intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ác Quỷ Trên Thiên Đàng - tập 1

Chia sẻ: Tran Minh Thang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệu ta phải tìm đến sách, tìm đến thầy, đến khoa học, đến tôn giáo, đến triết học, liệu ta phải biết nhiều đến thế sao - tuy có là bao! - rồi mới dám sống sao? Liệu ta cứ phải hành hạ thân mình đủ tình đủ tội rồi mới hoàn toàn tỉnh ngộ và hiểu biết hay sao? [...] Hãy quên, hãy tha thứ, hãy từ bỏ, hãy thoái vị. Tôi cần phải nghiên cứu lá số tôi mới hiểu được sống giản dị, như thế là khôn ngoan sao? Cần phải sống với hôm qua mới biết hưởng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ác Quỷ Trên Thiên Đàng - tập 1

  1. Ác Quỷ Trên Thiên Đàng Tác Giả : Henry Miller Dịch Giả : Tâm Nguyễn Tậ p 1 Liệu ta phải tìm đến sách, tìm đến thầy, đến khoa học, đến tôn giáo, đến triết học, liệu ta phải biết nhiều đến thế sao - tuy có là bao! - rồi mới dám sống sao? Liệu ta cứ phải hành hạ thân mình đủ tình đủ tội rồi mới hoàn toàn tỉnh ngộ và hiểu biết hay sao? [...] Hãy quên, hãy tha thứ, hãy từ bỏ, hãy thoái vị. Tôi cần phải nghiên cứu lá số tôi mới hiểu được sống giản dị, như thế là khôn ngoan sao? Cần phải sống với hôm qua mới biết hưởng ngày mai sao? Sao tôi lại không thể cạo bỏ ngay dĩ vãng, ngay tức khắc bắt đầu sống cho ra sống - nếu thực tình tôi muốn? Thanh thản và vui tươi... theo tôi chỉ cần muốn là được. *** Chính Anaϊs Nin là người giới thiệu tôi với Conrad Moricand. Nàng đưa hắn lại văn phòng tôi ở Biệt thự Seurat vào mùa thu 1936. Cảm tưởng đầu tiên của tôi không được tốt đẹp lắm. Anh chàng có vẻ lầm lì, dạy đời, cố chấp, tự phục mình. Cả con người hắn đầy một tính chất an bài. Hắn đến vào lúc chập tối, nên trò chuyện được một lúc chúng tôi đưa nhau đi ăn tại một quán nhỏ đường Orléans. Cứ nhìn cái lối hắn xem thực đơn tôi đủ rõ hắn tủn mủn. Suốt bữa ăn, hắn không ngớt chuyện nhưng vẫn ăn lấy ăn để. Nhưng câu chuyện của hắn chả thêm thắt gì cho món ăn mà còn làm cho món ăn thêm khó tiêu. Ở hắn có một cái mùi mà tôi không sao ngửi thấy. Một mùi pha lẫn rượu Rôm với tro ướt và thuốc lá nặng, phảng phất chút nước hoa hạng sang. Và rồi tất cả rút lại thành một mùi không sao lẫn được - mùi vị chết chóc. Tôi từng được giới thiệu với các nhân vật tướng số trước khi gặp Moricand. Và ở Eduardo Sanchez, có họ với Anaϊs Nin, tôi nhận thấy một con người uyên bác cũng theo lời khuyên của bác sĩ phân tâm, nên cũng nghiên cứu tử vi như thể là một cách chữa bệnh. Nhìn Eduardo, tôi liên tưởng đến con giun, một sinh vật của Thượng đế, mà người ta bảo là có ích nhất. Hắn ta đọc cũng nhiều mà nhớ cũng lắm. Cũng như
