YOMEDIA
ADSENSE
Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn
148
lượt xem 18
download
lượt xem 18
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Xã hội phong kiến thời Nguyễn rập khuôn hoàn toàn theo khuôn mẫu của xã hội phong kiến Việt Nam trước nó. Tư tưởng Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) đã ăn sâu cắm rễ vào con người Việt Nam qua nhiều thế hệ.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn
- Ấn chương Việt Nam - Ấn tín trong lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng thời Nguyễn Xã hội phong kiến thời Nguyễn rập khuôn ho àn toàn theo khuôn mẫu của xã hội phong kiến Việt Nam trước nó. Tư tưởng Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo) đã ăn sâu cắm rễ vào con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Ở một xã hội phong kiến nghèo nàn lạc hậu, bế tắc chồng chất khiến con người luôn tìm đến tôn giáo tín ngưỡng, hy vọng một sự giải thoát hữu hiệu. Tâm linh họ đến cửa Phật, thánh, thần, ông ho àng, bà chúa v.v… một tấm lòng thành những mong được bình an và giải hạn. Lời thỉnh cầu của họ được gửi gắm vào lá sớ hóa cùng vàng mã, vào lá bùa dùng để trấn yểm v.v… Trên những lá sớ, lá bùa đó thường có in hình con dấu riêng biệt đặc trưng cho loại hình sớ và từng loại bùa khác nhau. Không như là sớ được lưu hành rộng rãi tự do, lá bùa chỉ có ở các thầy cúng, thầy phù thủy. Khi gia chủ yêu cầu về việc gì thì thầy sẽ cho đạo bùa đúng yêu cầu đó. Những người dựng nhà mới, dù đất có dữ hay không, nhưng lễ “Nhập trạch” họ thường mời thầy hành lễ và đặt bùa “Trấn trạch” ở nhiều chỗ trong ngôi nhà. Trên lá bùa, ngoài những dòng ghi chữ Hán, những nét bùa chú còn in một hoặc hai ba hình ấn dấu. Không chỉ có một mà có vài ba loại bùa “Trấn trạch” khác nhau. Hình dấu ở mỗi loại cũng hoàn toàn khác nhau, cái hình vuông, cái hình chữ nhật, cái to, cái nhỏ v.v… Những gia đ ình có người mới mất bị phạm vào ngày giờ trùng tang, trùng phục hay nhất Sa, nhị Sa, tam Sa v.v…, gia chủ mời thầy về hành lễ. Thầy cho nhiều bùa khác nhau. Ngoài các lọ bùa yếm ở mả, ở cổng ngõ, tám góc trên dưới trong nhà, các cửa, bùa cuốn vào tay người mất, và dán trong áo quan, lá bùa to đắp vào mặt người mất, và dán trên các cửa ra vào v.v… Ngoài bùa trấn trạch và bùa tang ma ra còn nhiều loại bùa khác nữa có các nét tróc, phọc và những nét vẽ, viết loằng ngoằng cực kỳ khó hiểu. Ở một số loại bùa thường có in hình con dấu khác nhau, những hình dấu này đều được đóng từ mỗi quả ấn ở chùa, đền hay điện thờ. Qua những chuyến công tác đến nhiều chùa, đền, điện thờ khác nhau chúng tôi đã in chụp được một số hiện vật ấn tín bằng gỗ. Số ấn này được làm theo nhiều kiểu khác nhau, nhưng đều có điểm chung là hình thể đơn giản, núm cầm thấp, đế ấn mỏng, văn khắc theo thể chữ Triện và cùng có chất liệu từ gỗ đào, gỗ lê. Theo lời kể của những người giữ ấn và xem xét cụ thể từng quả ấn, chúng tôi chỉ có thể xác định những ấn này có niên đại khoảng trên dưới 100 năm, tức là vào giai đoạn cuối thời Nguyễn. Trong số đó có ấn được quét sơn ta màu đỏ, có ấn thì để mộc. Đầu tiên xin nói đến quả ấn dùng đóng trên sớ ở một ngôi chùa ở Thường Tín, Hà Tây. Ấn hình vuông thuôn theo hình tháp thấp, núm nhỏ có khắc chữ Thượng 上. Dấu hình vuông kích thước 7x7cm, viền ngoài khắc họa tiết, bên trong là 4 chữ Triện Phật pháp tăng bảo 佛法僧寶 (Bảo ấn của Phật - pháp - tăng, còn có nghĩa là Tam bảo). Dấu Phật pháp tăng bảo chuyên dùng đóng trên lá sớ. Hiện nay ở nhiều chùa, đền còn lưu giữ ấn gỗ có nội dung văn khắc giống như quả ấn này. (H. 223 a,b,c)
