intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn tượng vườn gỗ Tây Nguyên

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong Khu du lịch sinh thái Bản Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc, có một vườn tượng mang phong cách riêng biệt, không thể lẫn với tượng đá, tượng đất nung của người Chăm, hay tượng gỗ ở các chùa chiền trong Nam, ngoài Bắc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn tượng vườn gỗ Tây Nguyên

  1. Ấn tượng vườn gỗ Tây Nguyên Trong Khu du lịch sinh thái Bản Đôn, thuộc huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc, có một vườn tượng mang phong cách riêng biệt, không thể lẫn với tượng đá, tượng đất nung của người Chăm, hay tượng gỗ ở các chùa chiền trong Nam, ngoài Bắc... Ấy là vườn tượng gỗ của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Có thể nói đây là một sản phẩm quý của khu du lịch này, khiến hầu hết du khách, nhất là những người có hiểu biết về nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian hết sức thích thú. Trong hoàn cảnh tượng gỗ dân gian Tây Nguyên hiện nay đã bị mai một gần hết (vì nhiều
  2. lý do) thì vườn tượng này thực sự là "đặc sản", là "của hiếm". Vì vậy đó là vườn tượng quý và có nhiều ý nghĩa đối với giới nghiên cứu văn hoá, nghệ thuật, đồng thời mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Dưới góc độ du lịch, nó là sự lạ lùng trực giác, ẩn chứa nhiều vỉa thông tin về một xã hội, một cộng đồng, về một thời kỳ đã lùi vào quá khứ và những gì còn lại hôm nay với bao điều muốn nói, muốn tâm sự; và vì thế nó hấp dẫn, lý thú, đặc biệt là đối với du khách nước ngoài. Chính vì vậy nhà điêu khắc Đinh Rú - giảng viên Đại học Mỹ thuật TPHCM, một người con của vùng Tây Nguyên - khi gặp chúng tôi tại vườn tượng này đã nói: "Nhìn vườn tượng này thấy rõ Tây Nguyên, đấy chính là Tây Nguyên!".
  3. Điều đó chẳng phải là khoa trương. Bởi nhìn vào vườn tượng này (chỉ với hơn hai chục tượng gỗ) nhưng có thể thấy rõ một xã hội thu nhỏ của Tây Nguyên. Ở đây ta bắt gặp người đàn ông Ê Đê lực điền đang vác xà gạc lên nương; thấy những phụ nữ đảm đang của vùng đất mẫu hệ đang vung chày giã gạo; những người mẹ đang cõng con, hoặc ôm con vào lòng với tất cả tình cảm thân thương, trìu mến; thấy những người đàn ông, đàn bà đang trầm tư bên ché rượu cần, hoặc đang mơ màng trong khói thuốc của buổi chiều tà; thấy cả những đôi nam nữ dưới bóng rừng già đang gục vào vai nhau, quấn quýt vào nhau... ngỡ như từ bức tượng đang phát ra những lời thầm thì yêu thương, hoặc có thể là lời thề non, hẹn biển của trai gái muôn đời...
  4. Ở đây có một bức tượng mang tên "Người giữ hồn chiêng" cực kỳ gây ấn tượng (cô nhân viên của khu du lịch cho biết do nghệ nhân K Tuấn ở Lâm Đồng tạc nên). Bức tượng được vạc bằng những nhát rìu còn in rõ dấu, nham nhở, không hề trau chuốt. Nhưng khi nhìn vào bức tượng ta bị hút mắt ngay tức khắc. Bởi bức tượng rất có hồn, có thần thái, tâm trạng. Khuôn mặt tượng rắn rỏi, mạnh mẽ, nhưng buồn buồn, u ẩn. Hai tay tượng đang ôm cái chiêng ấp vào ngực mình. Tay phải cầm dùi nhưng không đánh chiêng mà thể hiện sự bảo vệ, sự trân trọng, giữ gìn.
  5. Từ vẻ mặt đến tư thế ôm chiêng như toát lên thông điệp: Rằng văn hoá cồng chiêng là tài sản quý của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhưng hiện nay nó đang bị mai một, đang mất dần trong cộng đồng, khiến những ai yêu mến Tây Nguyên phải âu lo. Bức tượng đồng thời chứa đựng lời khẩn cầu, lời nhắn nhủ: Rằng cộng đồng phải có trách nhiệm chung tay gìn giữ tài sản vô giá này cho muôn đời con cháu mai sau...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2