  2. giun, hắn hì hục đọc không phải cho hắn, mà cho thiên hạ. Dạo đó, Eduardo đang miệt mài nghiên cứu bộ tam tinh Diêm Thiên Hải. Đồng thời nghiên cứu cả lịch sử, tiểu sử, siêu hình để chứng minh cho các điều trực nghiệm của mình. Và sau hết hắn bắt đầu khảo cứu cái đề tài vĩ đại Apocastastasis. Với Moricand tôi bước vào một thế giới mới. Moricand không những là một nhà tử vi, một nhà học giả miệt mài với các triết học hiểm hóc, mà còn là một nhà huyền bí học. Dáng mạo hắn trông cũng có vẻ thuật sĩ. Có phần cao lớn, vạm vỡ, vai rộng, đi đứng nặng nề chậm chạp, trông hắn người ta dám bảo là dòng giống Da Đỏ ở Bắc Mỹ. Có lần hắn tâm sự với tôi là hắn thường nghĩ hắn có sự liên hệ gì giữa cái tên Moricand và Mohican. Những khi buồn, trông bộ mặt hắn có phần buồn cười, như thể hắn tin rằng mình là tên Mohican cuối cùng. Chính những lúc đó, với cái đầu vuông và lưỡng quyền cao, với cái dáng vóc nặng nề và ngồi không nhúc nhích, trông hắn chẳng khác gì pho tượng đá ưu tư. Thực ra hắn là một kẻ khắc khoải, một con người cứng rắn, thất thường và quả cảm. Quen với nề nếp, hắn sống cuộc đời khắc kỷ của một ẩn sĩ. Thật khó mà biết được hắn thích sống như thế hay cố tình ép mình phải sống như thế. Chưa bao giờ nghe hắn nói hắn thích sống một đời sống ra sao. Hành vi hắn như kẻ chua cay đã lắm nên đành an phận. Như kẻ thích vị cay đắng hơn ngọt bùi. Hắn mang nặng một thứ nữ tính không phải là không hấp dẫn, nhưng hắn lại khai thác có phần có hại cho hắn. Hắn là một tay phong lưu giả, hòa hoa mượn, sống tạm ở nhờ. Và hoàn toàn sống với quá khứ! Để mô tả anh bạn chúng ta, có lẽ lời xác đáng nhất mà tôi có thể nói ra ngay là hắn ta là một con người khắc kỷ mang theo mình cả một nấm mồ. Đồng thời cũng là một con người muôn mặt, như dần dà tôi nhận thấy. Dễ chạnh lòng, rất hay hờn mát, khắc biết ngay, lắm khi nhẹ dạ đa cảm như cô gái mười sáu. Bản tính không thẳng thắn, lại cố hết sức làm ra mình thẳng thắn, vô tư, công chính. Và thủy chung nữa, tuy rằng tôi cảm thấy bản chất hắn đúng ra là kẻ lừa thầy phản bạn. Thật vậy, ngay thoạt đầu tôi đã ý thức được ở hắn cái bản chất xảo quyệt khôn tả ấy, mặc dù tôi chưa có gì làm chắc. Tôi nhớ là tôi cố gạt bỏ cái ý nghĩ ấy và thay thế nó bằng cái ý niệm mơ hồ rằng mình ngờ bậy. Còn buổi đầu ấy hắn coi tôi ra sao thì vẫn chỉ là điều ức đoán của tôi thôi. Hắn cũng chẳng biết tôi viết lách những gì ngoài vài bài tạp nhạp dịch đăng trên các tập san Pháp. Dĩ nhiên hắn biết ngày sinh tháng đẻ của tôi nên có lập cho tôi một lá số ngay sau khi quen nhau. (Nếu tôi không nhầm thì chính hắn bảo tôi không phải sinh giờ Hợi mà sinh vào giờ Ngọ mới đúng). Chúng tôi chuyện trò với nhau toàn bằng tiếng Pháp mà tôi không thạo cho lắm. Thật đáng tiếc, vì hắn không những nói chuyện rất hay mà còn điệu đà âm hưởng, nói tiếng Pháp như làm thơ. Nhất lại là con người thích tế nhị sâu sắc! Mỗi lần gặp là một cái thú cho tôi vừa được học hỏi (không những tử vi) vừa được nghe nhạc, vì hắn sử dụng ngôn ngữ như một nhạc sĩ sử dụng nhạc cụ vậy. Thêm nữa còn được cái thú nghe những mẩu giai thoại về các danh nhân mà tôi chỉ được biết qua sách vở.