- Năm 1998 chúng tôi được một cán bộ văn hóa tỉnh Lai Châu cung cấp bản chụp và dấu của một quả ấn đồng mà ông đã chụp từ hiện vật được lưu ở một ngôi đền cổ thuộc Lai Châu. Ấn có núm cầm hình một con thú ngồi vươn cổ ngẩng đầu, chống chân trước, chiều cao ấn là 7,5cm, đế ấn hình vuông kích thước 5,3x5,3cm. Mặt dấu hình vuông bằng cỡ mặt đế ấn, viền ngoài khắc họa tiết, bên trong là 4 chữ khắc theo lối Chân, là 4 chữ Phật pháp tăng bảo, hai chữ Phật, pháp được khắc theo kiểu phồn thể 灋僧寶. Đây là quả ấn đồng có hình thể lạ và văn khắc khác với kiểu chữ thường dùng trong ấn chương. (H. 224 a,b,c)
- Ngoài số ít ấn tín có nội dung trùng lặp ở Phật giáo, còn lại hầu hết là những ấn tín thuộc Đạo giáo. Số ấn này hiện được lưu giữ ở nhiều ngôi đền, điện thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo, tam, tứ phủ công đồng, Ngọc hoàng thượng đế, chư vị Thánh mẫu cùng các đệ tử bà chúa, ông hoàng v.v… Xin được giới thiệu một số ấn bằng gỗ tiêu biểu. Những quả ấn này có hình thức khác nhau, núm ấn chiếc nào làm đơn giản thì để mộc, chiếc nào đẽo gọt cẩn thận thì quét sơn ta. Mặt đế ấn khắc viền để rìa cạnh, chữ Triện khắc vuông vức và rõ nét. Ấn thứ nhất làm theo kiểu hình tháp bằng đầu, ngoài phủ lớp sơn ta đã cũ, cao 4,8cm. Mặt đế hình vuông cỡ 3,3x3,3cm có khắc chữ Thượng (上). Mặt trên hình vuông cỡ 4,2x4,2cm. Mặt dấu hình vuông bằng cỡ mặt đế ấn, đế viền ngoài 0,5cm, bên trong là 4 chữ Triện Kiếp Bạc linh phù 劫泊靈符. Đây là phù ấn đóng trên các đạo bùa ở đền Kiếp Bạc. (H. 225 a,b,c) Các ấn tiếp theo dưới đây đều có chung hình thức là núm cầm ngắn, gần như không có chiều cao của ấn, phần độ dầy của đế ấn gắn liền với núm cầm. Quả ấn có phần mặt ấn khắc đường gờ lượn góc, núm cầm thấp nhưng rộng và cạnh uốn hình sóng nước, trên mặt khắc chữ Chính (正) Mặt đế ấn hình vuông kích thước 5,5x5,5cm. Mặt dấu hình
- vuông bằng cỡ đế ấn, để viền ngoài 0,8cm, bên trong là 4 chữ Triện Tam phủ công đồng (三府公同). Đây là ấn dấu ở ban Tam phủ công đồng. Theo quan niệm Đạo giáo “Tam phủ” tức là ba phủ “Thiên phủ”, “Địa phủ” và “Thủy phủ”. Ở Đạo giáo nước ta, Tam phủ công đồng là ban thờ lớn ở chính thất thờ chư vị Thánh mẫu. Đệ nhất Thượng thiên (Tượng là mẫu Liễu Hạnh), Đệ nhị Thượng ngàn (Mẫu Thượng ngàn) và Đệ tam Thoải phủ (Mẫu Thoải - tức mẫu Thuỷ phủ). Về sau này một số đền, điện thờ ở ban Tam phủ công đồng còn thờ thêm nhiều hình tượng khác, bố cục xếp đặt cũng không được thống nhất, đó là sự biến tướng khá phức tạp của Đạo giáo Việt Nam. (H. 226 a,b)
