intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 BÀI ĐỌC THÊM VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN

Chia sẻ: Võ Hồng Nguyên | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

325
lượt xem
172
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản khá phổ biến. Các tác nhân này trong một số trường hợp có thể gây những hiệu ứng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến động vật thủy sinh, kể cả các đối tượng nuôi và các quần thể sống trong môi trường tự nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 BÀI ĐỌC THÊM VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN

  1. 8 BÀI ĐỌC THÊM VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN Bài 1.Khái quát về quản lý dịch bệnh thuỷ sản Dịch bệnh thủy sản (thường gọi là bệnh cá tôm) là khó khăn đầu tiên, gây trở ngại lớn đối với sự phát triển cả về mặt kinh tế và xã hội của nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Dịch tễ động vật Thế giới (Office International des Epizooties, viết tắt OIE) được thành lập năm 1923, có trụ sở tại số 12, đường Prony, F-75017 – Paris (Pháp) hiện có 164 quốc gia là thành viên. Việt Nam đã (tái) gia nhập OIE vào năm 1991, vì vậy các bộ luật (code) của OIE có hiệu lực thi hành ở nước ta. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đại diện của Việt Nam tại Tổ chức OIE. Tổ chức OIE trong Aquatic Animal Health Code 2008 gọi tắt là Aquatic code 2008 đã nêu danh sách 37 loại bệnh của cá (17), nhuyễn thể (8), giáp xác (10), lưỡng thê (2) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế với yêu cầu phải khai báo với tổ chức này (xem phụ lục). Những tiêu chuẩn khai báo là: Những bệnh phải khai báo với OIE là những bệnh có thể lây lan, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, sức khỏe con người và có ý nghĩa lớn trong thương mại quốc tế về động vật thuỷ sinh và sản phẩm động vật thuỷ sinh. Báo cáo phải được đệ trình mỗi năm một lần, nhưng có những trường hợp phải được báo cáo thường xuyên hơn theo quy định tại các điều khoản 1.2.1.2, 1.2.1.2., 1.2.1.3 và 1.2.1.4. Những thông tin ngắn gọn về các tác nhân gây nên các bệnh trong danh mục bệnh phải báo cáo với OIE cũng như những bệnh đáng kể khác đều được OIE giới thiệu. Những bệnh đáng kể khác được hiểu là những bệnh nguy hiểm hoặc có nguy cơ tiềm ẩn lớn cho nghề NTTS nhưng không có trong Danh mục bệnh phải báo cáo với OIE hoặc là vì chúng ít nguy hiểm hơn, hoặc vì chúng chỉ giới hạn trong một số địa phương hẹp, hoặc là chưa được xác định đầy đủ, nguyên nhân gây bệnh, hoặc chưa có phương pháp chẩn đoán bệnh. Các báo cáo và hồ sơ về những bệnh này được Văn phòng trung tâm (Central Bureau) trong đó có bộ phận Veterinary Administration) OIE cung cấp để cập nhật tình hình phân bố của bệnh. Trong quá khứ đã có những bệnh chưa đưa vào danh mục của OIE vẫn gây tác hại lớn cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở một số khu vực. Ví dụ, trong Aquatic Code 2000 chưa đề cập đến một số bệnh xảy ra nghiêm trọng châu Á như tình trạng cá vược ( Dicentrarchus labrax and Lates spp.) và cá song (Epinephelus spp.) chết hàng loạt vì một số bệnh do vius gây nên; Bệnh đốm đỏ cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ở Việt Nam và bệnh lở loét - xuất huyết (EUS) cũng đã gây nên hiện tượng chết hàng loạt ở nhiều loài cá nuôi và cá hoang dại ngoài tự nhiên ở châu Á và Ôxtrâylia… nhưng trong Aquatic Code 2008, một số bệnh trên cá, trên giáp xác, trên lưỡng thê đã được bổ sung, từ 29 bệnh lên đến 37 bệnh. Các quy định trong Aquatic Code rất chặt chẽ. Thí dụ trong AC 2008 có nêu danh sách 10 bệnh ở giáp xác (tăng 2 bệnh so với AC 2000), trong đó có hội chứng Taura (Taura syndrome - TSV), bệnh đốm trắng (White spot disease - WSSV hoặc WSV) và bệnh đầu vàng (Yellowhead disease); Luật quy định các tổ chức có thẩm quyền của nước nhập khẩu ấu trùng tôm, tôm con, tôm bố mẹ và tôm chết (tôm nguyên liệu) có thể yêu cầu các nước xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện về việc đảm bảo tôm không có những dấu hiệu bị nhiễm các bệnh trên. 1
  2. Các tiêu chuẩn về xét nghiệm và chẩn đoán được mô tả trong sách “Diagnostic Manual for Aquatic Animal Diseases “ (2006) của Tổ chức này. Một số vấn đề nổi lên trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở những năm gần đây: 1) Việc sử dụng hoá chất và thuốc thú y thủy sản khá phổ biến . Các tác nhân này trong một số trường hợp có thể gây nên những hiệu ứng phụ, ảnh hưởng trực tiếp đến động vật thủy sinh, kể cả các đối tượng nuôi và các quần thể sống trong môi trường tự nhiên. Việc sử dụng hoá chất trong nuôi trồng thủy sản cần được cân nhắc thận trọng hơn và các giải pháp khống chế bệnh dịch phải được xem xét chu đáo. 2) Các bệnh không lây nhiễm thường ít được chú ý hơn so với những bệnh truyền nhiễm, trong nuôi trồng thủy sản nhưng nó cũng đã gây nhiều tổn thất cho người nuôi. Những bệnh này thường do những yếu tố hữu sinh và điều kiện môi trường không thuận lợi gây nên. Ví dụ, việc quản lý không phù hợp, chất lượng nước nuôi kém, chế độ cho ăn không tốt, môi trường suy thoái và ảnh hưởng ô nhiễm nước thải sinh hoạt trong quá trình đô thị hoá hoặc ô nhiễm môi trường cấp tính (như sự cố tràn dầu) đều có thể gây chết hàng loạt đối với nhiều loài thủy sản sống trong tự nhiên và các đối tượng nuôi trồng. 