intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

115
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ còn một tuần nữa là bạn đã bước vào kì thi Đại Học, ngoài việc phải ôn luyện các kiến thức từ đầu năm đến thời điểm này, bạn còn phải rèn luyện thêm một số kĩ năng khi làm bài thi nhé! Đã bao nhiêu lần các bạn bước ra khỏi phòng thi và: "Giá mà mình có thêm 5 phút", "Ôi mình không nên dành quá nhiều thời gian cho câu đầu tiên", "Giá mà mình xem qua phần đó trong sách"... Bạn hãy xem 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi. Hi vọng bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi

  1. 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi
  2. Chỉ còn một tuần nữa là bạn đã bước vào kì thi Đại Học, ngoài việc phải ôn luyện các kiến thức từ đầu năm đến thời điểm này, bạn còn phải rèn luyện thêm một số kĩ năng khi làm bài thi nhé! Đã bao nhiêu lần các bạn bước ra khỏi phòng thi và: "Giá mà mình có thêm 5 phút", "Ôi mình không nên dành quá nhiều thời gian cho câu đầu tiên", "Giá mà mình xem qua phần đó trong sách"... Bạn hãy xem 9 lỗi phổ biến nhất khi đi thi. Hi vọng bạn sẽ không vấp phải những lỗi thường gặp sau đây. Chúc bạn làm bài thi thật tốt. 1.Học tủ Là lỗi phổ biến nhất mà người ta từng biết đến. Và nó cũng là lỗi lớn nhất. Với những môn phải học thuộc nhiều như Sử, Địa, Sinh..., nhiều bạn luôn tìm cách đoán "tủ" câu nào sẽ thi. Bạn tin là bạn đọc được suy nghĩ của thầy cô? Bạn được đào tạo thành thầy bói hay nhà ngoại cảm sao? 2. Nhồi quá nhiều Bạn đã thuộc từng từ trong mọi chương của sách giáo khoa. Rồi bạn gặp một câu hỏi thi mà bạn biết câu trả lởi nằm ở trang 59. Nhưng trời ơi, bạn không thể nhớ ra cái gì trên trang 59. Thời gian cứ trôi và bạn mất dần thời gian quý báu.
  3. Nếu bạn là người cố học thuộc từng trang sách, hãy dừng lại. Thật không may cho đa số chúng ta, là não của chúng ta thường chỉ chứa được 10-20% lượng thông tin chúng ta đọc. Càng không may hơn, chúng ta lại không thể điều chỉnh là chúng ta sẽ nhớ 10-20% nào. Vì vậy, thay vì học thuộc từng từ, bạn hãy tập trung đọc hiểu và tự diễn tả lại. 3. Đến thi muộn. Đa số chúng ta đều đúng giờ, nhất là khi có việc quan trọng. Tuy nhiên, một số chúng ta có thói quen đi muộn, hoặc do đêm trước khi thi "nhồi" quá nhiều, đầu óc mệt mỏi và đi ngủ muộn. Đến muộn, bạn có thể không được vào phòng thi. Dù bạn được vào, bạn đã mất nhiều thời gian. Do ảnh hưởng bởi tâm lý đến muộn, đầu óc bạn lại không thể tập trung. Cách khắc phục: ngủ đủ, dậy sớm và ... đi sớm. 4. Không đọc qua tất cả các câu hỏi một lần Bạn được phát giấy thi. Cô giáo bảo: các em bắt đầu đi!". Thế là bạn cắm cúi trả lời câu hỏi ngay. Khoan, dừng lại đã! Bạn có thể đang lãng phí thời gian. Tệ hai hơn, bạn có thể mắc thêm một lỗi khác: hiểu nhầm câu hỏi (vì cặm cụi quá nhanh mà không đọc lướt một lần trước)
  4. Bạn luôn phải đọc hết các câu hỏi một lần trước khi bắt đầu. Đọc trong vòng 2-5 phút. Nếu được, định thời gian cho từng câu. Như thế, bạn vừa có nhiều thời gian cho câu hỏi khó, lại trả lời được nhiều câu hơn. 5. Kiểu viết và chữ viết quá tệ Bạn có thể không đủ thời gian làm bài có thể vì bạn viết "không đúng kiểu", hoặc là chẳng ra kiểu gì cả. Đó là lý do bạn bị điểm thấp hơn một bạn cùng lớp dù hai người có câu trả lời tương tự. Kiểu viết không đúng là: đoạn vǎn quá dài, câu quá dài, mỗi câu có quá nhiều ý và có nhiều từ khoa trương không cần thiết, quá nhiều dấu phẩy, chấm phẩy... Kiểu viết hợp lý trong một bài thi: mở bài không quá 50 từ; thân bài gồm 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn chứa một ý lớn; kết luận không quá 50 từ. 6. Quên trả lời những câu chưa trả lời "Các em còn 5 phút nữa, kiểm tra lại bài đi và ...". "Cái gì ạ?" - Bạn kêu lên kinh hoàng - "5 phút nữa! Trời ơi, làm sao mình trả lời được hết các câu còn lại?"
  5. Đây là trường hợp thường thấy nhưng còn có những trường hợp bạn quên luôn mất là bạn chưa trả lời một số câu (nếu bài thi dạng trắc nghiệm nhiều câu hỏi thì càng dễ xảy ra) 7. Viết khó đọc Điều này làm bạn bị trừ điểm không đáng, vì đọc đã khó, đôi khi lại gây hiểu nhầm. Viết khó đọc bao gồm: - Chữ quá nhỏ như đàn kiến diễu hành - Khoảng cách giữa các từ quá ít - Chữ to quá choán hết cả dòng - Viết không cách dòng nên nếu đánh dấu thiếu và viết thêm vào phía trên thì không thể đọc nổi. - Quá nhiều mũi tên chỉ nối đoạn này với đoạn khác. - Viết không cẩn thận, chữ "a" cũng giống "u" và "v" cũng giống "u". 8. Không mang đủ học cụ
  6. Bạn ngồi trước bài kiểm tra cần com pa, máy tính, êke, nhưng bạn quên chẳng mang thứ gì. Thế là bạn bị "chựng" lại vì bạn không thể gọi với sang bàn bên cạnh để mượn, hơn nữa, chắc gì họ đã cho mượn. Trước khi thi, bạn nhớ liệt kê tất cả những thứ có thể cùng đến ra rồi mang đi. Nếu có thể, mỗi loại học cụ nhớ mang hai cái. 9. Quên không viết tên và các mục khác. Bạn đã nộp bài và cô giáo đã xếp hết các bài lại. Bỗng nhiên, bạn nhớ ra rằng bạn chưa viết tên, lớp và số báo danh vào bài của bạn! Nếu bạn thi học kỳ, may ra cô giáo còn nhận ra chữ của bạn. Nhưng nếu bạn thi tốt nghiệp, thi đại học, ai mà nhận ra chữ bạn chứ? Thế là bạn nhận điểm 0. Cách duy nhất để tránh lỗi này là luôn viết tên và các mục khác yêu cầu trong tờ giấy thi ngay trước khi viết bài và kiểm tra lại chúng trước khi nộp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2