  3. Nói tóm lại, tôi là một thính giả lý tưởng. Và với một người thích nói, nhất lại là một người độc thoại, còn gì thích bằng có một thính giả chăm chú, nhiệt thành, tán thưởng? Tôi cũng biết cách đặt câu hỏi. Những câu hỏi ích lợi. Dù sao, chắc hắn cũng cho tôi là một quái vật. Một kẻ ly hương từ Brooklyn, một kẻ thân Pháp, một lãng tử, một nhà văn mới tập tễnh, dớ dẩn, hăng say, cái gì cũng tin, cái gì cũng thích, và hầu như thiếu hẳn đường hướng. Đó là cái hình ảnh mà tôi còn nhớ về tôi dạo đó. Trước hết tôi thích giao du (hắn thì không). Hơn nữa, tuổi Mùi, mặc dầu không đồng giáp. Về tuổi tác chúng tôi chênh lệch nhau không mấy. Xem ra thì tôi cũng là một thứ kích thích cho hắn. Bản tính yêu đời phóng túng của tôi bổ khuyết cho bản tính yếm thế thận trọng của hắn. Tôi thì thật thà có sao nói vậy, hắn thì chí lý dè dặt. Tôi có xu hướng cái gì cũng muốn xem muốn biết, hắn, trái lại, thu hẹp sở thích của mình rồi tập trung hết cả tâm trí vào đó. Hắn có cái lý trí và lập luận của người Pháp, còn tôi thì hay tự mâu thuẫn và tỏa ra mọi hướng. Chúng tôi cùng chung cái bản chất của tuổi Mùi. Trong cuốn Kính Chiêm Tinh [1], hắn có giản lược và phân biệt các nét chung của tuổi Mùi. Dưới mục “Tương đồng”, chẳng hạn hắn ghi: “Triết gia. Pháp quan. Phù thủy. Ẩn sĩ. Phu đào huyệt. Hành khất”. “Sâu sắc. Cô độc. Lo âu”. “Vực. Hang. Các nơi hoang liêu”. Đây là một số tuổi Mùi hắn nêu ra, đại loại như: Dante, Michel Angelo, Dostoievsky, El Greco, Schopenhauer, Tolstoy, Cézanne, Edgar Allan Poe, Maxim Gorky... Tôi xin thêm vài tính chất nữa của các tuổi Mùi, theo lời Moricand. “Trầm ngâm, lầm lỳ, ít nói. Ưa tĩnh mịch, tất cả những gì huyền bí, hay suy tư. “Buồn rầu và nặng nề. “Già trước tuổi. “Thấy cái xấu trước cái hay. Thấy ngay nhược điểm của mọi sự. “Khổ hạnh, tiếc nuối, luôn luôn ân hận. “Thù dai. “Ít khi hay không khi nào cười; khi cười, thì cười chua chát. “Sâu sắc nhưng nặng nề. Biểu lộ chậm chạp khó khăn. Cố chấp và kiên trì. Làm việc không biết mỏi. Lợi dụng mọi cái để thu nhập hay tiến thủ. “Khao khát tìm hiểu. Làm những công chuyện trường kỳ. Ưa nghiên cứu những gì phức tạp và trừu tượng. “Sống nhiều mặt một lúc. Có thể đồng thời suy tư nhiều tư tưởng khác nhau. “Chỉ soi sáng các vực thẳm. Mỗi nhà có ba gian hay ba giáp. Về giáp đầu - tôi sinh ngày 26 tháng chạp - hắn viết: “Rất kiên nhẫn và lì lợm. Dám làm bất cứ gì miễn sao thành công. Thành công nhờ kiên nhẫn, nhưng từng bước một... Có xu hướng quá coi trọng đời sống vật chất. Tiện tặn thân mình. Yêu bền thù dai. Tự phục mình”. Tôi chép lại các lời này vì nhiều lý do. Bạn đọc hãy tự mình xét lấy tầm quan trọng của chúng. Nhưng xin nói tiếp... Lần đầu tôi gặp hắn, Moricand ở - sinh hoạt có lẽ hay hơn - tại
