intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bối cảnh lịch sử Triều Mạc chính thức được thiết lập năm 1527 do Mạc Đăng Dung phế lật được nhà Lê sơ để rồi bắt đầu cho thời kỳ nội chiến kéo dài. Tuy tồn tại đến 150 năm, nhưng thực chất triều Mạc chỉ đóng đô được ở Thăng Long hơn 60 năm, thời gian còn lại chiếm cứ Cao Bằng cho đến khi bị tiêu diệt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592)

  1. Ấn chương Việt Nam - Ấn chương Việt Nam thời Mạc (1527 - 1592) 1. Bối cảnh lịch sử Triều Mạc chính thức được thiết lập năm 1527 do Mạc Đăng Dung phế lật được nhà Lê sơ để rồi bắt đầu cho thời kỳ nội chiến kéo dài. Tuy tồn tại đến 150 năm, nhưng thực chất triều Mạc chỉ đóng đô được ở Thăng Long hơn 60 năm, thời gian còn lại chiếm cứ Cao Bằng cho đến khi bị tiêu diệt. Triều Lê Trung hưng đã coi nhà Mạc là “Ngụy triều” nên đã không có một bộ sử nào chính thức được thực hiện riêng về nhà Mạc. Đồng thời mấy thế kỷ qua với bao cuộc chiến cùng thiên tai đã chôn vùi hết các hiện vật ấn triện và thư tịch tài liệu về nhà Mạc; do đó viết về ấn chương triều Mạc chúng tôi chỉ căn cứ vào rất ít hiện vật và văn bản có in hình dấu giai đoạn này. Tiếp thu tinh thần của các triều đại phong kiến Trung Quốc và Việt Nam quốc gia là phải có Bảo Tỷ, nên ngay từ khi mới lên ngôi Mạc Đăng Dung đã cho tìm và lấy ngay 6 ấn Kim Bảo từ thời Lê Thánh Tông là Thuận thiên thừa vận chi bảo, Đại thiên hành hóa chi bảo, Chế cáo chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Ngự tiền chi bảo và Ngự tiền tiểu bảo. Việc này không thấy một sách sử nào ghi lại. Những vấn đề đại sự quốc gia được ban bố ra quốc dân thiên hạ như chiếu, chỉ, cáo, sắc v.v… thì nhà Mạc vẫn dùng theo cách của nhà Lê sơ, các văn bản này đều được đóng dấu Kim Bảo. Việc Mạc Đăng Dung lên ngôi năm 1527 ở Thăng Long phải chăng đã có tờ chiếu nhường ngôi được đóng dấu Kim Bảo Thuận thiên thừa vận chi bảo để ra mắt thiên hạ (?) Tiếp theo là Mạc Đăng Doanh và những người kế nghiệp vẫn dùng các loại văn bản có đóng dấu Kim Bảo Sắc mệnh chi bảo được ban bố đến các địa phương. Chính sự lưu truyền rộng rãi trong dân gian các loại hình sắc phong đã giữ lại được cho chúng ta đến ngày nay chứng tích về dấu Kim Bảo này thời Mạc. Tại hai điểm di tích ở hai tỉnh khác nhau thuộc đồng bằng Bắc Bộ hiện còn lưu giữ được các sắc phong có niên đại năm Minh Đức nguyên niên (1527) đời Mạc Đăng Dung, Quảng Hòa năm đầu (1540) đời Mạc Đăng Doanh và năm Sùng Khang thứ 9 (1574) đời Mạc Mậu Hợp. Đó là những minh chứng cho việc Mạc Đăng Dung đã lấy được một số Kim Bảo ngay từ khi lên ngôi để sử dụng. Chính quyền nhà Mạc về cơ bản vẫn duy trì tổ chức hành chính giống thời Lê sơ. Hệ thống lục Bộ là cơ quan hành chính quan trọng nhất trong chính quyền trung ương với các chức Thượng thư, Tả, Hữu Thị lang đứng đầu mỗi Bộ. Hệ thống Giám sát với Ngự sử đài và cơ quan Giám sát có các chức Đô Ngự sử, Phó Đô ngự sử, Thiêm Đô ngự sử, Giám sát Ngự sử các Đạo và Cấp sự trung lục Khoa kết hợp cùng lục Bộ. Hàn lâm viện và tòa Đông các là những cơ quan thiết yếu gần cạnh Hoàng đế thường là do các chức Thượng thư, Tả Hữu Thị lang kiêm nhiệm. Ở Hàn lâm viện là các chức Chưởng Hàn lâm viện, Thị độc, Thị thư, Đãi chế, Kiểm thảo. Ở Đông các người đứng đầu là Đại học sĩ tiếp đến Học sĩ rồi Hiệu thư. Nhà Mạc cũng lập Tôn nhân phủ và Quốc tử giám với cơ cấu tổ chức và hoạt động giống nhà Lê sơ. Sự hoạt động của các cơ quan trung ương thời Mạc gắn liền với ấn tín cùng các văn bản phải đóng dấu. Tòa Đông các tiếp nhận chương sớ, nhận cáo sắc đóng dấu, truyền lưu hoặc tấu lên vua. Những văn thư quan trọng phải đóng Kim Bảo thì phải có một Hội đồng gồm đại diện bộ Lễ, Giám sát Ngự sử, Đông các và