3) Một vấn đề liên quan khác giữa bệnh thủy sản với sức khỏe con người và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn như vấn đề dư lượng thuốc trong động vật thủy sinh có vỏ, gây suy thoái chất lượng nước, gây hiện tượng nở hoa của tảo độc và vi khuẩn coliform; như ngộ độc cá nóc, thịt cóc,... Sự phát triển của nghề nuôi thường nhanh hơn tốc độ phát triển, nghiên cứu và kỹ năng quản lý sức khỏe vật nuôi của những người tham gia NTTS; ví dụ như sự thiếu hiểu biết trình độ quản lý kém, kỹ thuật nuôi lạc hậu v.v đã dẫn đến rất khó vượt qua các thách thức trên, dẫn đến sự thiệt hại trong NTTS và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái nói chung. Tóm lại, trong thập kỷ qua, ngành NTTS đã phát triển rất mạnh, đối tượng nuôi được mở rộng, hình thức nuôi ngày càng đa dạng, phong phú, kỹ thuật nuôi ngày càng hiện đại và năng suất nuôi ngày càng cao. Xu hướng này đã được khởi đầu bởi tình hình kinh tế xã hội nói chung, và đặc biệt là xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, mặt trái của những quan điểm và phương hướng mới này, cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập ngẫu nhiên của bệnh vào các quần thể động vật thủy sinh và vùng địa lý mới, ví dụ, thông qua việc lưu thông con giống sản xuất nhân tạo và các đối tượng nuôi mới cũng như thông qua sự phát triển kinh doanh cá cảnh. Những tiến bộ trong việc kinh doanh động vật thủy sinh tươi sống cùng với việc sử dụng các phương tiện vận chuyển hiện đại …. đã góp phần trong việc du nhập và phát tán mầm bệnh và lây lan nhanh bệnh vào nhiều hệ thống nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc quản lý dịch bệnh thủy sản càng trở nên cấp thiết, cần được quan tâm đúng mức của cộng đồng, đặc biệt của các đội ngũ quản lý, các chuyên viên thú y hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản! Bài 2.Tác động của ngành thuỷ sản tới  môi trường sinh thái và tài nguyên thuỷ sản Tác động chính của ngành Thuỷ sản tới môi trường sinh thái và tài nguyên thuỷ sản thông qua hoạt động của ba ngành sản xuất khai thác hải sản, nuôi trồng thuỷ sản, chế 2
  3. biến thuỷ sản. Trong khuôn khổ đề tài chưa có khả năng lượng hoá đầy đủ được các tác động này, đề tài đánh giá tác động của ba lĩnh vực sản xuất này thông qua một số tiêu chí như sau. 1. Tác động từ hoạt động khai thác hải sản a) Xu hướng biến động của nguồn lợi hải sản: Trong giai đoạn 1991 - 2001 tốc độ tăng số lượng tàu thuyền máy bình quân hàng năm là 6% và tổng cộng suất tăng bình quân 18%/năm và năng suất bình quân đã giảm từ 0,9 tấn/cv năm 1991 xuống còn 0,43 tấn/cv năm 2001. Cùng với mật độ tàu thuyền khai thác tăng là hiện tượng khai thác bằng các ngư cụ phạm pháp: mắt lưới quá nhỏ, mìn, điện, chất hoá học đều gây nên tác động xấu tới nguồn lợi hải sản và môi trường biển. Kết quả của nhiều cuộc điều tra đều cho thấy tới hơn 50% số ngư dân được phỏng vấn đều cho rằng sản lượng khai thác có xu hướng giảm. Mặc dù những con số này không đánh giá chính xác được sự suy giảm nguồn lợi từ hoạt động khai thác hải sản nhưng vẫn có thể khẳng định rằng khuynh hướng này chắc chắn đang đe dọa tính bền vững của nguồn lợi hải sản. b) Hàm lượng xianua và dầu trong môi trường nước biển: Theo Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2000 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì từ năm 1999, do ngư dân bắt đầu sử dụng xianua trong khai thác nên có tới 50% số mẫu khảo sát cho thấy có hàm lượng xianua vượt quá giới hạn cho phép. Mặt khác, với mật độ tàu thuyền khai thác lớn thì lượng chất thải, dầu, nước dằn tàu xả ra môi trường nước xung quanh cũng là một vấn đề gây nên ô nhiễm môi trường biển. Bên cạnh đó là các sự cố, tai nạn hàng hải đều là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển, phá huỷ môi trường sống thuỷ sinh. Tổng lượng dầu xâm nhập vào môi trường biển Việt Nam năm 1992 là 7.380 tấn, năm 1995 là 10.020 tấn và năm 2000 con số này đã là 17.650 tấn (Cục Môi trường, Trimar - AB, 1995). c) Chỉ số an toàn của rạn san hô: Tình trạng dùng chất nổ và cả xianua trong khai thác hải sản đã đe dọa 85% diện tích rạn san hô ở Việt Nam. Những nghiên cứu từ 1994 đến 1997 cho thấy chỉ còn khoảng 1% rạn san hô ở Việt Nam được xếp loại tốt. 2 Tác động từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ được xác định như hướng phát triển mang tính đột phá của ngành thuỷ sản với mục tiêu tăng tỷ lệ sử dụng mặt nước tiềm năng cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như tăng hơn nữa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy rất nhiều diện tích rừng ngập mặn, đất trồng lúa đã và đang được chuyển đổi sang làm đầm nuôi tôm, cùng với các chất thải từ ao nuôi đã trở thành những nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng cho các vùng ven biển. a) Diện tích rừng ngập mặn: Tác động trước tiên có thể kể đến là việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn. Năm 1943 cả nước có gần 400.000 ha rừng ngập mặn, trong đó rừng ngập mặn ven biển Nam Bộ chiếm tới 250.000 ha. Do chiến tranh và do con người tàn phá, bao gồm cả việc phá rừng ngập mặn để làm đầm nuôi tôm, đến năm 2001 cả nước chỉ còn chưa tới 150.000 ha rừng ngập mặn, trong đó 70% là rừng trồng, chất lượng rừng ở mức nghèo kiệt. Mất rừng ngập mặn đi đôi với mất cái nôi sinh trưởng của tôm, cá nhỏ không những ảnh hưởng tới môi trường mà còn dẫn đến tình trạng suy giảm nguồn lợi hải sản. 3