  4. một khách sạn tồi tàn tên là Khách sạn Modial tại đường Notre Dame de Lorette. Hắn vừa trải qua một cơn khủng hoảng lớn - mất hết cơ nghiệp. Cùng quẫn, lại chẳng biết làm ăn gì, hắn sống tay làm hàm nhai. Sáng cà phê bánh mì ăn ngay trong phòng, tối thường cũng lại bánh mì cà phê, còn trưa thì nhịn. Anaϊs là cứu tinh. Thỉnh thoảng giúp hắn dăm ba chục. Nhưng còn có những người khác, tuy chẳng là bao, mà nàng cảm thấy cần phải giúp đỡ. Điều mà Moricand không hề ngờ là khi giới thiệu hắn với tôi, Anaϊs mong nhẹ mình được phần nào. Nàng hành động rất nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, như mọi hành động khác của nàng. Nhưng nàng rất dứt khoát với hắn. Anaϊs thừa biết rằng tôi không đủ sức đùm bọc hắn, trừ phi về mặt tinh thần, nhưng nàng cũng biết tôi khéo xoay xở, bạn bè quen biết lại nhiều và đủ hạng, và miễn là tôi muốn thế nào tôi cũng tìm ra cách giúp hắn, ít ra cũng tạm thời. Nàng tính không sai lắm. Dĩ nhiên, theo ý tôi, trước hết và cần nhất là lo sao cho anh chàng ăn uống đều và đầy đủ hơn. Tôi không đủ sức để bảo đảm hắn ngày ba bữa, nhưng thỉnh thoảng đãi hắn ăn một bữa ra ăn. Đôi khi tôi mời hắn đi tiệm ăn trưa hay ăn tối; thường thì tôi mời hắn về chỗ tôi, và trổ tài nấu bếp đãi hắn. Đói khát thường xuyên như hắn, nên có gì lạ là ăn xong thì hắn cũng say ngất ngư. Chẳng phải say vì rượu, mặc dầu hắn uống thả dàn, nhưng say vì món ăn, vì ăn quá nhiều khiến cơ thể ốm yếu của hắn không đủ sức tiêu hóa. Có điều éo le - và tôi hiểu chán! Là khi thả bộ về đến nhà anh chàng lại đói meo. Thật tội cho Moricand! Cái khía cạnh khôi hài này của cái khổ cảnh của hắn thật quá quen thuộc đối với tôi! Đi bộ khi bụng rỗng, đi bộ khi bụng đầy, đi bộ để tiêu cơm, đi bộ để tìm cơm, đi bộ vì đó là thú tiêu khiển duy nhất mà cái ví của ta cho phép, như Balzac từng khám phá ra đến khi đến Ba Lê. Đi bộ để khử tà. Đi bộ thay vì khóc. Đi bộ với hy vọng hão huyền tê tái may ra gặp một bộ mặt thông cảm. Đi bộ, đi bộ, đi bộ, đi bộ... Nhưng tại sao lại bắt vào chuyện này nhỉ? Thôi hãy gạt bỏ nó đi với cái nhãn hiệu “chứng cuồng cẳng” cho rồi. Những nỗi đau khổ của Moricand hẳn nhiên bút nào mà tả cho xiết. Cũng như Job, hắn điêu đứng trăm chiều. Tuy thiếu cái đức tính của Job, hắn tỏ ra không thiếu sức mạnh tinh thần. Có lẽ còn đáng kể hơn nữa là sức mạnh ấy lại thiếu chỗ dựa. Hắn cố hết sức giữ thể diện. Ít khi hắn buông trôi, ít ra thì cũng trước mặt tôi. Những khi đó, những khi thấy hắn khóc, tôi không tài nào chịu nổi. tôi không biết phải nói gì, phải làm gì. Cái đau khổ hắn phải chịu đựng là một cái đau khổ đặc biệt, cái đau khổ của một con người không hiểu nổi tại sao hết cả mọi người lại chỉ có riêng mình phải chịu hình phạt. Hắn khiến tôi tin bằng cách nói xa nói gần rằng hắn chưa từng có chủ ý hại ai bao giờ. Trái lại, bao giờ hắn cũng tìm cách giúp đỡ. Hắn tin chắc và tôi tin là hắn chân thật, rằng hắn không nghĩ điều gì ác, không có ác ý với ai. Thật ra nó chưa hề, chẳng hạn nói xấu kẻ đã làm hắn phải thân tàn ma dại. Hắn hoàn toàn đổ lỗi cho mình đã quá tin người. Làm như thể lỗi ở hắn chứ không phải lỗi ở kẻ kia đã lợi dụng lòng cả tin của hắn. Dở chút khôn lanh của mình ra, vì về những vấn đề thực tế tôi cũng chẳng hơn gì hắn,