  2. Thị vệ cùng thực thi đóng dấu. Mỗi cơ quan trung ương đều được ban cấp ấn tín riêng để sử dụng. Sáu Bộ phải có sáu ấn khác nhau của riêng Bộ mình do Thượng thư quản. Các chức Ngự sử và đứng đầu Khoa, Đạo ở hệ thống Giám sát đều có ấn tín riêng của cơ quan mình, các cấp dưới được dùng tín ký riêng trong cả việc công và việc tư. Tổ chức chính quyền địa phương thời Mạc về cơ bản vẫn duy trì giống thời Lê sơ. Ngay năm lên ngôi Mạc Đăng Dung đã chia nước thành 13 đạo Thừa tuyên là các đạo Kinh Bắc, Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương, Lạng Sơn, Ninh Sóc, Tuyên Quang, Hưng Hóa, An Bang, Thanh Hoa, Nghệ An, Thuận Hóa và Quảng Nam. Mỗi đạo gồm ba bộ phận gọi là tam Ty: Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty), Hiến sát sứ ty (Hiến ty), Đô chỉ huy sứ ty (Đô ty). Trong đó Thừa ty với chức Thừa chánh sứ đứng đầu là quan trọng hơn cả, có hai chức phó là Tham chính và Tham nghị phụ giúp. Đô ty có chức Đô chỉ huy sứ và Đồng tri, Thiêm sự. Đây là lực lượng quân sự địa phương của mỗi đạo có biên chế và tổ chức chặt chẽ. Thời Mạc cấp phủ là đơn vị hành chính dưới đạo quản các huyện, châu. Tri phủ là chức đứng đầu một phủ và có Đồng Tri phủ làm phó phụ giúp. Dưới phủ là huyện có các chức Tri huyện cùng Huyện thừa cai quản. Châu cũng như huyện có chức Tri châu và Đồng Tri châu làm phó. Dưới huyện, châu là cấp phường xã mà ở châu còn có thêm cấp cơ sở động, sách. Ở mỗi đạo, các ty đều được phát công ấn để dùng, các chức phó cũng có các ấn nhỏ tín ký riêng. Các phủ, châu, huyện, mỗi cấp được ban ấn cơ quan sử dụng. Phải nói rằng thời Mạc là giai đoạn chiến tranh khốc liệt giữa hai tập đo àn phong kiến Mạc - Lê Trung hưng mà sử cũ gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều. Nhà Mạc thống trị vùng Bắc Bộ gọi là Bắc triều, nhà Lê - Trịnh chiếm cứ từ Thanh Hoa trở vào gọi là Nam triều. Chính vì vậy lực lượng quân đội nhà Mạc thời kỳ này được chú trọng đặc biệt. Quân đội được chia theo năm khu vực địa phương gọi là Ngũ phủ hay Ngũ quân: Đông quân, Tây quân, Nam quân, Bắc quân và Trung quân. Lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm, nhà Mạc đặt Trung quân, còn bốn trấn quanh kinh đô là Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam và Kinh Bắc đặt bốn quân còn lại lấy tên theo phương vị. Người đứng đầu Ngũ phủ (Ngũ quan) cũng tức là tổng chỉ huy quân đội nhà Mạc đều do các tước vương tài giỏi họ Mạc như Khiêm vương Mạc Kính Điển đảm nhiệm v.v… Đứng đầu mỗi Quân là một viên Tả Đô đốc, đều giao cho các đại t ướng tâm phúc xuất chúng đảm nhận như Lê Bá Li Tả Đô đốc Nam quân, Mạc Ngọc Liễn Tả Đô đốc Tây quân v.v… Triều Mạc dưới cấp Quân là cấp Vệ, Sở; Trung quân ở kinh đô được coi trọng hơn, đặt bốn Vệ lớn là Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y và Kim