intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

8 mẹo để chụp ảnh nội thất

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

135
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chụp góc nhà, sử dụng hỗ trợ từ đèn flash… là một trong những mẹo chụp ảnh nội thất khá hiệu quả. Khả năng sáng tạo trọng việc chọn góc, ánh sáng và kể được câu chuyện làm nên thành công khi chụp ảnh trong nhà. Dưới đây là 8 mẹo chụp ảnh nội nhất do trangTutsplus tổng hợp. Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh, nhất là trong nhiếp ảnh nội thất. Trước khi bắt đầu chụp, hãy bật tất cả đèn trong phòng lên. Có thể ánh sáng này sẽ giúp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 8 mẹo để chụp ảnh nội thất

  1. 8 mẹo chụp ảnh nội thất Chụp góc nhà, sử dụng hỗ trợ từ đèn flash… là một trong những mẹo chụp ảnh nội thất khá hiệu quả. Khả năng sáng tạo trọng việc chọn góc, ánh sáng và kể được câu chuyện làm nên thành công khi chụp ảnh trong nhà. Dưới đây là 8 mẹo chụp ảnh nội nhất do trangTutsplus tổng hợp. Ánh sáng Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong nhiếp ảnh, nhất là trong nhiếp ảnh nội thất. Trước khi bắt đầu chụp, hãy bật tất cả đèn trong phòng lên. Có thể ánh sáng này sẽ giúp tăng thêm độ sâu và độ đa dạng của màu sắc trong căn phòng. Hãy để căn phòng tràn ngập ánh sáng tự nhiên trước (theo nghĩa là ánh sáng trời và ánh sáng từ đèn có sẵn trong phòng), sau đó hãy nhìn ngắm xung quanh xem liệu góc định chụp có cần thêm nguồn sáng nào nữa không.
  2. Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng. Ảnh: Tutsplus.
  3. Mặc dù ánh sáng tự nhiên rất hữu ích đối với ảnh nội thất, tuy nhiên đôi lúc bạn sẽ vẫn phải thêm các nguồn sáng phụ. Các nguồn sáng phụ thêm này có thể là đèn cột hoặc đôi khi chỉ là đèn flash, hoặc cả hai. Ví dụ, như ở bức trên, để ánh sáng trông thật tự nhiên, nên hạn chế để các nguồn sáng từ cửa sổ để tránh bị quá lóa. Mặc dù có những phong cách chụp nội thất thích để mở cửa cho ánh sáng ùa hết vào nhà, nhưng nếu không được xử lý khéo léo, những nguồn ánh sáng này sẽ làm phân tán bức ảnh. Ở ảnh này, để sự tập trung dồn vào bộ bàn ghế và giá sách của căn phòng này, ánh sáng đèn được xử lý sao cho mềm và trong, không hề bị phản hay lóa ở góc nào của căn phòng. Tận dụng đèn flash Hãy biết tận dụng đèn flash khi ánh sáng trong phòng yếu hoặc dùng làm đối trọng với ánh sáng bên ngoài để tạo cảm giác tự nhiên. Những đèn cóc kiểu như Nikon SB 900 hay Canon Speedlite 580EX II chẳng hạn sẽ rất hữu dụng bởi có thể sắp xếp và cài đặt phối hợp nhanh, đa dạng. Nếu có điều kiện thì dùng các đèn cột lớn. Các đèn này cho ánh sáng tốt hơn nhưng lại cồng kềnh và không cơ động. Khi chụp với đèn flash, không chụp thẳng mà phải chĩa đèn lên những bức tường hoặc trần nhà sáng màu để phân tán ánh sáng nhẹ khắp phòng. Nhưng hãy tránh dùng kiểu này nếu tường hay trần nhà có những màu quá nổi như xanh thẫm, tím đỏ hay tím bởi ảnh sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng phản xạ khác màu. Do mỗi phòng đều khác nhau và các nguồn sáng cũng khác nhau nên cách tốt nhất vẫn là chụp thử. Đầu tiên chụp với chân máy, không đèn để xem
  4. cảnh thực, sau đó thử thêm dần các nguồn sáng và đánh giá kết quả cuối cùng. Không lạm dụng đèn Đúng là đèn flash rất hữu dụng, nhưng không nên lạm dụng bởi cũng chính đèn flash cũng có thể làm cho bức ảnh trở nên tệ hại hơn. Không nên lạm dụng đèn flash. Ảnh: Tutsplus. Đèn flash chỉ phát huy sức mạnh nếu biết cách sử dụng. Luôn ghi nhớ phải thử với ánh sáng tự nhiên trước, bởi rất nhiều trường hợp chỉ cần ánh sáng tự nhiên là đủ. Như bức ảnh trên chẳng hạn, mặc dù căn phòng khá tối, nhưng nhờ chụp tốc độ chậm, sử dụng chính những ánh sáng từ đèn trần khiến cho