  4. b) Ô nhiễm và nhiễm mặn nguồn nước: Theo điều tra, hầu hết các hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản đều không tiến hành xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường, trong khi phần lớn họ đều sử dụng các hoá chất trong quá trình nuôi. Thậm chí ngay cả khi không sử dụng hoá chất thì các chất thức ăn dư thừa, các chất hữu cơ cũng có thể là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Các loại phân bón, thức ăn nhân tạo... sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong nuôi lồng bè ở các vùng với mật độ lồng cao đã làm cho môi trường nước nuôi ở đây bị ô nhiễm, gây ra dịch bệnh không những cho thuỷ sản nuôi mà còn cho cả con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này trong sinh hoạt. Hiện nay nuôi tôm trên cát đang là một hướng mở mới cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên do phát triển chưa có quy hoạch nên mới trong một thời gian ngắn đã có hiện tượng suy giảm và nhiễm mặn nguồn nước ngầm tại các vùng sử dụng nước ngầm cho nuôi tôm. Có tới 41% số hộ gia đình nuôi tôm được điều tra tại Ninh Thuận cho rằng chất lượng nguồn nước bị xấu đi và hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước ngọt trở nên khá phổ biến (có những ao nuôi tôm có nguồn nước ngọt có độ mặn lên tới 16-17). Ô nhiễm và nhiễm mặn nguồn nước là một vấn đề hết sức nghiêm trọng vì nó vừa ảnh hưởng đến sản xuất lại vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khoẻ của con người. c) Xu hướng thay đổi môi trường: Qua kết quả điều tra 116 hộ nuôi trồng thuỷ sản, có tới 73,8% cho rằng nuôi trồng thuỷ sản có làm thay đổi môi trường và điều đáng nói ở đây là các thay đổi đó lại là thay đổi không tốt. Ðây là điều rất đáng lo ngại cho chất lượng môi trường sinh thái cũng như việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách bền vững. 3. Tác động từ chế biến thuỷ sản Ngành chế biến thuỷ sản cũng gây ra khá nhiều tác hại cho môi trường bằng số lượng lớn nước thải (10-12 triệu m3/năm) và chất thải rắn và phế thải (khoảng 170.000- 180.000 tấn/năm). Ngoài ra, số lượng lớn tiếng ồn, độ ẩm, nhiệt, khí thải, mùi có nguồn gốc từ các hoạt động chế biến thuỷ sản cũng là một nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh và cả sức khoẻ người lao động. Ngành chế biến đã có các bước cải thiện tích cực trong công tác bảo vệ môi trường như nâng cấp, cải tạo nhà xưởng, đầu tư đổi với trang thiết bị, công nghệ, áp dụng quy phạm sản xuất tốt-GMP, quy phạm vệ sinh tốt-SSOP, chương trình quản lí chất lượng HACCP, thực hiện các tiêu chuẩn ngành, quản lí vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả quá trình từ nuôi trồng thuỷ sản cho tới khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, do phần lớn các xí nghiệp chế biến đã được xây dựng từ lâu, điều kiện tài chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lí lại quá đắt tiền cộng với công tác quản lí môi trường còn lỏng lẻo nên kết quả là hiện chỉ có khoảng trên 40 cơ sở trong tổng số các cơ sở chế biến thuỷ sản trong cả nước có hệ thống xử lí nước thải đáp ứng yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lí (Báo cáo Ðánh giá tác động môi trường trong chế biến thuỷ sản năm 2002, Vụ KHCN-Bộ Thuỷ sản). Ngành Thuỷ sản của Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng cả trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, để ngành có thể phát triển một cách bền vững và toàn diện thì cũng cần có một quy hoạch phát triển toàn diện và mang tính bền vững. Trong đó, chắc 4
  5. chắn yếu tố bảo vệ môi trường phải được đặt vào vị trí xứng đáng của nó. Có như vậy, ngành Thuỷ sản mới vừa có thể tiếp tục thu được những thành tựu to lớn hơn nữa và đồng thời vẫn đảm bảo được yếu tố phát triển bền vững. Bài 3. KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH CÓ NGUỒN GỐC THỦY SẢN FIBOZOPA là dự án do Danida tài trợ nhằm hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng năng lực cho các cơ  quan trong nước có liên quan với mục đích ngăn ngừa sự xuất hiện và lan truyền của ký sinh trùng  gây bệnh có nguồn gốc thủy sản.  Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) năm 2004 ước tính rằng ký  sinh trùng gây bệnh có nguồn gốc thủy sản(FZPs) đã lây nhiễm trên 18 triệu người, hơn nửa tỉ  người đứng trước nguy cơ lây nhiễm đặc biệt là dân cư các nước khu vực Đông Nam Á. FZPs  cũng rất phổ biến tại Việt Nam, được coi như một mối nguy đối với sức khỏe cộng đồng và an  toàn thực phẩm trong các sản phẩm thủy sản. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong nuôi trồng thủy  sản tại các nước Đông Nam Á (trong đó sản lượng thủy sản nước ngọt của Việt Nam tăng 9.3 lần  trong vài thập kỷ qua) đã làm tăng sự liên quan về vai trò của nuôi trồng thủy sản trong sự lây  nhiễm FZPs.   