Ngô. Dưới cấp Vệ lại có nhiều đơn vị Ty hợp thành, như vệ Cẩm Y có tới 18 Ty với tên gọi khác nhau như ty Phục Ba v.v… Bốn quân thuộc bốn trấn nằm trong Ngũ phủ cũng được lập các đơn vị Vệ, Sở, Ty chia các quan tướng coi giữ. Sử cũ ghi: “Đăng Dung sai bàn định phép binh, đặt bốn vệ: Hưng Quốc, Chiêu Vũ, Cẩm Y, Kim Ngô; các Vệ, Sở nội ngoại trong Ngũ phủ…”[66]. Ở các đạo ngoài Ngũ phủ nhà Mạc lập Đô ty, lực lượng quân sự địa phương này cũng gắn bó chặt chẽ với tổ chức quân sự chung của chính quyền Mạc. Mỗi Đô ty quản một số Vệ
  3. như Đô ty Tuyên Quang năm 1537 có ba Vệ là Tuyên Quang, Định Tây và Thanh Tây[67]… Điều khác biệt trong quân đội triều Mạc là cấp Đô ty ở mỗi đạo chỉ ngang cấp Vệ thuộc Ngũ phủ. Chức đứng đầu Đô ty cũng giống chức đứng đầu cấp Vệ ở Ngũ quân là Đô chỉ huy sứ. Như vậy có hai loại đơn vị cấp Vệ, cấp Vệ lớn thuộc lực lượng quân đội Ngũ quân (Ngũ phủ) và cấp Vệ nhỏ thuộc lực lượng quân sự địa phương thuộc Đô ty ở các đạo khác. Nó tương đương cấp ty ở Ngũ quân có một viên Chỉ huy sứ đứng đầu, còn ở các Vệ thuộc Đô ty thì lại đặt chức Tổng tri và Đồng Tổng tri đứng đầu. Mỗi Đô ty, dưới cấp Vệ là cấp Sở, thường một Vệ có ba Sở đặt các chức Thống lãnh, Võ úy và Phó Võ úy cai quản. Mỗi cấp Vệ hay Sở đều đặt t ên riêng cũng giống các Vệ lớn và Ty ở Ngũ phủ. Hiện nay tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội còn lưu giữ được 3 quả ấn đồng thời Mạc, đó là những hiện vật quý giá trong việc nghiên cứu triều đại này. Quả ấn có văn khắc là Khuông trị vệ lăng xuyên tiền sở chi ấn có niên đại năm 1564 đã minh chứng cho một số sách sử tản mạn về tổ chức quân độ i của nhà Mạc, đồng thời cũng khẳng định rằng hầu hết các đơn vị Sở đều nằm dưới sự quản lý chỉ huy của cấp Vệ. Hai quả ấn đồng còn lại có tên gọi là Hoành hải hậu sở chi ấn có niên đại năm 1534 và Thanh tái tả sở chi ấn có niên đại năm 1549 lại chứng minh cho tính độc lập của đơn vị cấp Sở. Đây là ấn tín của một viên Thống lãnh, Võ úy của đơn vị cấp Sở nào nằm ngoài Ngũ phủ (?) Hay phải chăng các vùng trọng yếu miền duyên hải, biên tái nhà Mạc phải đặt các đơn vị đặc nhiệm. Ví như trấn Cao Bằng, đạo Ninh Sóc thời đó họ Mạc đã đặt các viên Tổng binh sứ, Tổng binh Đồng tri và Tổng binh Thiêm sự trấn giữ[68]. Các chức Đô chỉ huy sứ ở kinh đô và thuộc Ngũ phủ đều được gia chức phẩm khá cao như Đại tướng quân, Thượng tướng quân v.v… Những Đô ty ở các miền biên viễn, giáp ranh chiến lược trọng yếu cũng được giao cho các tướng giỏi có chức tước cao đảm nhận. Như chức Đô Tổng binh sứ ty đạo Ninh Sóc do Nguyễn Văn Trạch, chức Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, tước Thuần Lương hầu đảm nhận. Một số Đô ty phía bắc có các võ quan chỉ huy đều được phong tước bá, tước thuộc về các võ quan ở hàng tam phẩm v.v…[69] 2. Thực trạng về ấn chương thời Mạc Việc t ìm thấy một số ấn đồng hiếm hoi thời Mạc phải kể đến công lao của các nhà Khảo cổ học và các cán bộ Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Ba quả ấn thời Mạc hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, được đánh số ký hiệu riêng biệt và bảo quản cẩn thận. Ba quả ấn này đều có chất liệu đồng, ngoại hình tương đối giống nhau với núm ấn làm kiểu chuôi vồ và khuôn mặt ấn được đúc theo hình vuông.
