intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 loại thuốc cần tránh cho trẻ

Chia sẻ: Nguyen Phuong Halinh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

70
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sau đây xin trình bày về 8 loại thuốc không nên dùng cho trẻ, nhất là ở nước ta hiện nay, các bà mẹ thường có khuynh hướng tự mua thuốc cho con dùng mà không cần đến toa bác sĩ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 loại thuốc cần tránh cho trẻ

  1. 8 loại thuốc cần tránh cho trẻ Bài viết sau đây xin trình bày về 8 loại thuốc không nên dùng cho trẻ, nhất là ở nước ta hiện nay, các bà mẹ thường có khuynh hướng tự mua thuốc cho con dùng mà không cần đến toa bác sĩ. Vì sự an toàn của trẻ tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng (google image) 1. Aspirin Aspirin kích ứng dạ dày gây đau hay gây xuất huyết tiêu hoá ở những đối tượng có tiền sử bị loét dạ dày - tá tràng, nhưng có một biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi
  2. dùng Aspirin, đó là hội chứng Reye, tuy hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Vì vậy, không bao giờ được dùng Aspirin cho trẻ. Phải luôn chắc chắn các loại thuốc chuẩn bị cho con bạn uống không có chứa Aspirin bằng cách đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc, vì rất nhiều loại thuốc có chứa nhiều chất và trong thành phần đó có thể có Aspirin. Thí dụ như, thuốc Pepto-Bismol có chứa Aspirin. 2. Thuốc chống nôn (ói) Không nên dùng những thuốc chống nôn (ói) nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, cũng như không nên quá lo lắng về tình trạng nôn (ói) của trẻ vì thông thường trẻ chỉ ói vài lần rồi ngưng, nhưng nếu trẻ có biểu hiện mất nước điện giải thì cần phải đưa đi khám bác sĩ ngay. 3. Thuốc chỉ dùng cho người lớn Đừng bao giờ cho trẻ uống loại thuốc mà bạn đang dùng, cho dù chỉ dùng với liều nhỏ hơn nếu trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc không có liều khuyến cáo cho trẻ em, vì cơ
  3. thể chúng chưa phát triển đầy đủ. 4. Thuốc được ghi toa cho một trẻ khác hay cho một chứng bệnh khác Có rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối khi con bị bệnh đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của một bà mẹ khác, đó là dùng lại chính đơn thuốc trước đó của con bà mẹ kia do có một vài triệu chứng na ná giống nhau, cứ theo đó mua thuốc về dùng cho trẻ. Hậu quả là không mang lại hiệu quả điều trị mà có khi còn gây nguy hiểm. Vì vậy chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo toa mà bác sĩ chỉ định cho chính con bạn và không tự dùng lại cho lần sau, vì chưa chắc lần sau con bạn sẽ bị bệnh và mức độ bệnh tương tự như lần trước. 5. Những loại thuốc đã hết hạn sử dụng Khi mua thuốc, cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc, nên chọn những vỉ thuốc nào in rõ hạn sử dụng chứ đừng lấy những viên lẻ. Nếu mua thuốc để dự trữ ở nhà, nên yêu cầu những hộp thuốc có hạn sử dụng còn dài.
  4. 6. Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất Có rất nhiều loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những thành phần không phù hợp với trẻ. Thí dụ các loại thuốc cảm kết hợp Paracetamol với codein hay với một loại thuốc NSAID khác nhằm tăng cường tác dụng giảm đau. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng. 7. Các loại thuốc kháng viêm không steroid Vì các thuốc này thường gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là Ibuprofen nên hầu hết đều được các hãng sản xuất khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, đề phòng những tác dụng phụ có thể xảy ra, nhất là khi trẻ đang ói. 8. Các dạng trình bày không thích hợp cho trẻ Nhất là đối với dạng viên hay dạng phải nhai nuốt vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu viên thuốc lọt vào đường thở. Vì thế nếu cần sử dụng, nên dùng những loại lỏng như viên
  5. hoà tan trong nước hay dạng sirô... Tóm lại, vì sự an toàn của trẻ tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thuốc cho con mình. Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, sự hấp thụ cũng như sự đào thải thuốc ở trẻ em mang những đặc điểm riêng: • Sự hấp thụ một số thuốc ở dạ dày và ruột phụ thuộc vào độ pH, vào thời gian thuốc lưu lại ở ống tiêu hoá. Trẻ mới sinh chưa tiết acid ở dạ dày, sau 7 ngày mới bắt đầu tiết dịch vị và đến 3 tuổi mới đạt mức bình thường. • Ở trẻ em mới sinh, thời gian thuốc lưu dạ dày kéo dài 6-8 giờ và phải 2 tháng sau mới đạt mức của người lớn. • Một số thuốc kháng sinh như Penicilin, Ampicilin có hiệu lực cao với trẻ sơ sinh. Trái lại, một số loại như Barbiturique, Paracetamol thì trẻ em hấp thu chậm hơn. • Một đặc điểm giải phẫu là ruột trẻ em dài hơn tương đối
  6. so với ruột người lớn, dạ dày và thực quản dốc thẳng. Các đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và thức ăn. • Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể, sự chuyển hoá được đánh giá bằng sự đào thải qua gan hoặc qua thận. Thuốc bài tiết qua gan phụ thuộc vào sự chuyển hoá nhờ các enzym và phụ thuộc vào dòng máu qua gan. Cả hai yếu tố này đều khác nhau theo lứa tuổi. Chức năng thận ở trẻ sơ sinh còn chưa được hoàn chỉnh như trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Bề mặt tiểu cầu thận trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% người lớn và mức độ lọc cầu thận chỉ bằng 5%, do đó việc sử dụng các dung dịch còn chậm. Ống thận trẻ nhỏ còn ngắn nên sự tái hấp thụ các chất còn ít, cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc. Một số thuốc kháng sinh phải giảm bớt liều lượng... Theo Sức khỏe 360
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2