Năm 2004 pha I của dự án  nghiên cứu và xây dựng năng lực (FIBOZOPA) đã được khởi động  nhằm xây dựng năng lực đánh giá hiện trạng và nguy cơ của FZPs trong ngành nuôi trồng thủy  sản Việt Nam. Thực hiện dự án bao gồm các cơ quan của Việt Nam và Đan Mạch, chú trọng vào  3 trở ngại chính trong vấn đề kiểm soát bền vững FZPs tại Việt Nam.  1) Hạn chế về năng lực trong việc xác định FZPs 2) Thiếu thông tin về sự lan truyền và phân bố của FZPs;  3) Sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu có liên quan còn hạn chế. Sau hai năm rưỡi tiến hành, dự án FIBOZOPA đã thực hiện hầu hết các noi dung đặt ra nhằm   hoàn tất mục tiêu trước mắt là “Mô tả những yếu tố chính của quá trình nhiễm FZPs cho con  người và thủy sản, đề xuất các biện pháp phòng ngừa và phổ biến đến các bên liên quan trực  tiếp”.   Các hoạt động xây dựng năng lực và nghiên cứu đa ngành đã và đang được thực hiện bởi 12 cơ  quan đối tác trực thuộc 5 Bộ khác nhau tại Việt Nam. Thông qua các kết quả đào tạo và nghiên  cứu, dự án FIBOZOPA đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thiết lập nhận thức tầm quốc gia  về sự xuất hiện, các mối nguy của sự lây nhiễm FZPs trong người và cá, tầm quan trọng của việc  quản lý các vấn đề trên ở mức quốc gia và địa phương.  Dự án đã có các tài liệu cụ thể chứng minh sự lây lan của FZPs trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, đặc  biệt tại các hệ thống nuôi quảng canh/kết hợp và tại các trại giống (có liên quan đặc biệt tới việc kiểm  soát). 7 loại ký sinh trùng mới có nguồn gốc thủy sản tại Việt Nam đã được phát hiện và các bằng chứng  thuyết phục cho thấy vai trò quan trọng của các động vật lưu trữ trong việc duy trì sự lây truyền FZPs  trong tự nhiên, cho dù chưa thấy xuất hiện sự lây nhiễm ở con người. Các nghiên cứu đang tiến hành xác  định loài ốc, đánh giá các yếu tố sinh thái quy định mật độ phân bố của chúng cũng như sự phát triển của  các thiết bị nghiên cứu ở mức phân tử. 5
  6. Các cơ quan chịu trách nhiệm chính và đại diện liên hệ: Giáo sư Anders Dalsgaard,  Viện Thú y  Khoa Khoa học đời sống, Đại học Copenhagen Stigboejlen 4, DK­2000 Frederiksberg C , Đan Mạch Tel: +45 35 282720, Fax: +45 35 282755 Email: ad@life.ku.dk Bài 4.TÀI NGUYÊN BIỂN VÀ VI TẢO ĐỘC Môt nghiên cưu cơ ban vê vi tao đôc đê bao vê nguôn lơi sinh vât biên, vi du như hai san, ơ Viêt   ̣ ́ ̉ ̀ ̉ ̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ̉ ̉ ̉ ̣ Nam.    Khoang 100 loai vi tao đươc biêt đên la gây hai cho sưc khoe công đông, nuôi trông thuy san, cac   ̉ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̉ ̣ ̀ ̀ ̉ ̉ ́ nguôn lơi sinh vât biên, nguôn nươc uông, hay du lich. Nguyên nhân la do chât đôc sinh hoc cưc   ̀ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ manh hoăc quân thê đông đuc cua chung.  ̣ ̣ ̀ ̉ ́ ̉ ́ Nhưng đanh gia nhu câu cua quôc tê tiên hanh đinh ky ghi ro răng: môt thanh tô cơ ban trong  ̃ ́ ́ ̀ ̉ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̃ ̀ ̣ ̀ ́ ̉ năng lưc quôc gia đê giam sat va phat triên cac kê hoach lam giam lương tao co hai la phai có   ̣ ́ ̉ ́ ́ ̀ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̉ kha năng xac đinh cac sinh vât la nguyên nhân gây nhiêm đôc va kiêm tra đôc tô trong cac san   ̉ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ̃ ̣ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̉ phâm tư hai san.  ̉ ̀ ̉ ̉ Viêc giam sat vi tao đôc co hai yêu câu cac ky năng phân loai vưng chăc, cac nhom nghiên cưu   ̣ ́ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̃ ̣ ̃ ́ ́ ́ ́ co năng lưc co thê miêu ta cac loai mơi va đưa ra cac đăc điêm nhân dang cơ ban va phat triên   ́ ̣ ́ ̉ ̉ ́ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̉ ̀ ́ ̉ cac công cu mơi giup nhân dang cac loai. ́ ̣ ́ ́ ̣ ̣ ́ ̀ Dư an ‘Nghiên cưu cơ ban vê vi tao đôc đê bao vê nguôn lơi sinh vât biên ơ Viêt Nam: HABViet’   ̣ ́ ́ ̉ ̀ ̉ ̣ ̉ ̉ ̣ ̀ ̣ ̣ ̉ ̉ ̣ đươc băt đâu vao năm 1998 va hiên tai đang ơ giai đoan thư ba (2005­2007).  ̣ ́ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ HBAViet III se tiêp tuc cung cô, phat triên va tông hơp kiên thưc chuyên môn vê phân loai va sinh   ̃ ́ ̣ ̉ ́ ́ ̉ ̀ ̉ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̀ vât hoc cua vi tao biên co hai đa đươc hinh thanh trong cac giai đoan I ­ II. Điêu nay cung se đam   ̣ ̣ ̉ ̉ ̉ ́ ̣ ̃ ̣ ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̀ ̃ ̃ ̉ bao răng cac chương trinh trong tương lai vê quan ly va giam thiêu tao co hai đê kiêm soat an  ̉ ̀ ́ ̀ ̀ ̉ ́ ̀ ̉ ̉ ̉ ́ ̣ ̉ ̉ ́ toan cho nguôn hai san nuôi trông va tư nhiên ơ Viêt Nam co thê đươc xây dưng trên môt cơ sở  ̀ ̀ ̉ ̉ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ ̣ ̣ khoa hoc hinh thanh trong nươc.  ̣ ̀ ̀ ́ Giai đoan III tâp trung chu yêu vao: Cac nghiên cưu vê đa dang sinh hoc, hê sinh thai, đôc hoc về  ̣ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ́ ̣ ̣ cac loai vi khuân cyano va sinh vât đay hinh roi co hai ơ vung nươc măn va nươc lơ; sư khac nhau  ́ ̣ ̉ ̀ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ́ theo không gian va thơi gian ngăn hoăc trung han cua cac công đông phiêu sinh vât phyto để  ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ hiêu hơn vê cơ chê sinh sôi phat triên; va tiêp tuc xây dưng giao trinh giang day tai Đai hoc Huê. ̉ ̀ ́ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ HBAViet phôi hơp vơi Chương trinh Hô trơ Nganh Thuy san do Danida tai trơ va vơi SEAQIP, Dự   ́ ̣ ́ ̀ ̃ ̣ ̀ ̉ ̉ ̀ ̣ ̀ ́ an Cai thiên Chât lương Xuât khâu Thuy san thuôc Trung tâm Giam đinh va Đam bao Chât lương   ́ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ̉ ̉ ́ ̣ Thuy san Quôc gia (NAFIQCEN) cua Bô Thuy san Viêt Nam. ̉ ̉ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ ̣ Thông tin liên hê: Henrik Enevoldsen (PRP), Trung tâm Khoa hoc va Truyên thông vê Tao  ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̉ Co hai IOC, Đai hoc Copenhaghen, Øster Farimagsgade 2D, 1353 Copenhagen K ́ ̣ ̣ ̣ 6
  7. Đan Mach, Điên thoai: +45 33134446, Fax: +45 33134447, henrike@bi.ku.dk ̣ ̣ ̣ Đôi tac : Viên Hai dương hoc Hai Phong và Viên Sinh vât hoc Nhiêt đới Thanh ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̉ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ̀ phố Hồ Chí Minh. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Bài 5. Bệnh nấm thủy my ở động vật thủy sản nước ngọt  Tác nhân gây bệnh Gây bệnh là một số loài thuộc các giống: Leptolegnia,  Saprolegnia và Achlya; Họ Saprolegniaceae; Bộ Saprolegniales.  Đây là các nấm dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng  không có các vách ngăn. Sợi nấm có chiều dài từ 3­5mm, đường kính sợi nấm khoảng 20­ 42µm, có phân nhánh và chia làm 2 phần, một phần gốc bám chắc vào cơ thể cá, phần  ngọn tự do ngoài môi trường nước. Nấm có khả năng sinh sản bằng nhiều hình thức khác  nhau: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính  bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan  bệnh rất cao.  Dấu hiệu bệnh lý Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt  thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày  tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1  đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy mi có thể  tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra  dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội  hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể  trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây  bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm. Nấm thủy my còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Phần gốc của sợi nấm cắm sâu vào  màng trứng, phần ngoài của sợi nấm lơ lửng trong nước tủa ra xung quanh, nhìn trứng cá  giống bị nấm thủy my giống như hoa gạo. Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với  nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy my thường phát triển đầu  tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị  chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi  phải xả bỏ hoàn toàn. Phân bố và lan truyền bệnh Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp ở khắp mọi  nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, như cá  chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba,  ếch,... đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my.  Nấm thủy my còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của  7
  8. cá chép (Cyprinus Carpio) chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. Trong thực tế, nếu  không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo  cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy my. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị  thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh. Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước  từ 18­250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền  Nam. Tuy vậy, có một số loài thuộc giống Achlya có thể phát triển tốt ở mức nhiệt độ cao  hơn thế. Các mùa đông xuân và mùa thu là những mùa cho cá sinh sản trong các trại cá  giống nước ngọt ở Việt Nam, do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá  bố mẹ, các ao lưu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống.  Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất  hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở  các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt. Phương pháp chẩn đoán Khi cá nhiễm nấm, các dấu hiệu bên ngoài thể hiện khá rõ ràng. Tuy vậy, để chẩn đoán  chính xác cần lấy bệnh phẩm từ cá bệnh, kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các sợi  nấm dài 5­6mm, phân nhánh nhiều. Nếu muốn xác định tên giống loài của nấm, cần nuôi  cấy trên các môi trường nấm và quan sát quá trình hình thành cơ quan sinh sản và và tạo  bào tử của nấm để phân loại. 8
