intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh của GMB Akash: Ở nơi không có mượt mà

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

44
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

GMB Akash Trong bài “Tin-ảnh: Những người đoạt giải UNICEF 2010” có một bức ảnh của GMB Akash chụp một cô gái điếm trẻ, đoạt giải nhì của cuộc thi này. Xin nói thêm một chút về GMB Akash (các thông tin sau là tổng hợp từ internet): .. Akash bắt đầu say mê chụp ảnh từ năm 1996. Anh đã nhận được 40 giải thưởng quốc tế và tác phẩm của anh có mặt trên hơn 50 tạp chí lớn của thế giới mà ai cũng mơ ước len chân vào. Năm 2002, Akash trở thành người Bangladesh đầu tiên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh của GMB Akash: Ở nơi không có mượt mà

  1. Ảnh của GMB Akash: Ở nơi không có mượt mà GMB Akash Trong bài “Tin-ảnh: Những người đoạt giải UNICEF 2010” có một bức ảnh của GMB Akash chụp một cô gái điếm trẻ, đoạt giải nhì của cuộc thi này. Xin nói thêm một chút về GMB Akash (các thông tin sau là tổng hợp từ internet):
  2. . Akash bắt đầu say mê chụp ảnh từ năm 1996. Anh đã nhận được 40 giải thưởng quốc tế và tác phẩm của anh có mặt trên hơn 50 tạp chí lớn của thế giới mà ai cũng mơ ước len chân vào. Năm 2002, Akash trở thành người Bangladesh đầu tiên được chọn tham gia World Press Photo Joop Swart Masterclass ở Netherlands. Năm 2004, anh nhận giải thưởng Young Reporters Award tại Scope Photo Festival Paris – một lần nữa lại là người Bangladesh đầu tiên nhận giải thưởng danh giá này.
  3. Năm 2007, Akash lại là người Bangladesh đầu tiên được Photo District News Magazine, USA chọn là một trong 30 Emerging Photographers (PDN 30 – nhiếp ảnh gia đang lên). Năm 2009, Akash đoạt giải thưởng quốc tế Travel photographer of the year trong cuộc thi của nhiếp ảnh gia du ký (TPOY 2009) – giải thưởng danh giá nhất cho thể loại nhiếp ảnh du ký. Dĩ nhiên trước anh, chưa có người Bangladesh nào được giải này cả. Ảnh của anh thường tập trung vào những con người sống bên rìa xã hội. “Tôi tin nhiếp ảnh có thể mang lại cho người ta rất nhiều thay đổi. Tôi thấy mình may mắn được là một nhiếp ảnh gia, để có thể nói lên trải nghiệm của những thứ vô thanh, để làm nổi bật bản sắc của những câu chuyện ấy, và cho cuộc đời của chính tôi thêm mục đích và ý nghĩa.” Nghe đồn anh đang bị chính quyền Bangladesh ghét và đang tìm cách tị nạn ở Đức. Mời các bạn xem chùm ảnh về khai thác lao động trẻ con tại Bangladesh của GMB Akash.
  4. Sử dụng lao động trẻ con không phải là một vấn nạn mới mẻ gì ở Bangladesh, khi mà bọn trẻ nước này thuộc nhóm dễ bị lạm dụng, bạo hành, bỏ đói, bóc lột… nhất.
  5. Mặc dù đề tài bóc lột trẻ con đã được thảo luận nhiều, nhưng xem ra chẳng có tiến triển gì đáng kể.
  6. 17.5% trẻ em từ 5 – 15 tuổi phải tham gia các hoạt động kinh tế.
  7. Các bé ở một xưởng làm gạch đầy bụi. Nhiều em phải làm việc trong những công xưởng độc hại, không có bảo hộ lao động Phạm lỗi ở một xưởng may gia công. Các ông chủ thích dùng nhân công trẻ con vì có thể trả lương ít hơn, lại đỡ gặp vấn nạn “công đoàn” với biểu tình ngay cả khi đánh đập.
  8. Mỗi đứa trẻ đi làm thường kiếm được từ 400 – 700 taka/ tháng (1USD = 70 taka), trong khi người lớn có thể kiếm tới 5.000 taka.
  9. Một em trai 13 tuổi ở một xưởng làm nồi, không có bảo hộ lao động.
  10. Một bé gái bán hoa dạo trên đường phố Ở xưởng làm nồi
  11. Một bé gái đi làm ở công trường xây dựng
  12. Trẻ em làm việc trong xưởng dệt
  13. Là công nhân từ khi 11 tuổi
  14. Ở Bangladesh, trẻ nhà nghèo thường phải bỏ học để đi làm phụ bố mẹ
  15. Nam công nhân 13 tuổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2