  5. tôi mới có cái ý đi tán bạn bè lấy số tửu vi để cho Moricand kiếm chút tiền còm. Tôi đề nghị mỗi lá số giá một trăm quan, để rồi trả cho năm chục là vừa. Hồi đó, một bữa cơm ngon lành chỉ khoảng mười hai hay mười lăm quan. Còn tiền phòng của Moricand thì mỗi tháng chỉ chừng ba trăm quan trở lại. Như thế cũng tạm đỡ cho đến khi điểm mặt các bạn bè không còn ai nữa. Lúc đó, không lẽ bỏ mặc Moricand, tôi mới bịa ra người này người nọ. Nghĩa là tôi cho hắn tên tuổi, ngày sinh tháng đẻ, giờ sinh, của những ông những bà toàn là không có. Dĩ nhiên tôi phải nai lưng ra trả tiền các lá số ma. Anh chàng đâu có ngờ gì những chuyện như thế, vẫn tấm tắc khen trong số các thân chủ, hoặc hỏi dồn tôi những chi tiết tỉ mỉ hơn và dĩ nhiên tôi cũng sẵn sàng cho biết với cái vẻ thản nhiên như mình biết thật. Còn khi xem tướng, người ta phải chịu là Moricand có tài đoán. Cái giác quan thứ sáu của hắn, theo lời hắn gọi, giúp hắn đoán số rất hay. Nhưng thường khi hắn chả cần đến lá số, hay ngày sinh nơi sinh gì cả. Thật không bao giờ tôi quên được cái bữa tiệc của nhóm tạp san Volontés do Georges Pelorson làm chủ nhiệm. Trong nhóm chỉ có Eugene Jolas và tôi là người Mỹ, còn thì là Pháp hết. Tối hôm ấy chũng tôi ngồi ăn khoảng hai chục người. Món ăn ngon, rượu riếc lại nhiều. Moricand ngồi đối diện tôi. Một bên hắn là Jolas, một bên hình như là Raymond Queneau. Ai nấy đều vui vẻ, chuyện nổ như pháo rang. Có Moricand chẳng sớm thì chầy câu chuyện quay về tướng số. Mặt lạnh như tiền, Moricand ngồi ăn sao cho thật đầy bụng. Và như thường lệ hắn chờ những lời châm lẽ biếm. Và rồi có một người nào đó hỏi một câu vớ vẩn. Thế là bầu không khí trở nên ồn ào vui nhộn. Thôi thì không ai không hỏi. Thế tất phải có một kẻ quá khích xuất hiện - tệ hơn nữa một kẻ điên khùng. Chả vì Jolas, hơi men đã ngà ngà nên có phần hăng máu hơn thường lệ, mới đòi Moricand phải nêu ra những bằng chứng xác thực. Anh thử thách Moricand nói rõ từng tướng một của các người có mặt. Khi trò chuyện với người này người kia, Moricand hẳn cũng đã nhận người nào ra sao rồi. Nghề tướng số mà không nhận xét tướng thiên hạ sao được. Đối với hắn, đó là chuyện hằng ngày, nói với ai là để ý từng cách nói, từng cử chỉ, từng cố tật, từng dáng điệu, từ vóc dáng cho đến tính tình họ, thôi thì đủ hết. Hắn thừa khôn ngoan, thừa lão luyện, để nhận định và phân loại các tướng mạo có phần lộ liễu ngồi ăn hôm đó. Thế là hắn chỉ từng người một và gọi ra vanh vách người tướng Hải Sư, tướng Kim Ngưu, tướng Thiên Xứng, kẻ tướng Xử Nữ, tướng Hổ Cáp, tướng Nam Dương không sót một ai. Đoạn quay lại Jolas, điềm nhiên bảo anh hắn có thể nói ngày sinh tháng đẻ của anh, và không chừng cả giờ sinh là khác. Nói xong, hắn lấy điệu, hơi ngước đầu lên, như thể hỏi trời là ngày nào, rồi nói đúng ngày đúng tháng đúng năm nào, và ngưng một lúc nói luôn cả giờ sinh. Hắn nói đúng không sai một ly. Jolas ngẩn người chưa kịp thở thì Moricand bồi thêm vài chi tiết thầm kín hơn về quá khứ của anh, những điều mà ngay cả các bạn thân của Jolas cũng không hề hay biết. Hắn nói anh thích gì ghét gì; hắn nói anh từng đau những chứng bệnh gì và rồi sẽ mắc những chứng bệnh gì; hắn nói tất cả những gì mà chỉ có người nào có tha tâm thông mới biết nổi. Nếu tôi không lầm thì hình như hắn còn cho biết cả có một cái bớt nằm chỗ nào (Lời nói mò này là lá bài ruột của Moricand thích đưa ra mỗi khi nắm chắc được mọi yếu tố trong tay. Cũng là