  9. Hình ảnh cá và trứng cá bị nhiễm nấm thủy my A­ Các hình thức sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính bằng động bào tử và sinh sản hữu  tính của giống nấm Saprolegnia; B­ Các hình thức sinh sản dinh dưỡng, sinh sản vô tính  bằng động bào tử và sinh sản hữu tính của giống nấm Achlya; C­ Cá trê giống bị nhiễm  bệnh nấm thủy my; D­Trứng cá bị nhiễm nấm thủy my; E­ Cá mè trắng bị bệnh nấm thủy  my. Phương pháp phòng và trị bệnh ­ Phòng bệnh cho cá: + Thực hiện kỹ thuuật tẩy dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao,  dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH. + Nuôi cá với mật độ thích hợp và tránh những tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm  cá bị thương tổn, tạo điều kiện cho bào tử nấm xâm nhập và gây bệnh. + Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cá chống rét và duy trì sức  9
  10. đề kháng. Ngoài ra cần áp dụng các biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao  bằng nhiều cách: chuyển cá vào ao có độ sâu lớn, phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao. + Định kỳ phun xuống ao thuốc phòng nấm cho cá: không dùng malachite green (MG)  0,1­0,2ppm (vì MG bị cấm sử dụng bởi Liên minh châu Âu từ tháng 10 năm 2003 và MG  sẽ được thay thế bằng loại thuốc khác không nằm trong danh mục cấm­ LĐ ) + Với đàn cá bố mẹ, kết hợp trong các lần kiểm tra cá, để dùng các loại thuốc sát trùng  bôi lên các vết thương tổn để phòng sự phát triển của nấm: Cồn iod bão hòa, thuốc tím  1%, thuốc chống nấm khác. ­ Phòng bệnh cho trứng cá: + Nuôi vỗ cá bố mẹ, nhất là cá chép theo đúng quy trình kỹ thuật để cá bố mẹ có chất  lượng tưyến sinh dục tốt. Cho cá đẻ với tỷ lệ đực cái phù hợp để tỷ lệ thụ tinh là cao nhất,  giảm lượng trứng ung do không thụ tinh trong bể ấp. Chọn ngày cho cá đẻ có nhiệt độ  thích hợp, không nên cho đẻ vào các ngày có nhiệt độ thấp, thời gian phát triển phôi kéo  dài tạo điều kiện cho nấm xâm nhập và phát triển. Trong quá trình ấp trứng, phải thường  xuyên vệ sinh mạng tràn để nước lưu thông tốt. + Đối với trứng cá chép, cần lựa chọn giá thể và sát trùng giá thể bằng thuốc sát trùng  trước khi cho vào bể đẻ. Khi trứng đã bám vào giá thể, ngâm giá thể có trứng trong NaCl  2%, MG 0,5 ­ 0,7ppm trong 10 ­15 phút. 1­2lần/ ngày. Cũng có thể áp dụng phương pháp  ấp khô, hoặc cho cá chép thụ tinh nhân tạo, khử dính và ấp bằng bình vây để hạn chế tác  hại của nấm thủy my. Trong bể ấp trứng cá chép, phun vào bể MG nồng độ 0,1­ 0,15  ppm, sau 6 ­ 8 h lặp lại. ­ Phương pháp trị bệnh: + Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2­ 3ppm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần. + Đối với trứng cá, khi bệnh mới xuất hiện, dùng thuốc kịp thời cũng chỉ cứu được những  trứng còn khỏe mạnh, phôi phát triển tốt.  Thường dùng các loại hóa chất sau: NaCl 2­3%, Methylen 2­3ppm, formol 1/500­1/1000  tắm cho trứng trong thời gian 5­15 phút, tắm 2 lần/ngày. + Năm 1997, Kishio Hatai và các cộng sự của ông đã thử nghiệm nước Hydrogen  Peroxide (nước oxy già­H2O2) ở tỷ lệ hoạt tính là 31%, để diệt nấm ở trứng cá hồi, kết quả  cho thấy ở nhiệt độ 130C, trong thời gian 60phút, H2O2 ở nồng độ d" 1000 µg/ml không gây  hại cho trứng cá hồi. Đặc biệt khi dùng H2O2 ở nồng độ 250­1000 µg/ ml có khả năng ức  chế, kìm hãm và tiêu diệt sự phát triển của nấm Saprolegnia và Achlya và hạn chế gần  như hoàn toàn sự nẩy mầm của các bào tử nấm. Khi dùng để trị bệnh nấm thủy my trên  10
  11. trứng cá hồi ở nhiệt độ 130C, sau thời gian 60 phút cho kết quả rất khả quan, tỷ lệ nở của  các lô thí nghiệm có dùng thuốc với nồng độ 250, 500 và 1000 µg/ml có tỷ lệ nở tương ứng  là 37,4%, 46,6% và 67,6%, trong khi ở lô đối chứng, là 7,8%. Như vậy, H2O2 là một loại  thuốc có tác dụng diệt nấm ở động vật thủy sản, tuy vậy, tùy theo  điều kiện nhiệt độ nước  mà lựa chọn nồng độ cho thích hợp. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­  Bài 6.Bảy biện pháp phòng bệnh cho cá Cá là loài động vật sống ở dưới nước, do vậy người nuôi cá muốn kiểm tra  tốc độ sinh trưởng cũng như sức khoẻ của cá để phát hiện bệnh dịch là rất  khó khăn. Vậy để nuôi cá đạt hiệu quả tốt, ngoài việc thực hiện đúng kỹ thuật nuôi, người nuôi còn phải theo dõi hoạt động của cá để phát hiện bệnh dịch, kịp thời có biện pháp điều trị thích hợp. Muốn phòng bệnh cho cá đạt kết quả tốt, cần thực hiện đúng 7 nguyên tắc cơ bản. 1.Vệ sinh ao đìa sạch sẽ trước khi thả nuôi nhằm mục đích ngăn chặn sự lây nhiễm từ đáy ao. Vét bùn tích tụ đáy ao do thức ăn dư thừa phân huỷ. Nên bón vôi với lượng 10-15 kg/100m2. Phơi đáy 3-5 ngày nhằm tiêu diệt mầm b ệnh nấm, rong, rêu... các ký chủ trung gian. Còn với ao bị nhiễm phèn thì không nên phơi đáy ao. Chú ý lấy nước vào ao phải qua lưới lọc, nguồn nước không bị ô nhiễm. Gây tảo, màu nước làm thức ăn tự nhiên cho cá. 2. Chọn giống tốt không mang mầm bệnh. Trước khi thả cá vào ao phải tắm cá qua nước muối 200-300g/10 lít nước trong khoảng 10-15 phút. 3. Mật độ nuôi thích hợp sẽ hạn chế sự ô nhiễm trong quá trình nuôi và sự lây lan bệnh dịch nên cá ít bị nhiễm bệnh. Mật độ thích hợp là 4-5 con /m2. 4. Chăm sóc cho ăn đúng KHKT hướng dẫn. 5. Quản lý chất lượng nước ao tốt. 6. Về mùa mưa nên đào rãnh và rải vôi quanh bờ ao để ngăn ngừa phèn, với lượng 7-10kg/10m2. 7. Quản lý các yếu tố môi trường khác nhau (nhiệt độ, độ sâu, nước ao, hàm lượng oxy hoà tan pH). Ngoài ra trong quá trình nuôi còn sử dụng một số cây thuốc nam như lá giác, lá xoan... từ 3-5 kg/100m2 để phòng bệnh cho cá. Dưới đây là một số nguyên tắc chọn thuốc sử dụng trong NTTS: - Chọn thuốc có tính diệt trùng cao và chọn lọc thập. - Chọn thuốc có biên độ an toàn cao. Nếu hai loại thuốc có tác dụng như nhau thì chọn thuốc có biện độ an toàn cao. - Chọn thuốc rẽ tiền và dễ kiếm. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- - Bài 7. NHIỄM BẨN THỰC PHẨM THỦY SẢN 11