- Một quả ấn khác có toàn thân để mộc, núm ngắn đơn giản, đế ấn mỏng hình chữ nhật, kích thước 6,9x8,3cm. Mặt đế ấn lại khắc khuôn dấu hình lá đề đứng, kích thước 6,7x8,1cm khắc hai đường viền rìa cạnh cỡ 0,5cm. Bốn chữ Triện trong dấu xếp theo bố cục . Nét chữ uốn nhiều nét theo hình lá nên tương đối khó đọc, là 4 chữ Ngọc hoàng thượng đế 玉皇上帝 đây là ấn của Ngọc Hoàng Thượng đế (H. 227 a,b,c) Theo quan niệm của Đạo giáo thì Ngọc Hoàng Thượng đế là vị Đế cao nhất của các Đế và thần thánh, cùng muôn loài ở cả ba cõi thiên đình, trần gian, âm phủ. Không chỉ Đạo giáo mà nhiều giáo phái khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng tôn sùng và thờ phụng Ngọc Hoàng Thượng đế. Tiếp theo là quả ấn cũng có toàn thân để mộc, núm cầm nhỏ, đế ấn hơi dày làm theo hình
- vuông, kích thước 5,7x5,7cm, bốn chữ Triện khắc vuông vức, chữ Hán thứ 2 có nét uốn kéo dài, là 4 chữ Bắc đẩu namtào 北斗南曹. Đây là ấn dấu của Nam Tào Bắc Đẩu (H. 228 a,b,c) Theo quan niệm của Đạo giáo thì Nam Tào, Bắc Đẩu là hai bên tả, hữu của Ngọc Hoàng Thượng đế. Tả Nam Tào Diên thọ tinh quân được đặt bên trái Ngọc hoàng, coi sóc về tuổi thọ của chúng sinh. Hữu Bắc Đẩu Giải ách tinh quân đặt ở bên phải Ngọc Hoàng, trông coi về sức khoẻ và bệnh tật của chúng sinh. Một quả ấn nữa có độ dày và núm cầm trung bình, toàn bộ ấn được quét sơn ta màu đỏ. Mặt đế ấn hình vuông kích thước 6,5x6,5cm, dấu hình vuông kích thước bằng mặt đế ấn, viền ngoài đế cỡ 1cm. Bốn chữ Triện khắc nét ngắn là 4 chữ Ngũ hổ đại tướng 五虎大將. Đây là ấn của năm đại tướng hổ (H. 229 a, b, c)
- Theo quan niệm của Đạo giáo thì Ngũ hổ tượng trưng cho năm thần tướng trấn giữ 5 phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương). Năm hổ với năm màu sắc khác nhau được định theo màu sắc của ngũ hành phương vị là hổ đen, hổ đỏ, hổ xanh, hổ trắng và hổ vàng. Hổ vàng bao giờ cũng được đặt ở giữa (trung ương thổ). Đền và điện thờ nào của Đạo giáo Việt Nam cùng có am thờ Ngũ hổ hoặc độc hổ. Cũng có nhiều ấn dấu hình độc hổ, loại con dấu này có khắc hình một con hổ, bốn góc quanh hổ khắc 4 chữ kim 金, mộc 木, thủy 水, hỏa 火và bụng hổ là chữ thổ 土. Nó tượng trưng cho ngũ hổ ở 5 phương 4 hướng khác nhau. (H. 230)
- Ngoài ấn ngũ hổ và độc hổ trên còn có ấn Ngũ hổ tướng ấn 五虎將印 có hình thức ấn và chức năng, nội dung văn khắc có ý nghĩa t ương tự ấn Ngũ hổ đại tướng. Riêng kích thước mặt đế ấn (tức mặt dấu) có nhỏ hơn một chút, nó có cỡ 5,7x5,7cm. (H. 231) Ở một số điện, đền thờ có ban thờ Ngọc Ho àng Thượng đế còn thấy tượng Thiên lôi thần tướng. Hình tượng Thiên lôi thần tướng cũng được thể hiện qua phù ấn với hình dấu có 4 chữ Triện Thiên lôi thần tướng 天雷神將. (H. 232)
- Theo các đạo sĩ, thầy pháp thì những con dấu trên được dùng đóng vào lá bùa, lá sớ mà họ đã có bản khắc in sẵn, hoặc là những bản cần viết tay. Trước khi tín chủ đến cầu cúng xin bùa, sớ về nhà thì những lá sớ, lá bùa có đóng hình dấu đó được dâng lên điện thờ để thầy hành lễ, kêu cầu sao cho được linh nghiệm. Ở đây thể hiện rõ sự gắn bó giữa điện thờ và con dấu của bản điện, hay nói một cách khác đó là sự gắn bó mật thiết giữa phù ấn và hình tượng thánh thần được tôn thờ. Nói về Đạo giáo Việt Nam là nói đến đức Thánh Trần với bao ngôi đền thờ, điện thờ, ban thờ Trần Hưng Dạo trên khắp đất nước ta. Rất nhiều điểm di tích này còn lưu giữ ấn tín và văn bản Hán Nôm có lưu hình dấu về Trần Hưng Đạo. Một số ấn có niên đại khá cao như số ấn gỗ mà chúng tôi đã giới thiệu ở mục “Thực trạng ấn chương thời Lê trung hưng” trong Phần I. Còn hầu hết ấn có niên đại vào khoảng cuối thời Nguyễn. Những quả ấn này có nội