intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 cách giúp xây dựng lòng tự trọng nơi trẻ con

Chia sẻ: Abcdef_15 Abcdef_15 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nuôi dưỡng lòng tự trọng nơi trẻ con ngay từ độ tuổi chưa đến trường dường như là một trách nhiệm nặng nề cho các bậc cha mẹ. Lòng tự trọng của một người xuất phát từ ý thức tự lập, tin rằng mình có khả năng, nhận ra rằng những đóng góp của mình là có giá trị." Bậc cha mẹ nào cũng biết rằng lòng tự trọng là một cái gì đó rất dễ đổi thay. Ðôi khi ta thấy mình tốt, đôi lúc lại không. Ðiều mà chúng ta muốn dạy cho trẻ là những kỹ năng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 cách giúp xây dựng lòng tự trọng nơi trẻ con

  1. 9 cách giúp xây dựng lòng tự trọng nơi trẻ con Nuôi dưỡng lòng tự trọng nơi trẻ con ngay từ độ tuổi chưa đến trường dường như là một trách nhiệm nặng nề cho các bậc cha mẹ. Lòng tự trọng của một người xuất phát từ ý thức tự lập, tin rằng mình có khả năng, nhận ra rằng những đóng góp của mình là có giá trị." Bậc cha mẹ nào cũng biết rằng lòng tự trọng là một cái gì đó rất dễ đổi thay. Ðôi khi ta thấy mình tốt, đôi lúc lại không. Ðiều mà chúng ta muốn dạy cho trẻ là những kỹ năng sống, như là sự nhẫn nại chẳng hạn. Mục đích của bạn là làm sao cho con bạn phát triển lòng tự hào và tự trọng, lòng tin vào khả năng vượt qua những thách thức (đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thì thách thức đó là chép lại các chữ cái một cách chính xác). Sau đây là 9 cách đơn giản giúp phát triển lòng tự trọng nơi con bạn: 1. Yêu không điều kiện. Lòng tự trọng được triển nở khi ta thể hiện lòng yêu mến không điều kiện, để có thể nói rằng "bố hoặc mẹ yêu con, bất kể con có như thế nào hay bất kể con làm gì." Con bạn sẽ tiến bộ nhiều hơn khi bạn đón nhận bản thân con người nó bất kể điểm mạnh hay điểm yếu, tâm tính hay khả năng của nó. Vì thế, hãy rộng lượng trong tình yêu dành cho trẻ. Bạn hãy thường xuyên ôm hôn, hay vỗ vai khích lệ nó. Và đừng quên nói cho cháu trẻ biết bạn rất yêu nó. Khi cháu làm điều gì sai, phải phân biệt rõ là bạn đang sửa hành vi sai của trẻ chứ
  2. không sửa chính bản thân nó. Ví dụ, thay vì la: "Con hư quá! Sao mà con dữ dằn quá vậy!", thì hãy nói: "Xô bạn Na té là không tốt. Bạn Na bị sưng đầu gối rồi đó! Con đừng làm như vậy nữa nghe". 2. Quan tâm. Hãy dành thời gian để chú tâm hoàn toàn đến con bạn khi nó nói chuyện với bạn. Cách này rất hữu hiệu để sự phát triển lòng tự trọng của trẻ vì cháu hiểu rằng bạn coi nó là quan trọng và có giá trị. Không mất nhiều thời gian đâu! Ví dụ như đang đọc báo, bạn ngưng lại một chút khi con muốn nói chuyện, hoặc chỉ tắt tivi khoảng vài phút để trả lời cho nó. Nhìn vào mắt trẻ để thể hiện rằng bạn thực sự đang lắng nghe nó nói. Khi bạn đang bận rộn, hãy nói cho trẻ biết điều đó và cũng không lờ đi những nhu cầu của nó. Ví dụ bạn nói: "Con cứ nói cho mẹ biết chuyện bức tranh con vẽ đi, xong mẹ sẽ đi nấu cơm" . 3. Dạy cho trẻ tuân giữ một số nguyên tắc. Nếu bạn đã không cho trẻ ăn vặt trên giường thì hôm sau đừng cho nó ăn bánh kẹo ở đó. Hoặc nếu bạn đã bắt trẻ bỏ áo quần dơ trong chậu giặt, thì đừng bao giờ cho nó vất áo quần trên sàn nhà. Hoặc giờ ăn cơm phải ngồi quanh bàn cùng gia đình chứ không bưng chén chạy lung tung... Khi biết những nguyên tắc của gia đình là bất di bất dịch, trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn. Về phần bạn, nên thường xuyên lập lại các nguyên tắc. Chẳng bao lâu sau trẻ sẽ bắt đầu tuân theo các đòi hỏi của bạn. 4. Ủng hộ những việc liều lĩnh không nguy hiểm. Khuyến khích trẻ khám phá những điều mới lạ như thử một món ăn mới, đi tìm một người