  12.  DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN NHIỄM BẨN NGUYÊN LIỆU CHẾ BIẾN DO CÁC CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ CÁC  CHẤT PHÒNG CHỮA BỆNH Do môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nên trong quá trình chăn nuôi và trồng trọt  trong những năm gần đây, người ta thường cho thêm các hocmon kích thích sinh trưởng,  các chất kháng sinh và các chất hóa học chống vi khuẩn, chống các ký sinh đơn bào có  khả năng gây bệnh cho động thực vật nuôi. Những chất này, khi mới sử dụng có tác dụng  phòng và chữa bệnh cũng như kích thích sinh trưởng cho động thực vật nuôi, cải thiện tác  động của sự ô nhiễm môi trường.  Tuy nhiên, khi đã sử dụng nhiều trong môi trường, thì sẽ gây nên hiệu ứng không  có lợi. Một mặt, chúng có những tác dụng không đặc hiệu kích thích sinh trưởng, mặt khác  chúng tạo ra các loại vi khuẩn nhờn với các chất kháng sinh và các vi khuẩn kháng thuốc  này sẽ chuyển từ đông thực vật nuôi và môi trường sang người. Nhiều chất kích thích sinh  trưởng và chất kháng sinh được sử dụng đã theo dây chuyền thực phẩm cũng như nhiều  con đường khác xâm nhập vào cơ thể con người, gây hại cho con người.  Quá trình nuôi trồng các động thực vật thủy sản, người ta cũng sử dụng vô số các  chất kích thích sinh trưởng và chất kháng sinh để phòng và trị bệnh cho các đối tượng  nuôi trồng. Ở những ao nuôi tôm thâm canh, nhiều loại hóa chất, dược liệu khác nhau để  sát trùng, phòng trị bệnh, quản lý môi trường hoặc chuyển đổi giới tính động vật thủy sản,  được sử dụng phổ biến.  Bao gồm: thuốc sát trùng (Disinfectants), thuốc trừ dịch hại (Pesticides), thuốc diệt  tảo (Algicides), thuốc diệt ký sinh trùng (Parasiticides), thuốc kháng sinh (Antibiotic). Các  chất diệt tạp thường được sử dụng là: Rotense, Saponin, Nicotine, Calcium hypochlorite.  Ngoài ra, còn dùng DDT, Endrin, Aldrin là những chất có độc tính cao để tiêu diệt các loài  thân mềm. Các chất diệt khuẩn như Formalin, Malachite lục được dùng rộng rãi. Tuy  nhiên, hàm lượng các chất nầy, nếu dư quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tôm và chất lượng  hàng hóa cũng như gây độc cho người, cho động vật theo dây chuyền thực phẩm. Hiện nay, hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 30 nước và theo Trần  Thị Dung (Bộ Thủy Sản, 10/05/2002) thì trong năm 2001, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy  sản đạt 1,76 tỉ USD. Trong năm 2002, chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu hàng chế biến thủy  sản là 2,1 tỉ USD đang là một thách thức lớn đối với ngành chế biến thủy sản Việt Nam.  Một điều cần phải lưu ý là, hàng chế biến thủy sản hiện nay, đang có nguy cơ  không xuất được nhiều sang thị trường EU, thị trường Mỹ, thị trường Canada. Theo Ðoàn  Cung (Tạp chí thương mại số 23//2002), thì mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường  EU giảm 30% so với năm 2001, là do dư lượng thuốc kháng sinh có trong hàng hóa, vượt  quá qui định của EU. Ðối với thị trường Mỹ thì sau khi Bang Alabama phát hiện chất kháng  12
  13. sinh Chloramphenicol, đã cấm bán 6 mặt hàng tôm của Trung Quốc thì tôm Việt Nam  cũng bị ảnh hưởng lây.  Từ 15/07/2002, Hàn Quốc bắt đầu kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh trong các lô  hàng tôm sú và cua ghẹ nhập khẩu vào nước nầy. Canada thì công bố áp dụng chế độ lấy  mẫu phân tích Chloramphenicol đối với 100% lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt nam. Chính vì vậy, ngày 22/01/2002, Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ban hành quyết định số  01/2002/QЭBTS về việc cấm sản xuất, lưu thông và sử dụng một số hóa chất, kháng sinh  trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Bao gồm 10 hóa chất sau: 1. Aristolochia và các chế phẩm của chúng. 2. Chloramphenicol 3. Chloroform 4. Chlorpromazine 5. Colchicine 6. Dapson 7. Dimetridazole 8. Metronidazole 9. Các nitrofuran (bao gồm cả furazolidone) 10. Ronidazole  Phạm vi cấm sử dụng là: thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy  rửa, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ  nghề cá và bảo quản , chế biến thủy sản. Bài 8. Độc tố thủy sản tự nhiên 1.Tetrodotoxin (Puffer Fish Poisoning) • Tetrodotoxin (Puffer Fish Poisoning) là một loại độc tố thần kinh sinh ra do sự cộng sinh giữa vi sinh vật lên cơ thể cá nóc. • Nguồn gốc: tetrodotoxin tìm thấy trong da, gan, cơ thịt một số loài như: cá nóc, bạch tuộc. Nguồn gốc sinh ra tetrodotoxin hiện nay còn chưa biết rõ. Người ta cho rằng, tetrodotoxin sinh ra do sự ký sinh của một số loài phiêu sinh động vật lên cơ thể thủy sản. • Cấu trúc Octahydro-12-(hydroxymethyl)-2-imino-5,9:7,10a-dimethano- 10aH- [1,3]dioxocino[6,5-d]pyrimidine-4,7,10,11,12-pentol • LD_50 8-20 mg/kg lượng sử dụng • Triệu chứng: Tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, triệu chứng xảy ra sau 10 phút và dẫn đến tử vong sau 30 phút. 13