  4. Ấn thứ nhất mang ký hiệu LSb 2529, ngoại hình cán chuôi vồ dẹt, cao 9cm dày 0,8cm. Trên ấn phía bên trái khắc 6 chữ Đại chính ngũ niên nguyệt nhật 大正五年月日. Bên phải khắc 2 dòng chữ liền nhau, dòng ngoài mờ chữ đầu, còn 5 chữ: Hải hậu sở chi ấn 海後所之印. Dòng bên khắc 4 chữ Thượng bảo ty tạo 尚寶司造 dấu hình vuông kích thước 7,5x7,5cm, chữ Triện xếp theo chiều dọc 3 hàng 6 chữ. Như vậy niên đại của ấn đã được ghi rõ là năm Đại Chính thứ 5 (1534) đời Mạc Đăng Doanh. Đọc chữ Triện trên hình dấu chúng tôi khẳng định chữ đầu là chữ “hoành” 橫, văn khắc trên dấu là 6 chữ Hoành hải hậu sở chi ấn 橫海後所之印. Những chữ khắc trên núm ấn cũng giúp cho việc đọc chữ Triện được chính xác và việc đọc chữ Triện cũng giúp cho việc t ìm ra chữ bị mờ và đối chiếu chữ được chuẩn xác. Tạm dịch là ấn của viên tướng Hậu sở Hoành Hải. (H. 27 a,b,c).
  5. Theo sách Thiên Nam dư hạ tập phần Quan chế[70] chép về quan chế thời Lê có ghi Hậu sở Hoành Hải là một sở của vệ Nghiêm Dũng nằm trong phủ Tây Quân thuộc biên chế quân đội Ngũ quân thời Lê. Hậu sở Hoành Hải ở quả ấn này lại thuộc quân đội thời Mạc. Có thể nhà Mạc tổ chức vệ, sở ở Ngũ quân giống như nhà Lê, song Hậu sở Hoành Hải nếu xếp vào biên chế phủ Tây quân thì lại không phù hợp với tên gọi của của nó. Hậu sở Hoành Hải cũng có thể nằm trong biên chế của Đông quân thuộc đạo Hải Dương quản một số huyện duyên hải như Vĩnh Lại, An Lão, Nghi Dương và Đông Triều đều thuộc phủ Kinh Môn. Chức chỉ huy Hậu sở Hoành hải có thể là một viên Thống lãnh, Võ úy cùng Phó Võ úy nào đó đảm nhiệm? Việc giới thiệu quả ấn này cũng như ấn thứ 2 dưới đây xin được coi như một tài liệu tham khảo[71]. Quả ấn thứ hai có ký hiệu LSb 2531, ngoại hình cán chuôi vồ dẹt, cao 9cm và dày 0,7cm. Núm ấn bên trái khắc 6 chữ Hán Cảnh Lịch nhị niên nguyệt nhật 景歷二年月日. Bên phải dòng ngoài khắc 6 chữ Thanh tái tả sở chi ấn, dòng bên cũng khắc 4 chữ Thượng bảo ty tạo. Dấu hình vuông có kích thước 7,7x7,7cm, chữ Triện xếp theo chiều dọc 3 hàng 6 chữ. Sau khi chân hóa chữ Triện và đối chiếu, chúng tôi khẳng định đây là 6 chữ Thanh tái tả sở chi ấn 清塞左所之印. (H. 28 a, h, c , d). Cũng theo sách Thiên Nam dư hạ tập[72] phần chép về quan chế có ghi Tả sở Thanh Tái là một trong năm sở của Vệ Tuyên Quang thuộc Đô ty Tuyên Quang là lực lượng quân sự địa phương thời Lê. Tả sở Thanh Tái ở quả ấn này thuộc quân đội thời Mạc. Đối chiếu với sách ghi về tổ chức quân đội chính quyền thời Mạc, chúng tôi thấy có ghi Đô ty Tuyên Quang nằm trong hệ thống quân sự địa phương và vệ Tuyên Quang là một trong các vệ thuộc Đô ty Tuyên Quang, nhà Mạc lập các vệ sở trực thuộc các Đô ty cũng giống như thời Lê. Như vậy Tả sở Thanh Tái có thể là một trong các sở của vệ Tuyên Quang do một viên Võ úy cùng Phó Võ úy nào đó chỉ huy.
