intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 biện pháp tăng tín hiệu sóng Wi-Fi

Chia sẻ: NN Nghia | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

81
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tín hiệu sóng Wi-Fi không tốt sẽ làm việc truy cập Internet của bạn bị gián đoạn. Hãy thử áp dụng 9 thủ thuật sau để không bị cụt hứng khi đang lướt net.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 biện pháp tăng tín hiệu sóng Wi-Fi

  1. 9 biện pháp tăng tín hiệu sóng Wi-Fi Tín hiệu sóng Wi-Fi không tốt sẽ làm việc truy cập Internet của bạn bị gián đoạn. Hãy thử áp dụng 9 thủ thuật sau để không bị cụt hứng khi đang lướt net. 1. Đặt thiết bị phát sóng ở vị trí phù hợp Bạn nên đặt thiết bị phát sóng Wi-Fi (Wireless Router, Access Point hay Modem ADSL có hỗ trợ kết nối mạng không dây) vào giữa nhà. Không nên đặt thiết bị phát sóng ở một góc nhà và sát tường, vì như vậy sóng sẽ truyền một phần ra ngoài, và kết nối sẽ yếu dần ở đầu bên kia ngôi nhà. Nếu đặt thiết bị phát sóng ở tầng 1 và sử dụng laptop ở tầng trên, bạn nên đưa thiết bị phát sóng lên trên một kệ tủ cao, để sóng lan lên cao hơn. 2. Không đặt thiết bị phát sóng trên sàn nhà Một điểm khác mà bạn cần lưu ý về việc chọn vị trí cho thiết bị phát sóng Wi-Fi là không nên đặt thiết bị trên sàn nhà, hay đặt gần tường và kim loại. Các yếu tố trên sẽ làm giảm tín hiệu sóng Wi-Fi, làm kết nối Internet yếu đi. 3.Thay thế ăng-ten của thiết bị phát sóng Trên mỗi thiết bị phát sóng Wi-Fi đều có một ăng-ten để truyền sóng ra xung quanh. Tuy nhiên, các ăng-ten này đều được thiết kế theo dạng phủ sóng ra mọi hướng. Nếu bạn đặt thiết bị phát sóng ở sát tường, một phần sóng có thể sẽ được truyền ra khu vực bên ngoài. Trong khi đó, những khu vực khác trong nhà không gần phạm vi phủ sóng của ăng-ten thì sóng lại yếu đi. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thay ăng-ten có sẵn của nhà sản xuất bằng ăng-ten khác chỉ phủ sóng ra một hướng nhất định. Với loại ăng-ten này, bạn có thể điều chỉnh hướng phát sóng theo vị trí đặt máy tính để tăng tín hiệu mạng.
  2. 4. Thay thế Wireless Adapter trên laptop Laptop thường được tích hợp sẵn Wireless Adapter để nhận tín hiệu sóng Wi-Fi từ thiết bị phát sóng. Với Wireless Adapter được tích hợp trong máy, laptop chỉ nhận sóng thụ động chứ không thể điều chỉnh hướng thu chính về hướng phát ra tín hiệu. Để nhận tín hiệu Wi-Fi tốt hơn, bạn cần thay thế Wireless Adapter được tích hợp bằng Wireless Adapter gắn ngoài thông qua cổng USB. Các Wireless Adapter gắn ngoài thường có thêm ăng-ten để tập trung sóng về laptop. 5. Sử dụng Wireless Repeater Thiết bị Wireless Repeater sẽ giúp truyền tín hiệu sóng Wi-Fi ra xa hơn. Nếu phạm vi nhà rộng, bạn có thể sử dụng thêm thiết bị này để tăng tín hiệu sóng ở những nơi không gần thiết bị phát sóng. Bạn đặt Wireless Repeater ở giữa đường đi từ thiết bị phát sóng với vị trí đặt laptop.
  3. Địa chỉ IP truy cập vào trang cấu hình thiết bị còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Bạn xem chi tiết tại bảng hướng dẫn hay vào website của nhà xuất để xem. Hình bên dưới hiển thị địa chỉ IP của 6 hãng thông dụng. 6. Hạn chế sử dụng các thiết bị khác cùng tần số sóng Wi-Fi Chuẩn Wi-Fi thông dụng hiện nay là 802.11g, được phát ở tần số 2.4GHz. Tuy nhiên, một số thiết bị điện tử khác trong gia đình (điện thoại không dây, quạt, đèn…) cũng thường hoạt động ở tần số 2.4GHz. Nhiều thiết bị cùng hoạt động ở một tần số sẽ làm nhiễu tín hiệu Wi- Fi. Do đó, khi mua thiết bị, bạn cũng nên quan tâm đến tần số hoạt động của chúng. Một giải pháp khác là bạn chuyển sang sử dụng thiết bị phát sóng mới hỗ trợ chuẩn Wi-Fi mới nhất hiện nay là 802.11n. Chuẩn 802.11n hoạt động trên cả hai tần số 2.4GHz và 5.0GHz. Nếu xung quanh có nhiều thiết bị cùng ở tần số 2.4GHz thì Wi-Fi sẽ được phát ở tần số 5.0GHz. 7. Cập nhật driver mới cho thiết bị phát sóng Các hãng sản xuất thường tung ra driver mới cho thiết bị mỗi khi có sự điều chỉnh để cải thiện hiệu suất hoạt động cho thiết bị. Do vậy, bạn nên thường xuyên truy cập vào trang chủ nhà sản xuất để tìm và cập nhật driver mới cho thiết bị của mình. 8. Sử dụng đồng bộ thiết bị của chung một hãng Mặc dù thiết bị phát sóng Linksys vẫn có thể hoạt động tốt với Wireless Adapter của D-Link, bạn vẫn nên chọn thiết bị của chung một hãng sản xuất cho đồng bộ. Một vài hãng thường đem lại hiệu suất hoạt động tốt hơn khi bạn sử dụng kết hợp nhiều thiết bị của hãng đó. Chẳng hạn, như Linksys có công nghệ SpeedBooster, công nghệ này được kích hoạt khi bạn xài đồng bộ các thiết bị kết nối mạng không dây của hãng. 9. Sử dụng thiết bị phát sóng chuẩn 802.11n Mặc dù chuẩn 802.11g hiện nay vẫn còn phổ biến, song bạn nên nâng cấp thiết bị phát sóng lên chuẩn 802.11n để tăng tốc độ và sự ổn định cho kết nối Wi-Fi. Chuẩn 802.11n vẫn tương thích ngược với các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11a, 802.11b, 802.11g. Tuy nhiên, khi sử dụng
  4. thiết bị phát sóng chuẩn 802.11n, bạn cũng nên nâng cấp card mạng không dây trong máy lên 802.11n để nhận thấy sự khác biệt so với trước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1