợp tất cả kết quả khám bệnh cũng như đơn thuốc trước đó lại để cung cấp cho bác sĩ khi đưa trẻ đi khám lần sau, như vậy có thể giảm bớt số lần chụp X quang hay lấy máu gây đau đớn cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2