  6. một lối ký tên mình vào tấm lá số). Đó là một dịp hắn xuất thần. Còn thì có khi mơ hồ hơn, có khi rắc rối hơn. Nhưng mỗi khi hắn xuất thần thì quả là tuyệt diệu. Còn tuyệt diệu hơn cả một buổi cầu cơ. Nhớ lại các buổi trổ nghề này, tôi không khỏi nhớ đến căn phòng hắn ở trên thượng tầng khách sạn. Dĩ nhiên là làm gì có thang máy. Phải leo năm sáu lần thang mới lên đến nơi. Một khi vào phòng rồi, người ta không còn biết gì đến thế giới bên ngoài. Đó là một căn phòng méo mó đủ rộng để đi đi lại lại, hoàn toàn trang trí bằng những đồ còn sót lại của cơ nghiệp Moricand. Bước vào, cái cảm tưởng đầu tiên là ngăn nắp. Mọi cái đều đâu vào đấy, và nằm đúng chỗ. Từ cách đặt chiếc ghế, một mỹ phẩm đến con dao xén giấy, chỉ xê xích vài ly thôi cũng là hỏng - ít ra cũng theo đầu óc của Moricand. Ngay cả cách xếp dọn cái bàn viết của hắn cũng bộc lộ cái ám ảnh ngăn nắp này. Không chỗ nào bất cứ lúc nào lại có một vết bụi. Tất cả đều sạch bong. Chính con người hắn cũng na ná thế. Lúc nào sơ mi cũng sạch cũng hồ, áo quần thẳng nếp (chắc hắn là lấy), giày bóng lộn, cà vạt thắt ra sao và dĩ nhiên ăn màu với sơ mi, mũ, áo ngoài, dép, và các thứ linh tinh xếp gọn đâu vào đấy trong tủ. Một điều mà hắn nhớ mãi về đời lính của hắn thời Thế chiến thứ Nhất - chả là hắn gia nhập đoàn Lê Dương - là sự dơ dáy mà hắn bị buộc phải chịu đựng. Có lần hắn kể tôi nghe rất tỉ mỉ là hắn đã cởi hết quần áo và rửa ráy từ đầu đến chân bằng tuyết ướt (trong chiến hào) chỉ vì đêm hôm đó một anh bạn đồng ngũ đã mửa văng lên hắn. Tôi có cảm tưởng thà hắn trúng đạn còn hơn là bị tai họa như thế. Điều mà tôi nhớ mãi trong đầu óc về cái thời kỳ này là tuy nghèo rớt mùng tơi hắn vẫn khư khư giữ được cái vẻ thanh lịch và cầu kì. Trông hắn lúc nào cũng như một tay môi giới áp phe gặp phải lúc làm ăn khó khăn hơn là một kẻ đường cùng mạt vận. Quần áo hắn mặc đều cắt đẹp, hàng lại thuộc loại hảo hạng, nên cũng còn mặc được mười năm nữa, nhất là hắn lại giữ gìn rất cẩn thận. Dù cho có vá chăng nữa, hắn trông vẫn là con người biết ăn biết mặc. Không như tôi, hắn không bao giờ có ý nghĩ đem cầm đem bán quần bán áođể ăn. Hắn cần phải quần áo chỉnh tề. Dù cho có phải đoạn giao với giới cao sang quyền quý, hắn vẫn phải giấy rách giữ lấy lề. Ngay cả thư từ giao dịch thông thường, hắn vẫn dùng giấy tốt. Lại phảng phất mùi thơm là khác. Chữ hắn viết rõ ràng biểu lộ những tính tình mà tôi đã nói. Thư từ của hắn, cũng như các thủ bản và các lá số hắn viết, đều mang dấu hiệu của một sứ giả vương mệnh, của một con người cân nhắc từng lời từng chữ, vả đã nói ra thì dù phải chết cũng không thay đổi. Trong động hắn có một vật mà suốt đời tôi sẽ không bao giờ quên. Chiếc tủ kính. Thảng hoặc tối nào, thường sau khi trò chuyện đã hơi khuya, tôi lần lại gần tủ, đợi dịp hắn không để ý, tôi vội luồn một tờ năm chục hay một trăm quan dưới pho tượng nhỏ để trên đầu tủ. Tôi vẫn thường phải làm thế, vì nếu trao tiền tận tay hắn hay bỏ phong bì gửi đến sẽ làm hắn ít nhất cũng ngượng ngùng. Mỗi lần, khi ra về, tôi có cái cảm tưởng là hắn đợi cho tôi có đủ thì giờ đến trạm Mê-trô gần đấy rồi vội lẻn ra lại quán rượu quanh đó làm một đĩa cải xào trứng. Tôi cũng xin nói rằng tôi phải giữ ý không bao giờ nói mình thích một cái gì của hắn,