  5. căn phòng có độ sâu hơn hẳn. Tuy nhiên việc sử dụng tốc độ chậm phải được xem xét tùy trường hợp bởi ở những căn phòng có ánh sáng trời có thể làm cho vùng sáng dễ bị cháy. Tạo dáng Dù chụp ảnh cho các tạp chí nội thất hay cho các công ty bất động sản, luôn nhớ phải tạo dáng cho đồ nội thất. Tương tự như người mẫu, đồ đạc cũng cần được sắp xếp sao cho sạch sẽ và có bố cục hợp lý. Đồ đạc cũng cần được sắp xếp sao cho sạch sẽ và có bố cục hợp lý. Ảnh: Tutsplus. Phỉa biết cắt các chi tiết rườm rà của nội thất để giảm được các yếu tố phân tán của ảnh. Ví dụ khi bức ảnh có đầy đủ cái bàn, người xem có quá nhiều thứ để chú ý, từ bàn, ghế tới giá sách với rất nhiều cuốn sách. Vì vậy để tập
  6. trung, hãy chỉ chụp một phần của cái bàn gồm bát, đĩa và khăn ăn thôi chẳng hạn (hình trên). Sắp xếp Khi chụp ảnh nội thất, nên nhớ mục đích chính là làm cho nội thất đó trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Vì thế mà các đồ đạc phải được xếp đặt lại chứ không nên để nguyên trạng như nó vốn có. Hãy sắp xếp đồ đạc theo một ý tưởng nào đó, có thể di cái này đi, thêm cái khác vào… sao cho bức hình cuối thể hiện được rõ nét nhất đặc điểm của căn phòng, chứ không phải là một bức ảnh tả thực có sao chụp vậy. Mặc dù về lý thuyết mọi thứ đều có thể xử lý bằng các phần mềm hiệu chỉnh ảnh, nhưng trước tiên hãy tự sắp xếp và hiệu chỉnh cho chuẩn ở thực địa, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian xử lý hậu kỳ. Chụp góc Một trong những nguyên tắc kinh điển của chụp ảnh nội thất, đó là hãy chụp về phía các góc để làm cho căn phòng có cảm giác rộng hơn.
  7. Chụp về phía các góc để làm cho căn phòng có cảm giác rộng hơn. Ảnh: Tutsplus. Khi chụp chân phương ngang phòng với vật chắn là bức tường, ảnh dễ bị bẹp và căn phòng thì hẹp lại. Hãy chú ý tham khảo các tạp chí nội thất, bạn sẽ thấy chụp góc là cảnh chụp được dùng nhiều nhất.
  8. Hãy thử với các ống góc rộng và góc chụp thấp, nhưng nhớ đừng rộng quá không sẽ dễ bị méo hình. Kể chuyện qua ảnh Mỗi một căn nhà, một món đồ nội thất đều mang trong mình một câu chuyện, vì thế điều quan trọng với người chụp là làm sao giúp các đồ nội thất tự thân thể hiện được câu chuyện đó ra với người xem ảnh. Dùng quá nhiều kỹ xảo chụp ảnh sẽ chỉ khiến người xem thấy thất vọng khi mà ảnh khác hoàn toàn so với thực tế.
  9. Tìm kiếm những góc, những đồ đạc phản ánh đầy đủ đặc trưng riêng của căn nhà. Ảnh:Tutsplus. Tìm kiếm những góc, những đồ đạc phản ánh đầy đủ đặc trưng riêng của căn nhà, hay của món đồ. Ví dụ nếu là một căn nhà cổ bằng gạch, hãy tìm những góc chụp thể hiện một cách chi tiết các viên gạch cổ. Còn nếu là một căn nhà mang phong cách hiện đại, hãy chú ý tới những góc được xử lý ánh sáng đặc trưng hay những chi tiết kiến trúc đặc biệt không giống ai. Sáng tạo Đây luôn là yếu tố kinh điển cho mọi phong cách chụp ảnh bởi nó tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người. Ví dụ thay vì các ống góc rộng, hãy thử với các ống mắt cá hay ống tilt-shift, hoặc dùng các đèn để chiếu ánh sáng theo các hướng khác nhau… Hãy tự tìm tòi các cách thể hiện mới, có thể không giống ai, biết đâu trong muôn vàn ý tưởng không giống ai đó sẽ có được những ý tưởng thực sự tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2