intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 Loại Quà Vặt Không Tốt Cho Bé

Chia sẻ: Sun_123 Sun_123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé thích cùng mẹ đi siêu thị, vừa có thể chơi lại có thể nũng nịu mẹ mua những loại đồ ăn vặt yêu thích. Cha mẹ vốn chiều con, nhưng bạn cần chú ý, những loại thực phẩm ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé nhé. Thạch hoa quả Những viên thạch đẹp mắt này có thành phần chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt…, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, khi ăn thạch...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 Loại Quà Vặt Không Tốt Cho Bé

  1. 7 Loại Quà Vặt Không Tốt Cho Bé Bé thích cùng mẹ đi siêu thị, vừa có thể chơi lại có thể nũng nịu mẹ mua những loại đồ ăn vặt yêu thích. Cha mẹ vốn chiều con, nhưng bạn cần chú ý, những loại thực phẩm ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé nhé. Thạch hoa quả Những viên thạch đẹp mắt này có thành phần chủ yếu là chất làm đông, phẩm màu, hương liệu, chất tạo ngọt…, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, khi ăn thạch phải thật cẩn trọng vì chúng rất dễ chui tọt vào cổ họng làm nghẹn, tắc đường thở của trẻ. Trẻ nhỏ tuyệt đối không nên ăn loại quà này.
  2. Các loại nước cola Trong nước cola có chứa cafein, tuy hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu uống nhiều, nó cũng gây tác hại đến các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện của trẻ. Gần đây, các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu phát hiện rằng chất cafein có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Nó còn khiến xương của trẻ bị giòn do cafein không chỉ ngăn cản sự hấp thu mà còn lấy đi canxi trong xương.
  3. Kẹo cao su Trong kẹo cao su có chứa nhiều sorbitol, một loại hóa chất làm ngọt không tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ quá nhiều chất sorbitol có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về ruột. Nếu nuốt phải kẹo cao su, kẹo dễ bị rơi vào thực quản sẽ rất nguy hiểm. Mì ăn liền Trong mì ăn liền có chứa nhiều cacbon-hydrat (hay còn gọi là sác-ca-rít) nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì
  4. thường chứa mì chính và một lượng lớn muối, ăn nhiều không tốt cho sức khỏe. Đồ hộp Đây là một trong những thủ phạm gây ra bệnh béo phì ở trẻ nếu sử dụng chúng trong thời gian dài. Mặt khác, khi chế biến đồ hộp, lượng vitamin, chất bổ dưỡng, năng lượng… có trong rau quả, thịt, cá sẽ bị giảm nhiều so với thực phẩm tươi. Thực tế, trong thành phần của các loại nước hoa quả đóng hộp được giới thiệu là nước ép với hương vị trái cây thiên nhiên… chỉ có nước, đường và hương liệu. Chúng không có giá trị về mặt dinh dưỡng. Các loại phẩm màu được sử dụng trong đồ hộp ít hay nhiều cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và sự phát triển của trẻ. Bắp rang
  5. Trong bắp rang có lượng chì lớn, có thể gây hại cho thần kinh, hệ tiêu hóa và khả năng tạo máu. Thực tế, bản thân lượng chì trong hạt ngô không cao, nhưng khi được rang nở thành bỏng thì hàm lượng chì lại lớn. Nguyên nhân là do lớp chì hoặc hợp kim chì của máy nổ bỏng khi bị đốt nóng tạo ra lớp khói hoặc khí hơi có chứa chì. Khi hạt ngô bị áp lực nóng để nổ thành bỏng, chúng đồng thời hấp thu lượng chì, khiến hàm lượng chì tăng cao. Hạt hướng dương Trong hạt hướng dương có chứa nhiều axit béo không no, trẻ ăn nhiều quá sẽ ảnh hưởng sự phát triển tế bào của gan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2