  14. • Cơ chế tác động: Vận chuyển ion thần kinh; tetrodotoxin ngăn cản sự tăng điện áp gây ra bởi Na của tế bào thần kinh, sự truyền dẫn xung thần kinh. Guanidinium của độc tố làm nghẽn mạch,vì gây ra sự thay thế Na trong việc phát điện khi màng tế bào bị kích thích, và vật còn lại của phân tử máu trong mạch. • Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 319.27, C11H17N3O8 • Đường xâm nhập: Ăn phải, hít phải, dính trên da. 2.DSP (Diarrhetic Shellfish Poisoning) Độc tố gây tiêu chảy là nhóm gồm nhiều độc tố, sinh ra do nhuyễn thể ăn phải tảo độc thuộc nhóm dinoflagellates loài Dinophysis spp, Aurocentum, prorocentrumlima. • LD_50: 192 µg.kg (i.p.) ở chuột. • Triệu chứng: biểu hiện bệnh sau 30 phút cho đến vài giờ sau khi dùng phải nhuyễn thể có chứa độc tố. Rối loạn đường ruột (tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng) nạn nhân có thể bình phục sau 3-4 ngày không cần điều trị. Chưa thấy tử vong • Đường xâm nhập: Đường miệng 3.PSP (Paralytic Shellfish Poisoning) Độc tố gây liệt cơ • Mã số CAS 35554-08-6 • Nguồn gốc: Sinh ra bởi vi sinh vật sống cộng sinh trên một sinh vật khác, gồm các tảo dinoflagellates Gonyaulax catenella và G. tamarensis; tìm thấy ở các loài nhuyễn thể ở vùng Alaska, Saxidomus giganteus và các loài, Mytilus californianeus. Độc tố có thể sản sinh riêng biệt bởi S. giganteus hay M. californianeus. • LD_50 10 µg.kg (ăn phải); 2.0 µg.kg (Ngửi) • Triệu chứng: Tê, yếu cơ, khó thở, liệt cơ • Cơ chế tác động: Ưc chế enzyme Cholinesterase • Đặc tính Trọng lượng phân tử: 299.29 C10H17N7O4 • Xâm nhập: Ăn phải, ngửi phải. 4. NSP (Neurotoxic Shellfish Poisoning) Độc tố thần kinh • Nguồn gốc: Sinh ra bởi trùng roi đáy Gymnodinium breve, và loài trùng roi khủng Ptychodiscus trevis là một loại dinoflagellate tìm thấy ở Vịnh Mexico và vùng Caribbean. Mặc dù vậy, loài này cũng gây ra các vụ tương tự trên thế giới. Tìm thấy trong suốt thời kỳ thủy triều đỏ từ cuối mùa hè cho đến mùa thu hàng năm ngoài khơi Florida tiêu diệt lượng lớn cá và chim. • Cấu trúc Có các đồng phân: Brevetoxins 1- 9 (PbTx1 -9). Trong đó: PbTx1 – 3 là dạng chiếm ưu thế, PbTx1 có tác dụng mạnh nhất • LD_50 180ηg.kg ở chuột, 4ng.ml ở cá. • Triệu chứng: Giống độc tố PSP • Cơ chế tác động: Giải phóng Na+ trong quá trình vận chuyển ion vào trong tế bào. Không điều chỉnh được Na+ vào trong tế bào. Thay đổi đặc tính của tế bào, 14
  15. Brevetoxin có thể nối với phần rời ở cổng h kênh Na+, gây ra sự giải phóng thần kinh phá huỷ Acetylcholine gây co cơ. • Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 900 • Đường xâm nhập: Đường miệng 5.ASP (Amnestic Shellfish Poisoning) Độc tố gây mất trí nhớ • Nguồn gốc ASP, domoic acid sinh ra từ tảo đỏ Chondiria armuta, sản sinh từ tảo đỏ Digenea simplex, Pseudo – nitzschia pungren f. multiseries. Domoic acid thuộc nhóm protein gọi là kainoid, thuộc nhóm kích thích thần kinh hay độc tố kích thích, gây trở ngại cho chu trình vận chuyển thần kinh ở não. • Cấu trúc Domoic acid, kainic acid và các đồng phân: 5’ epi – DA,Isodomoic acid A – H. • LD_50 4 mg.kg ở chuột • Triệu chứng: Gây buồn nôn và tiêu chảy sau 30 phút – 6 giờ, tác động dạ dày, thần kinh gây hoa mắt, choáng, ngất có thể bình phục sau vài ngày. Nếu nồng độ cao có thể phá huỷ tế bào thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn gây mất trí nhớ, có thể dẫn đến tử vong. • Cơ chế tác động: Hoạt hóa thụ quan Kainate Glutamate, kết quả làm tăng Ca^2+ nội bào. Liên kết với NMDA và NMDA glutamate thụ cảm, điện áp phụ thuộc vào kênh calcium. Độc tố thần kinh, DA làm tăng cao Ca^2+ và thương tổn tiếp theo vùng não nơi đường dẫn glutaminergic có nồng độ tăng cao, đặc biệt trong vùng CA1 và CA3, vùng chịu trách nhiệm về việc việc học và nhớ. Tuy vậy, liều lượng gây mất trí nhớ thấp hơn mức gây độc. Mức tác dụng của việc ăn phải về thực chất thấp hơn (35-70 mg.kg). • Đặc tính: Trọng lượng phân tử: 311,14 C15H21NO6 • Đường xâm nhập: Ăn phải. 6. CFP (Ciguatera Fish Poisoning) Ciguatera Fish Poisoning là loại độc tố gây độc phổ biến nhất. Có khoảng 400 loài cá có thể nhiễm độc. Liều lượng gây hại là 1 ppb. • Nguồn gốc: Sinh ra bởi loài trùng roi đáy Gambierdicus toxicus ký sinh trên cá. • Cấu trúc: Gồm 2 độc tố chính là: Ciguatoxin và Maitotoxin • LD_50 0,1g.kg Maitotoxin, 0,4g.kg Ciguatoxin ( chuột) • Triệu chứng: Xuất hiện vài giờ sau khi ăn: nôn, tiêu chảy, ngứa, yếu, mệt kéo dài 2 – 3 ngày có khi đến 1 năm. Có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến tử vong. • Cơ chế tác động: Ciguatoxin tan trong dầu, ngăn cản kênh vận chuyển ion Na+ trong màng tế bào dẫn đến sự không cực của màng (depolarization) làm ngừng xung điện thần kinh. Gây ra chứng tắt nghẽn thần kinh. Nạn nhân tử vong do tê liệt hô hấp. • Trọng lượng phân tử: ciguatoxin: 1.000; Maitotoxin: 3.400 • Đường xâm nhập: Đường miệng ------------------------------------------------------------------------------------------------ 15
  16. • SƯU TẦM : TRẦN THANH PHONG 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0