  7. vì nói ra thế nào hắn cũng ép mình phải nhận lấy cho kì được, chẳng khác gì người Tây Ban Nha. Dù tôi bảo tôi thích chiếc cà vạt hắn đang mang hay chiếc can hắn đang cầm, thì cũng vậy. Can hắn có không ít. Cũng vì vô tình như thế mà tôi được tặng chiếc can của Moishe Kisling đã tặng hắn. Có lần tôi đã vận dụng hết tài ăn nói của mình ra để từ chối cặp khuy măng sét bằng vàng duy nhất của hắn mà hắn nằng nặc bảo tôi cầm lấy. Tôi chưa bao giờ dám hỏi hắn tại sao hắn cứ phải mang măng set hồ cứng và khuy vàng. Thế nào hắn chả trả lời rằng hắn không có sơ mi nào khác. Trên giường, cạnh cửa sổ, nơi kê chiếc bàn viết, hắn thường găm dăm tấm lá số mà hắn đang nghiên cứu. Hắn găm sẵn đấy như người chơi cờ tướng sắp sẵn bàn để tính nước đi. Hắn cho rằng phải cần một thời gian để đoán chắc chắn. Lá số của hắn cũng găm cạnh các lá kia trong một khung riêng. Chốc chốc hắn lại dò, như nhà hàng hải dò phong vũ biểu. Khi nào hắn cũng chờ một “ngõ mở”. Hắn bảo tôi, trong một lá số, khi mọi lối thoát đều bị bít, thì chết là cái chắc. Hắn quả quyết rằng khó mà nói trước được là lúc nào chết. Khi người ta chết rồi thì dễ thấy quá; lúc đó cái gì cũng rõ như ban ngày, cũng có thể thấy đúng từng ly từng tí một. Tôi còn nhớ rõ những đường bút chì xanh đỏ hắn vạch để cho thấy sự thăng trầm của vận hạn may rủi trên lá số hắn. Cũng chẳng khác nào nhìn quả lắc đu đưa, đu đưa một cách chậm chạp mà chỉ người nào vô cùng kiên nhẫn mới có can đảm theo dõi. Đưa về bên này một chút là hắn mừng rơn; đưa sang bên kia một chút là hắn buồn rượi. Hắn chờ đợi gì ở một “ngõ mở” tôi không rõ, vì có bao giờ thấy hắn chuẩn bị làm một sự cố gắng nào để cải thiện hoàn cảnh hắn đâu. Có lẽ hắn không chờ đợi gì hơn là một hơi gió thoảng. Cứ xem cái tính khí của hắn chỉ có nằm chờ sung rụng. Sung đây chẳng phải là một việc làm, vì việc làm đối với hắn chả nghĩa lý gì. Hắn chỉ muốn độc một cái là cứ tiếp tục các cuộc nghiên cứu của mình. Xem ra thì hầu như hắn đã an phận với hoàn cảnh eo hẹp của mình. Hắn không phải là một con người hoạt động, không phải là một nhà văn xuất sắc hi vọng một ngày kia nhờ ngòi bút giải phóng được bản thân mình, hắn cũng chẳng mềm dẻo để chịu khuất thân xin xỏ. Hắn là Moricand, có thế thôi, cái con người đã được phơi bày rõ ràng trên tấm lá số chính hắn đã lập. Một “số kiếp” Thổ tinh hãm địa, chưa kể đến những cái khác. Một thầy tướng số buồn rượi trong những giờ phút tuyệt vọng cố rút tỉa một tia hứa hẹn mong manh ở ngôi sao bản mệnh của mình. Nói tóm lại, một số kiếp phải chịu một đời đau khổ chật hẹp. Tôi thường bảo hắn, “Trăng có tuần, sông có khúc, người ta ai chẳng có lúc này lúc khác. Trời đâu phải mưa hoài! Vả lại “tái ông mất ngựa” biết đâu được!” Nếu thấy hắn chịu nghe tôi còn nói thêm: “Tại sao anh không quăng cha nó đi sao với siếc? Tại sao không đi chơi đâu, không làm như thể ta đang gặp vận? Biết chừng đâu gặp thật cũng nên! Biết chừng đâu gặp một người nào đó ở ngoài đường, một người lạ hoắc, mà lại là người giúp ta mở những cánh cửa mà anh cho là khóa chặt. Biết đâu lại chẳng có phép màu. Nó có thể đến, anh biết chứ, nếu anh vui vẻ lên, nếu anh