dung văn khắc giống nhau như Trần Hưng Đạo ấn, Trần triều Hưng Đạo, Trần Hưng Đạo vương ấn. Phần cuối này xin được giới thiệu một quả ấn lớn có nội dung văn khắc khá đặc biệt nói về vị thánh linh thiêng của chúng ta. Ấn hiện nay được bảo quản ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội. Có ký hiệu LSB1425/245, niên đại ấn được tạo tác khoảng cuối thời Nguyễn. Ấn có chất liệu gỗ, hình thể đơn giản núm cầm ngắn liền đế. Mặt đế ấn hình dấu có kích thước 10,3x11,5cm, viền ngoài để rộng và khắc họa tiết. Văn khắc có 12 chữ Triện xếp theo 3 hàng dọc, là 12 chữ Cửu thiên vũ đế Trần triều Hưng Đạo đại vương chi ấn 九天武帝陳朝興道大王之印 tức ấn của Cửu thiên Vũ đế Hưng Đạo Đại vương triều Trần[286]. (H. 233)
- Trần Hưng Đạo khi mất được vua Trần truy tặng là Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương. Nhiều tư liệu chữ Hán và một số ấn gỗ còn giữ đến ngày nay cũng chỉ ghi là Hưng Đạo đại vương, riêng quả ấn này thì lại ghi thêm mấy chữ “Cửu thiên Vũ đế”. Trong tín ngưỡng của Đạo giáo Việt Nam, các bậc thánh thần như Tản Viên Sơn thánh, Cao Sơn v.v… cũng chỉ được phong là Đại Vương, không vị nào được xưng “Đế” cả. Ấn dấu này đã chứng minh cho việc Trần Hưng Đạo, một vị tôn thần duy nhất của nước ta được phong là “Cửu thiên Vũ đế”. Tại sao một con người bằng xương bằng thịt như Trần Hưng Đạo ở thời Trần lại được tôn sùng như một vị thánh, vị đế cao nhất trong thế giới tâm linh của người dân Việt Nam như vậy (?) Trần Quốc Tuấn sinh ngày 10 tháng 12 năm Bính tuất niên hiệu Kiến Trung thứ 2 (1226) thời Trần[287]. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu và Thuận Thiên Công chúa Lý Thị Nguyệt. Đại Việt sử ký tiền biên ghi về ông: “… Khi mới sinh ra có người xem tướng trông thấy bảo rằng: “Người này ngày sau có thể cứu nước giúp đời”, đến khi lớn lên dung mạo khôi ngô thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ…”[288]. Sau này ông đã trở thành một vị tướng tài ba và năm Thiệu Bảo thứ 5 (1283) ông được tiến phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh chư quân. Trần Quốc Tuấn đã làm nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam với chiến công oanh liệt ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông. Năm Trùng Hưng thứ 5 (1289) khi triều đ ình xét công trạng, ông được tiến phong làm Hưng Đạo Đại vương, được người đời tôn làm anh hùng dân t ộc và hậu thế coi như một
- “người Trời” xuống giúp nước cứu đời. “Sinh vi tướng tử vi thần”, sinh ra làm tướng giúp dân giúp nước, mất đi cũng làm thần giúp dân giúp nước. Khi qua đời, tương truyền Trần Hưng Đạo đã thành thần, thành thánh hiển linh cứu giúp chúng sinh, được đương thời và hậu thế tôn thờ, đó là tâm linh tôn giáo của nhân dân ta mà biết bao điện, đền thờ đức thánh Trần còn tồn tại đến nay như một minh chứng sinh động. Theo t ư liệu dân gian do nhà nghiên cứu Hán Nôm Hoàng Giáp sưu tầm được thì sau khi mất, Trần Hưng Đạo đã “lên thiên đình nhận lệnh chỉ của Ngọc Hoàng Thượng đế làm Cửu thiên Vũ đế. Đế có nhiệm vụ trừ đạo khắp cả ba cõi là Thượng giới (thiên đình), Trung giới (trần gian) và Hạ giới (âm phủ)… Cửu thiên Vũ đế luôn hiển hóa ở cõi trời Nam để giúp dân giúp nước”.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn