intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 quan nệm sai lầm về cảm cúm ở trẻ em

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

84
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bị cảm, cúm, đau dạ dầy, và viêm tai mỗi người đều có một cách ” xử trí “, phương pháp chữa trị có thể được truyền từ đời này sang đời khác, hoặc dựa vào những hiểu biết khoa học đã có. Một số ít người lại cho rằng đó là chuyện bình thường, không đáng lo ngại. Chỉ riêng bệnh cảm cúm – căn bệnh rất dễ gặp không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả người sức yếu lẫn người khoẻ thì những hiểu biết về nó của mọi người vẫn còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 quan nệm sai lầm về cảm cúm ở trẻ em

  1. 7 quan nệm sai lầm về cảm cúm ở trẻ em Khi bị cảm, cúm, đau dạ dầy, và viêm tai mỗi người đều có một cách ” xử trí “, phương pháp chữa trị có thể được truyền từ đời này sang đời khác, hoặc dựa vào những hiểu biết khoa học đã có. Một số ít người lại cho rằng đó là chuyện bình thường, không đáng lo ngại. Chỉ riêng bệnh cảm cúm – căn bệnh rất dễ gặp không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, ở cả người sức yếu lẫn người khoẻ thì những hiểu biết về nó của mọi người vẫn còn rất mù mờ. Sau đây là 7 quan niệm sai lầm
  2. mà các bà mẹ trẻ rất hay mắc phải khi thấy các bé bị cảm cúm. 1. Cảm thì cho ăn, sốt nên bỏ đói. Đây là một câu nói nổi tiếng của Mark Twain nhưng sự thật đơn giản không phải như vậy. “Tất cả trẻ em và kể cả người lớn khi bị ốm, giả sử bị cảm lạnh, sốt hay cả hai thì đều cần nạp dinh dưỡng và nước để khoẻ hơn”, bà Liegh Ann Greavu – chuyên viên về ăn uống ở phố Paul, Minnessota phát biểu. “Nếu con của bạn không thích ăn cứng thì phở gà, nước hoa quả ép và thậm chí một cây kem cũng là sự lựa chọn tốt “ 2. Chất nhầy màu xanh chứng tỏ các con bạn đã mắc phải chứng bệnh gì đó nguy hiểm hơn bị cảm thông thường. Không phải lúc nào cũng đúng như vậy vì chất nhầy sạch là hiện tượng bình thường thì chất nhầy xanh hay vàng có thể sẽ là triệu chứng của bệnh cảm.Tuy nhiên, nếu chất nhầy không màu lại kèm theo các triệu chứng như sốt cao dai
  3. dẳng, chán ăn, ho và chảy máu cam… rất có thể là dấu hiệu nhuyễn trùng, nhiễm trùng khác cảm là đòi hỏi phải dùng đến kháng sinh. Nếu bạn để ý thấy con bạn thường xuyên có nhầy xanh hoặc vàng thì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng bệnh nào đó(chẳng hạn như nấm sùi vòm họng ), chính căn bệnh này gây ra sự nhiễm trùng. Trong trường hợp đó, hãy đưa con bạn đến bác sĩ ( đây là cách tốt nhất để phá vỡ chu kỳ tiềm ẩn của mầm cúm). 3. Cảm và cúm chủ yếu bị lây trước khi các triệu chứng xuất hiện. Hầu như Cảm cúm dễ dàng bị lây khi các triệu chứng xấu đã xuất hiện. Thông thường là lây qua ho hoặc hắt hơi (chứa virut cúm) hoặc lây qua đường tiếp xúc tay với tay. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi sức đề kháng yếu. Tuy nhiên cho dù thế nào thì nguy cơ mắc bệnh vẫn luôn thường và léo dài dai dẳng. Vì vậy thậm chí khi các bé đã khỏi bệnh, đưa bé đi nhà trẻ. Nhà trẻ có thể vẫn từ chối nhận. 4.Cách tốt nhất là cứ để mặc những cơn sốt nhẹ.
  4. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của con bạn như thế nào. Những cơn sốt sẽ giúp chống lại sự lây bệnh bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, giết chết các con vi khuẩn và virut vốn không thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nhưng thật khó chấp nhận khi cứ để mặc con bạn chịu đựng như vậy. Hãy cố gắng duy trì sự thoải mái cho bé và để cơ thể của con bạn làm công việc của nó. Daniel Levy, phó giáo sư – bác sĩ tại trường Đại học Dược Maryland ở Baltimore nói. Nếu bé bị sốt nhẹ nhưng nhường như rất mệt, ngủ lịm đi, hoặc đau mỏi thì hãy cho bé uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen, thuốc sẽ giúp cho con bạn cảm thấy thoái mái và ngủ tốt hơn. Nếu thấy bé khoẻ và thoái mái hơn mặc dù sốt cao gần 40 °C, thì chỉ việc để mắt đến con bạn ( chỉ để chắc chắn rằng sự trao đổi chất của con bạn vẫn tốt). Trừ trường hợp: Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, hễ thấy sốt ,cách tốt nhất là lập tức gọi điện cho bác sĩ. 5.Chế độ ăn kiêng chuối + cơm + táo thắng nước đường + bánh mỳ là tốt nhất khi bé bị bệnh tiêu chảy.
  5. Chế độ ăn gồm chuối, cơm, táo thắng nước đường và bánh mỳ đã từng được sử dụng như một đơn thuốc chuẩn mực để trị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, một bữa ăn nhiều cơm và chuối tráng miệng không phải là nhu cầu thích hợp với một đứa trẻ đang ốm. “Con bạn sẽ nhanh khoẻ hơn nếu bạn cho bé ăn những gì mà bé vẫn thường ăn”, Andrea McCoy, Phó Giáo sư-Bác sĩ khoa nhi tại trường đại học Pennsylvania ở Philadelphia phát biểu. (chỉ tránh thức ăn cay, có mỡ và nước ép hoa quả ) 6. Đừng hôn bé nếu bạn bị cảm cúm. “Sự thật thì một cái hôn môi sẽ chẳng gây hại gì “, Neil schachter, Bác sĩ đồng thời là tác giả của cuốn “Sự chỉ dẫn cần thiết của bác sĩ về bệnh cảm cúm” đã nói vậy. không giống một cái hắt hơi hay một cơn ho làm bắn ra hơi nước có chứa đầy vi rut cúm, nước bọt trong miệng bạn chứa rất ít vi rút cúm. Vì vậy, điều khó tin bệnh cúm rất khó lây khi hôn. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bé bị lây bệnh cúm từ bạn là: hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ. 7.Cúm sẽ gây ra viêm tai.
  6. Nó có vẻ là như vậy, nhưng tất cả bệnh cúm đều do vi rút gây ra, trong khi 90 % viêm tai lại do vi khuẩn gây nên. Vậy tại sao con bạn lại thường viêm tai mỗi khi bị cúm? “bệnh cúm tạo ra chất nhầy và sự tích tụ dịch lỏng trong tai, đây là một môi trường tốt cho bệnh viêm tai khi vi khuẩn lớn lên”, Ari Brown, bác sĩ đồng thời là tác giả của cuốn “Dành cho bé khi mới biết đi – 411 những câu trả lời rõ ràng và lời khuyên sáng suốt nhất cho bé của bạn”, nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2