  8. chuẩn bị cho một cái gì đó nó đến. Nếu anh hãy quên đi những cái gì viết ở trên trời”. Những khi tôi nói thế, hắn nhìn tôi bằng một cái nhìn kỳ dị mang rất nhiều ý nghĩa. Hoặc hắn cười mỉm, một cái cười mỉm dịu dàng, thương xót, của bậc làm cha mẹ khi con dại nói một điều không thể có. Hắn cũng chẳng vội đáp lời tuy đã sẵn câu để đáp và có lẽ cũng chẳng buồn đáp khi bị hỏi dồn như thế. Trong cái im lặng sau đó, nó có vẻ như đang suy nghiệm lại các tín niệm của mình, đang rảo qua (hàng ngàn lần) tất cả những gì hắn từng nói từng nghĩ về điều này, cả đang tiêm cho mình một mũi thuốc ngờ, đang bới rộng đào sâu vấn đề, đang cho vấn đề những chiều kích mà tôi hay không ai tưởng tượng nổi, rồi mới chậm rãi, trịnh trọng, lạnh lùng và đanh thép bắt đầu bào chữa lập trường của mình. Tôi còn văng vẳng nghe hắn nói, “Này cậu, người ta phải hiểu rõ thế nào là may rủi. Vũ trụ chuyển hành theo định luật, và các định luật này áp dụng cho số mệnh con người cũng như cho sự phát sinh và vận hành của các tinh tú. “Dựa lưng trên chiếc ghế xoay thoải mái, quay lại nhìn thẳng lá số của mình, hắn tiếp tục: “Nhìn cái đường đó xem!” ý hắn muốn nói cái đường bế tắc đặc biệt, riêng biệt, mà hắn đang nhìn chăm chú. Đoạn mở chiếc cặp khi nào cũng kề bên tay, hắn nói hết sức trịnh trọng: “Cái may độc nhất của tôi lúc này là cậu. Thì cậu hiện ngồi đây!” Và hắn giảng giải cho tôi thấy mình ăn khớp ra sao và ở chỗ nào trên lá số. “Cậu và nàng tiên Anaϊs kia. Không có hai người thì đời tôi kể như chấm dứt!” Tôi mới nói: “Nhưng tại sao anh không chịu nhìn một cách thực tế hơn? Nếu có Anaϊs và tôi , nếu anh cho chỉ có chúng tôi là đáng kể thì tại sao anh không tin tưởng ở với chúng tôi? Tại sao anh không để chúng tôi giúp anh tự giải phóng? Có cái gì mà người ta lại không thể làm cho người khác, phải không?” Dĩ nhiên là hắn đã sẵn có câu đáp. Cái thất bại lớn cho hắn là hắn có câu đáp cho bất cứ cái gì. Hắn không phủ nhận sức mạnh của lòng tin. Điều hắn muốn nói thật ra chỉ là hắn là một con người thiếu hẳn lòng tin. Cái thiều hẳn lòng tin đó nằm sờ sờ trên lá số. Biết làm sao bây giờ? Điều mà hắn quên không nói thêm là hắn đã lựa chọn con đường tìm hiểu và vì thế hắn đã tự xén cụt cánh mình. Hàng bao năm sau hắn mới chịu xét lại cái bản chất và nguồn gốc của sự cắt xén này mà hắn gọi là thiếu lòng tin. Cũng vì thuở thiếu thời, bị cha mẹ bỏ bê, các thầy học lại khắc nghiệt bỉ ổi, nhất có một lão hành hạ hắn, làm nhục hắn một cách dã man. Cả một câu chuyện nhơ nhuốc, ghê tởm, nghe qua cũng đủ hiểu tại sao hắn đã bạc nhược, sa đọa tinh thần đến thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2