intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

9 sai lầm khi dùng sữa bò

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đời sống ngày một nâng cao, uống sữa cũng dần trở thành một thói quen hàng ngày của người dân. Đây là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. 1. Sữa càng đặc càng tốt? Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng, uống sữa càng đặc, con mình sẽ càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. Điều này là hoàn toàn phản khoa học. Hay như khi uống sữa tươi, mọi người cũng thường pha thêm sữa đặc, đây cũng là 1 thói quen không tốt. Kì thực, độ đậm đặc của sữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 9 sai lầm khi dùng sữa bò

  1. 9 sai lầm khi dùng sữa bò Đời sống ngày một nâng cao, uống sữa cũng dần trở thành một thói quen hàng ngày của người dân. Đây là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, nhưng không phải ai cũng biết cách dùng. 1. Sữa càng đặc càng tốt? Có nhiều bậc phụ huynh cho rằng, uống sữa càng đặc, con mình sẽ càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. Điều này là hoàn toàn phản khoa học. Hay như khi uống sữa tươi, mọi người cũng thường pha thêm sữa đặc, đây cũng là 1 thói quen không tốt. Kì thực, độ đậm đặc của sữa phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi của bé.
  2. Trẻ sơ sinh nếu dùng sữa quá đặc, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh đau dạ dày, kiết lị, ăn không ngon vv... Nguyên nhân là do các cơ quan nội tạng của trẻ còn rất yếu, cơ quan tiêu hóa dễ bị tổn hại do sữa càng đặc thì độ dinh dưỡng càng cao. Vì vậy, khi uống sữa nên chú ý độ tuổi của bé để có 1 ly sữa tốt nhất. 2. Cho càng nhiều đường càng ngon Liều lượng thích hợp là cứ 100ml sữa bò cho thêm 5 - 8g đường. Hấp thụ quá nhiều đường sẽ khiến da, các cơ bắp bị nhão, nhìn bề ngoài có vẻ như trẻ rất khỏe, nhưng kì thực lại không có sức đề kháng. Lượng đường trong cơ thể vượt quá mức cho phép, cũng là nguyên nhân dẫn đến 1 số bệnh như sâu răng, cận thị, tê cứng động mạch vv...
  3. Khi cho thêm đường vào sữa, tốt nhất là nên dùng đường mía vì đường mía phân hủy rất nhanh, dễ hấp thụ. 1 lưu ý nữa khi sử dụng đường đó là thói quen đun nóng đường và sữa. Ở nhiệt độ 80 - 100oC đường sẽ phản ứng với aminoaxit trong sữa, tạo ra 1 hợp chất có hại cho sức khỏe, vì vậy nên đun sữa trong khoảng 40 - 50oC sau đó bắc ra rồi mới cho đường. 3. Sữa thêm sôcôla Sữa bò là thức uống giàu canxi, sôcôla giúp bổ sung năng lượng, kết hợp cả 2 thứ sẽ tạo ra 1 thức uống bổ dưỡng. Nhưng sự thật là khi kết hợp với nhau canxi trong sữa sẽ phản ứng hóa học với axit oxalat có trong sôcôla tạo ra 1 hợp chất có tên gọi là canxi oxalat. Quá nhiều chất này trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi, khô tóc, tiêu chảy vv... 4. Dùng sữa bò uống thuốc
  4. Liệu có phải cứ kết hợp những thứ bổ dưỡng với nhau sẽ tạo ra 1 chất “đại bổ” không? Dùng sữa bò thay nước trắng uống thuốc có thể làm chậm quá trình hấp thụ thuốc. Hơn nữa trong thuốc và sữa đều có rất nhiều các chất hóa học, dùng không cẩn thận sẽ tạo ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Tốt nhất là nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc từ 1 - 2 tiếng. 5. Cho thêm nước cam hoặc nước chanh vào sữa Để dỗ trẻ uống sữa, không ít bậc phụ huynh đã cho thêm nước cam hoặc nước chanh vào sữa mà không biết rằng cam, chanh là những loại quả có tính chua, khi kết hợp với protein trong sữa, sẽ làm mất tác dụng của protein. 6. Uống sữa cùng nước cơm, cháo Trong sữa có nhiều vitamin A, còn trong nước cơm và cháo thành phần chủ yếu là tinh bột. Khi kết hợp với nhau vitamin A sẽ bị triệt tiêu. Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, thiếu vitamin A rất dễ gây ra suy nhược cơ thể, trí não chậm phát triển.
  5. 7. Đun sôi sữa Nhiệt độ sôi của sữa bò không cao, chỉ khoảng 60 - 70oC, với thời gian đun từ 3-6 phút. Nhưng nếu bạn để sữa sôi già ở nhiệt độ 100oC , các thành phần đường sữa có khả năng bị đốt cháy. Dùng nhiều đường cháy rất dễ mắc bệnh ung thư; hơn nữa khi sữa nóng già, canxi trong sữa sẽ có hiện tượng kết tủa thành axit photphoric, từ đó mà giảm đi các chất dinh dưỡng trong sữa. 8. Để bình đựng sữa dưới ánh nắng trời, tăng vitamin D Nhiều bậc cha mẹ sau khi đọc các tờ rơi quảng cáo nói rằng chỉ bổ sung canxi thôi thì chưa đủ, cần phải bổ sung cả vitamin D. Vitamin D được hấp thụ tốt nhất khi ở dước ánh nắng mặt trời. Vì vậy không ít người đã phơi bình đựng sữa cả ngày dưới ánh nắng. Làm như vậy mặc dù sẽ tăng thêm vitamin D, nhưng cũng làm mất đi 1 lượng lớn vitamin B1,
  6. B2 , C, vì 3 loại vitamin này rất dễ bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời. 9. Dùng sữa đặc thay thế sữa bò Sữa đặc là 1 chế phẩm từ sữa bò, trong đó 2/5 là sữa tươi, 40% đường, còn lại là các phụ gia bảo quản khác. Do sữa đặc quá ngọt, nên để pha 1 ly sữa, lượng nước cần dùng gấp 5 -8 lần lượng sữa đặc. Để có được độ ngọt thích hợp thì lượng protein và chất béo khi đó chỉ bằng ½ sữa tươi. Còn nếu muốn đáp ứng lượng protein và chất béo cần thiết cho cơ thể thì lượng đường trong sữa lại quá cao. Nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa đặc rất dễ khiến trẻ không đủ cân nặng, da mặt bủng beo, dể mắc bệnh tiêu chảy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1