  6. Cùng với sử liệu thời Mạc, hai quả ấn trên là những tư liệu cho ta thấy lực lượng quân đội nhà Mạc có hai loại đơn vị cấp Sở. Loại cấp Sở nằm trong biên chế cấp Vệ thuộc lực lượng quân đội Ngũ quân (Ngũ phủ); loại cấp Sở thuộc lực lượng quân sự địa phương được cấp Vệ ở Đô ty, chức năng và quyền hạn của cấp sở thuộc Ngũ quân lớn hơn cấp Sở ở Đô ty. Việc giới thiệu quả ấn đồng dưới đây sẽ giúp thêm cứ liệu trong nghiên cứu vấn đề này. Ấn thứ ba có ký hiệu LSb 2530 cán chuôi vồ tròn cao 9cm và dầy 0,6cm. Núm ấn phía bên trái khắc dòng chữ niên đại 6 chữ Hán Thuần Phúc tam niên nguyệt nhật 淳福三年月日. Bên phải khắc 9 chữ Hán, chữ rất mờ, riêng chữ thứ 7 mờ hết nét: Khuông trị vệ lăng xuyên tiền sở chi ấn. Dòng bên cạnh khắc 4 chữ Thượng bảo ty tạo. Dấu hình vuông cỡ 8x8cm, chữ Triện xếp theo chiều dọc 3 hàng 9 chữ. Những chữ ở núm ấn tuy bị mờ nhưng cũng giúp cho việc Chân hóa chữ Triện được chính xác và việc Chân hóa cũng giúp ta khẳng định những chữ bị mờ và tìm ra chữ bị mờ hết nét là chữ “sở”. Như vậy 9 chữ ở núm ấn trùng với 9 chữ Triện trong hình dấu là Khuông trị vệ lăng xuyên tiền sở chi ấn 匡治衛淩川前所之印. Quả ấn này được đúc năm Thuần Phúc thứ 3
  7. (1564) đời Mạc Mậu Hợp, do ty Thượng bảo tạo đúc; là ấn của viên tướng Tiền sở Lăng Xuyên thuộc vệ Khuông Trị. (H.29 a,b,c,d). Đây là đơn vị cấp Sở nằm trong vệ Khuông Trị. Những đơn vị Sở trong quân đội thời Mạc có không ít, không biết nó nằm trong lực lượng quân đội Mạc ở Ngũ phủ hay thuộc Đô ty của một đạo nào (?) Lăng Xuyên là tên một Sở và Khuông Trị là tên một Vệ cụ thể không phải lấy tên theo địa phương, tương tự như cách đặt tên vệ Chiêu Vũ, Cẩm Y v.v… vậy. Điều này khác biệt với hai quả ấn cấp Sở mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Tuy nhiên việc phân tích tên gọi của đơn vị cấp Sở, Vệ của ba quả ấn trên chúng tôi tạm dừng lại ở đây và không coi đó là ý kiến khẳng định; mong rằng đây là những tư liệu hiện vật cung cấp thêm cho công tác nghiên cứu giới thiệu về lịch sử triều Mạc. Việc trên mặt núm của cả ba quả ấn đều ghi Thượng bảo ty tạo đã chứng minh rằng nhà Mạc đã lập ty Thượng bảo để tạo đúc vật dụng kim loại, chủ yếu chế tác từ nguyên liệu đồng. Hầu hết các ấn tín thời Mạc đều được sản xuất từ ty Thượng bảo. Nhà Mạc lập ty Thượng bảo theo cơ cấu tổ chức của nhà Lê sơ mô phỏng theo tổ chức của nhà Minh
  8. Trung Quốc. Khi bắt đầu việc đặt quan ở các cấp chính quyền trung ương hoặc địa phương và phong chức tướng tá cho các đơn vị quân đội, nhà Mạc giao ấn tín cho các quan tướng đó mỗi cấp, mỗi đơn vị một bộ ấn đồng dùng theo luật định. Những ấn đồng này đã được làm ở t y Thượng bảo theo mẫu mã nhất định. So sánh với những ấn đồng của các triều đại trước và sau nhà Mạc, chúng tôi thấy cách tạo tác núm ấn, khuôn dấu, viền ngoài và văn khắc nét chữ nhà Mạc làm khá đơn giản, sơ sài, không đều và không đẹp. Chứng tích về hình dấu trên văn bản Hán Nôm thời Mạc hiện nay đáng tiếc là không còn, ngoại trừ trường hợp loại hình sắc phong thần còn lưu hình dấu Kim Bảo có niên đại thời Mạc ở hai điểm di tích thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Tại đền Quang Lãng[73], xã Thụy Hải, Kiến Thụy, Thái Bình còn giữ được nhiều đạo sắc phong trong đó có các sắc ghi niên đại năm Minh Đức nguyên niên (1527) đời Mạc Đăng Dung, Quảng Hòa sơ niên (1540) đời Mạc Đăng Doanh và Cảnh Lịch sơ niên (1548) đời Mạc Phúc Nguyên. Trên dòng ghi niên hiệu của các tờ sắc trên có hình dấu son với 4 chữ Triện Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶.