  3. bạn tốt, hay tập đi xe đạp. Dù luôn có khả năng thất bại nhưng không táo bạo thì hiếm có cơ hội thành công. Vì thế, cứ để con trẻ thử nghiệm nếu không có gì nguy hiểm, và cố kiềm ý muốn giúp đỡ. Ðừng "cứu" trẻ khi nó mới có vẻ như không sử dụng được một món đồ chơi mới. Chính khi bạn can thiệp vào, như nói là:" Ðể mẹ làm cho," là lúc bạn dung dưỡng sự lệ thuộc và làm giảm lòng tự tin nơi trẻ. Bạn chỉ xây dựng được lòng tự trọng nơi trẻ khi bạn không lẫn lộn sự bảo vệ trẻ với việc cho nó đối đầu với những thách thức mới. 5. Hãy cho phép sai lầm. Dĩ nhiên, mặt trái của việc cho trẻ chọn lựa hoặc dám làm những điều mạo hiểm là con bạn đôi khi dễ phạm sai lầm. Nhưng người lớn cũng sai lầm mà! Ðấy là những bài học giá trị cho sự tự tin của trẻ. Vì thế, nếu cháu để cái chén quá sát cạnh bàn và chén bể, bạn bình tĩnh hỏi nó xem lần sau phải để đâu để cái chén không rớt xuống đất như vậy. Bằng cách đó, lòng tự trọng của trẻ sẽ không bị hạ thấp và nó hiểu rằng đôi khi có phạm sai lầm cũng không sao. Nếu bạn lỡ làm chuyện gì sai trái với con, bạn nhận lỗi và sửa lỗi. Ðiều đó sẽ tác động lớn đến cháu: Rồi nó cũng biết dễ dàng chấp nhận những thiếu sót của mình và sửa đổi. 6. Khen ngợi những hành vi tích cực. Là con người thì ai cũng thích những lời khích lệ. Vì thế, hãy để cho trẻ biết là bạn nhận ra những việc tốt nó làm mỗi ngày. Ví dụ, bạn nói ông xã mình: "Trưa nay thằng Sol rửa rau sống đấy." Cậu bé sẽ cảm thấy ấm áp vì lời khen đó và nó cũng
  4. hiểu bố nó rất vui. Cũng nên khen con một cách cụ thể. Thay vì nói "Giỏi", hãy nói: "Mẹ cám ơn. Con chịu khó rửa rau nên ăn ngon quá!" Sự khen ngợi cụ thể giúp đề cao ý thức của trẻ về thành tích đạt được và thấy mình có giá trị, đồng thời nó cũng biết chính xác mình đã làm tốt việc gì. 7. Lắng nghe một cách tích cực. Nếu trẻ có nhu cầu nói chuyện, bạn hãy dừng lại và lắng nghe nó nói. Hãy giúp trẻ cảm thấy thoải mái với những cảm xúc của trẻ bằng cách gọi đúng tên chúng. Bạn hãy nói: "Mẹ hiểu con buồn vì phải chia tay với những bạn thân cùng lớp." Bằng sự chấp nhận những cảm xúc của trẻ mà không phê phán, bạn công nhận giá trị những tình cảm đó và coi trọng những điều trẻ kể cho bạn. Nếu bạn cũng chia sẻ với con những tình cảm của mình, ("Mẹ thích lắm! Nhà mình sắp đi sở thú chơi") thì con bạn sẽ tự tin để bày tỏ chính mình. 8. Ðừng so sánh. Những lời la mắng như : "Con hư quá! Sao con không giống chị hai?" hay "Sao mày không nhìn thằng Bin, thằng Tài coi! Nó đâu có học dốt như mày!" chỉ làm cho trẻ thêm dằn vặt, thêm xấu hổ, ghen tị và ganh đua. Ngay cả những kiểu so sánh tích cực như "Con chơi giỏi nhất" thì cũng có hại một cách tiềm ẩn: vì con bạn sẽ phải rất vất vả để sống theo đúng hình tượng như thế. Nếu bạn để trẻ biết bạn coi nó là người giỏi nhất thiên hạ, có thể nó cũng tự đánh giá mình như vậy. 7. "Mỗi người một vẻ..." Nếu con bạn so sánh thua thiệt với chị em hay bạn bè ("Tại sao con không chụp banh được như thằng Ðức?"), bạn hãy
  5. cảm thông với trẻ và nhấn mạnh một trong những điểm mạnh của trẻ. Ví dụ, bạn nói: "Ðúng rồi! Thằng Ðức chụp gôn giỏi, còn con thì chơi cờ giỏi". Từ từ trẻ sẽ nhận ra là tất cả mọi người ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Và con bạn sẽ hiểu rằng không nhất thiết phải là người hoàn hảo mới cảm thấy hạnh phúc. 8. Khích lệ. Mọi đứa trẻ đều cần một kiểu nâng đỡ nào đó từ những người thân yêu, biểu lộ qua những cử chỉ cho thấy rằng "Mẹ tin con. Mẹ thấy nỗ lực của con. Cứ tiếp tục đi!" Khích lệ có nghĩa là công nhận sư tiến bộ, chứ không chỉ đơn thuần là khen thưởng những việc đã làm được. Vì thế, nếu trẻ đang vất vả để gài cái cặp đi học của nó, bạn hãy nói: "Mẹ biết con rất cố gắng! Sắp được rồi đó!" thay vì nói: " Không phải như vậy đâu! Ðể mẹ làm cho!" 9. Khen chứ không nịnh. Quá khen có thể làm nhụt bớt lòng tự trọng của trẻ vì điều đó tạo ra áp lực bắt trẻ phải cố thể hiện và tạo ra một nhu cầu cần được người khác tán thưởng liên miên. Vì thế, phải cẩn trọng khi khen con: Nếu nó tốt thật, cố gắng thật thì mới khen. Khen thật và khen đúng lúc làm cho trẻ lớn lên với cảm giác tốt về mình. (Internet) Xem thêm về tại www.chamsocbe.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0