intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn uống thế nào để tăng tuổi thọ?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

107
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn uống thế nào để tăng tuổi thọ? Ăn uống cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và tu bổ những hao mòn bảo đảm cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường. Đối với người cao tuổi, ăn uống càng quan trọng hơn vì qua nhiều năm hoạt động các chức năng của các cơ quan đã có nhiều thay đổi, suy yếu. Người cao tuổi nên ăn uống như thế nào? - Cần ăn giảm số lượng: Cơm là thức ăn chính của người Việt Nam, nguồn cung cấp năng lượng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn uống thế nào để tăng tuổi thọ?

  1. Ăn uống thế nào để tăng tuổi thọ? Ăn uống cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và tu bổ những hao mòn bảo đảm cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường. Đối với người cao tuổi, ăn uống càng quan trọng hơn vì qua nhiều năm hoạt động các chức năng của các cơ quan đã có nhiều thay đổi, suy yếu. Người cao tuổi nên ăn uống như thế nào? - Cần ăn giảm số lượng: Cơm là thức ăn chính của người Việt Nam, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể. Lúc còn trẻ ăn bình thường mỗi bữa 3 bát cơm; Khi lao động nặng ăn tới 4- 5 bát, nay cao tuổi nên ăn rút xuống 2 bát rồi 1 bát. Có thể theo dõi cân nặng để điều chỉnh mức ăn, người cao tuổi nên lấy mức cân nặng tối đa không được vượt quá 9/10 của chiều cao tính bằng centimét trừ đi 100. - Chất lượng bữa ăn: Phải bảo đảm đủ chất đạm, chủ yếu ăn chất đạm có nguồn gốc thực vật: đậu phụ, sữa đậu nành, tương, các loại đậu. Giảm ăn thịt nhất là thịt mỡ, nên ăn cá. Ăn dầu lạc, dầu vừng. Nên hạn chế ăn mặn, giảm ăn đường, giảm nước ngọt, bánh kẹo ngọt. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, rau gia vị, tỏi, gừng, riềng, nghệ, giá đậu... - Cách ăn: Không bao giờ ăn quá no, thực hiện lời dạy của cổ nhân “thực bán bão chung thân vô bệnh”, tạm dịch là: “ăn nửa dạ dày suốt đời không có bệnh”. Nên chế biến thức ăn mềm và luôn luôn có món canh vì tuyến nước bọt và hàm răng của người cao tuổi hoạt động kém. Nên xây dựng thực đơn bao gồm: có món xa lát chủ yếu để cung cấp rau: nguồn vitamin, chất khoáng, chất xơ cho cơ thể vì trong món xa lát có kèm theo dầu ăn, vừng lạc để chế biến ra các món nộm hoặc các món xa lát hỗn hợp nhiều loại rau, củ, quả; Có món chủ lực cung cấp chất đạm và chất béo như thịt kho, thịt gà luộc, cá rán, trứng tráng, đậu phụ kho, rán, đậu phụ nhồi thịt, trứng đúc thịt, hoặc chế biến sẵn như tương, muối vừng, lạc; Có món ăn cung cấp năng lượng chủ yếu là cơm, đậu xanh, đậu đen, khoai, bánh mì; Có món canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung: nước rau, canh rau muống, tương gừng, canh cá, canh giò, canh thịt, canh chua, canh dưa với lạc, với cá; Có đồ uống trước, trong và sau bữa, tránh dùng rượu, nên dùng nước nấu chín để nguội, nước chè và các món canh...
  2. Cách sử dụng hợp lý một số thực phẩm với người cao tuổi Gạo: tốt nhất là ăn gạo lức, gạo toàn phần nhưng nên bóc cám riêng ra cho gạo mềm dễ nhai. Khi nấu trộn với cám đã bóc ra, cơm cám này ăn với muối vừng rất béo và ngon. Khoai củ các loại: người cao tuổi nên ăn bớt cơm và thay vào đó nên ăn nhiều loại khoai. Khoai có khối lượng lớn gây cảm giác no nhưng cho ít năng lượng không gây béo mà lại có nhiều chất xơ giúp chống táo bón, giúp thải cholesterol thừa và đề phòng ung thư. Đậu các loại có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu chất đạm. Riêng đậu tương còn có thêm nhiều axit béo không no rất quý, tương là món ăn truyền thống bổ dưỡng, đậu phụ, chao, sữa đậu nành, sữa chua từ đậu nành. Nên sử dụng nhiều loại đậu, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng vào chế biến món ăn và ngâm giá đỗ. Lạc, vừng: lạc, vừng đều giàu chất đạm, chất béo, nhiều axit béo không no. Rau: bữa nào cũng cần có món rau. Trái cây: rất quý nhất là với người cao tuổi. Nguồn cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều chất chống ôxy hóa. Dùng trứng: những bệnh làm cơ thể gầy sút nhiều có thể ăn 3 quả trứng một tuần nhưng không nên cho những người có triệu chứng của bệnh thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não ăn trứng. Sữa chua vừa bổ vừa có tác dụng điều hòa hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Nếu có điều kiện mỗi ngày các cụ nên ăn một cốc sữa chua. Mật ong: mật ong có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Mắm: lượng muối NaCl trong mắm rất cao, không thích hợp với cơ thể người cao tuổi. Muối: nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan không thể chối cãi giữa mức tiêu thụ muối ăn với mức độ mắc bệnh tăng huyết áp. Rượu: người cao tuổi thường có nhiều nhược điểm về sức khỏe, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thiếu máu tim, rối loạn tuần hoàn não, chức năng thận, gan bị suy yếu,
  3. thường gặp bệnh đái tháo đường. Những nhược điểm này là tiền đề của nhiều tai biến như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim. Cho nên, đối với người có tuổi, rượu, kể cả rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ Người cao tuổi muốn sống lâu, sống vui, sống khỏe, sống có ích cần bảo đảm 3 yếu tố: một là tâm hồn thanh thản, luôn sống trong niềm vui để niềm vui kích thích tăng cường sức sống của cơ thể, giúp duy trì thăng bằng của hệ thần kinh và là một vũ khí cưỡng lại mọi căng thẳng, mọi stress của cuộc sống hằng ngày; Hai là ăn uống hợp lý, tăng cường các chất chống ôxy hóa để chống lại các gốc tự do; e là năng vận động để lưu thông khí huyết, chống lại quá trình ôxy hóa, cơ thể được rèn luyện đều đặn sẽ hoạt động hài hòa, cho ta cảm giác dễ chịu, vui tươi, phấn khởi, yêu đời. 3 yếu tố tạo nên mối liên quan thúc đẩy lẫn nhau: niềm vui và sự vận động giúp ăn ngon miệng và chính việc ăn uống điều độ đủ chất lại tạo cho người cao tuổi niềm vui và sự hăng hái vận động tăng cường tuổi thọ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2