  9. Đạo sắc đời Cảnh Lịch hầu như rách hết phần chính và chỉ còn lại dòng niên đại Cảnh Lịch sơ niên tứ nguyệt nhị thập bát nhật (景歷初年四月二十八日) (Ngày 18 tháng 4 năm Cảnh Lịch sơ niên [1548]). Đạo sắc đời Minh Đức cũng bị rách gần hết chỉ còn dòng niên hiệu ghi Minh Đức nguyên niên thập nhị nguyệt sơ ngũ nhật (明德元年十二月初五日) (Ngày 5 tháng 12 năm Minh Đức nguyên niên [1527]). Đạo sắc Quảng Hòa còn giữ được lành lặn hơn với dòng niên đại ghi là Quảng Hòa sơ niên lục nguyệt sơ thập nhật (廣和初年六月初十日) (Ngày 10 tháng 6 năm Quảng Hòa sơ niên [1540]). Chữ Hán ở các đạo sắc này viết lối Chân rõ ràng, nét chữ, khoảng cách chữ bố cục khác với chữ trên sắc phong thời Lê Trung hưng sau này. (H. 30, 31, 32). Về hình dấu trên các sắc phong này có kích thước, bố cục chữ và kiểu chữ Triện giống nhau, là bốn chữ Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶. Riêng nét chữ Triện ở thời Minh Đức có khác nét chữ của 2 dấu kia một chút, đồng thời mầu mực son ở dấu đời Minh Đức này cùng nhạt và khác màu mực son của 2 dấu đời Cảnh Lịch và Quảng Hòa. Vị trí đóng dấu mép trên dấu của cả 3 hình dấu trên đều đóng đè lên chữ thứ nhất dòng niên hiệu, nó khác với vị trí đóng dấu của các sắc phong từ thời Lê Trung hưng trở về sau là đóng đè lên từ chữ thứ 2 của dòng ghi niên hiệu. Xem xét đạo sắc phong thời Mạc khác ở đình làng Tử Dương, huyện Thường Tín, Hà Tây chúng tôi thấy nó cũng có những đặc điểm văn bản t ương tự như ba đạo sắc trên. Một phần chính văn đã bị rách nát, riêng dòng niên đại ghi rõ Sùng Khang cửu niên thập nhất nguyệt sơ lục nhật 崇康九年十一月初六日. Tức ngày 6 tháng 11 năm Sùng Khang thứ 9 (1547) đời Mạc Mậu Hợp. Hình dấu trên dòng niên hiệu về kích thước, bố cục, bốn
  10. chữ Triện trong dấu, và vị trí giống như 3 hình dấu ở đạo sắc phong trên. Riêng nét chữ Triện và mầu mực giống như 2 dấu đời Cảnh Lịch và Quảng Hòa. (H. 33) Việc khẳng định hoàn toàn đây có phải là những sắc phong thời Mạc hay không đòi hỏi chúng ta phải đưa vào nhiều tiêu chí, trong đó phải phân tích chất giấy, dùng kính xem xét kỹ hình vẽ rồng mây hoa văn trang trí, màu sắc nhũ, kiểu chữ viết và bố cục chữ, lối hành văn dùng mỹ tự, màu mực v.v… Những vấn đề này đòi hỏi phải có những chuyên gia riêng biệt và hội đồng thẩm định xem xét trực tiếp văn bản. Những năm gần đây xuất hiện không ít các sắc phong giả, nên việc giới thiệu các sắc phong thời Mạc trên chúng tôi cũng chỉ xin dừng lại ở việc mô tả sơ bộ văn bản, còn việc khẳng định bình xét tính chân ngụy xin dành cho các chuyên gia nghiên cứu sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2