intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA AEC VÀ TPP TỚI VỊ THẾ KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác. Nếu quan niệm nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất cùng nằm trong một hệ trục tọa độ thì tác động của AEC và TPP là làm thay đổi tọa độ kinh tế Việt Nam trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Từ khóa: AEC, TPP, tọa độ kinh tế, Việt Nam. 1. Giới thiệu TPP được các thành viên ký kết ngày 05/10/2015 và AEC có hiệu lực từ ngày 31/12/2015. Đây là khuôn khổ thể chế khu vực có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước thành viên trong đó có Việt Nam thông qua việc khai thác động lực di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, yếu tố theo quy luật lợi thế theo quy mô, cạnh tranh để vừa thu lợi nhuận siêu ngạch và thu lợi nhuận bình quân1. AEC là một lực lượng kinh tế làm tăng sức hút đối với nền kinh tế Việt Nam trong khu vực để không bị rơi vào quỹ đạo của các nền kinh tế lớn khác trong khu vực. TPP tạo khả năng kết nối sâu sắc nền kinh tế Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương càng góp phần tăng sự kết nối Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược khác đặc biệt là các đối tác có tiềm lực kinh tế - tài chính - công nghệ hàng đầu thế giới. 1 Theo quan điểm của C.Mác, cạnh tranh giữa các nhà tư bản gồm có cạnh tranh nội bộ ngành để thu lợi nhuận siêu ngạch còn cạnh tranh giữa các ngành để thu lợi nhuận bình quân (Kinh tế- chinh trị Mác-Lênin, Phần tư bản chủ nghĩa) 313
  2. AEC có diện tích là 4,4 triệu km2, dân số 625 triệu người và GDP 2,4 nghìn tỷ USD (năm 2014) còn 12 nước thành viên TPP có diện tích 32,5 triệu km2, dân số 780 triệu người và GDP là 27,6 nghìn tỷ USD (năm 2012). Có thể nói AEC và TPP là hai thể chế có khả năng hỗ trợ trực tiếp tăng trưởng Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn. AEC là một đối tác khu vực có nhiều lợi ích tương đồng với Việt Nam. Còn TPP là một đối tác xuyên quốc gia tạo nền tảng để Việt Nam hội nhập với quy mô lớn nhất - hội nhập sâu sắc trên quy mô toàn cầu so với các thỏa thuận hay hiệp định khác mà Việt Nam đã tham gia. Cho đến nay, có nhiều nghiên cứu về tác động của AEC và TPP đến nền kinh tế Việt Nam. Các nghiên cứu được thực hiện có tính độc lập đặc biệt là nghiên cứu của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Dự án hỗ trợ đầu tư đa biên (MUTRAP), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về đánh giá tác động của hội nhập AEC và TPP đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các nghiên cứu liên quan đến từng khía cạnh cụ thể như tác động đến tăng trưởng, xuất khẩu, nhập khẩu, di chuyển lao động. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu kết hợp cả hai loại tác động này đến nền kinh tế Viêt Nam như là những tác nhân tác động đến việc định vị hay tọa độ kinh tế Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, có thể đưa ra các đề xuất về chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam thông qua khai thác các tác động của hai loại liên kết này. Bài viết này phân tích tác động của AEC và TPP đến trạng thái hay tọa độ kinh tế của Việt Nam dựa trên các khía cạnh về đầu tư và thương mại. Lý thuyết sử dụng là lợi thế so sánh với trường hợp hai quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo lý thuyết này, thương mại càng tự do hóa càng tăng lợi ích cho cả hai quốc gia và toàn thế giới trong đó các cam kết quốc tế của các hiệp định thương mại tự do là những ràng buộc các bên tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc của thương mại tự do này. Nguồn dữ liệu sử dụng trong bài thu thập từ Ban thư ký ASEAN, Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các bài nghiên cứu chuyên sâu khác. 2. Mô hình lợi thế so sánh với trường hợp cơ bản 2 quốc gia và biểu hiện quan hệ biện chứng Mô hình này do D. Ricardo đưa ra vào năm 1817. Tư tưởng lợi thế so sánh chỉ ra cho dù quốc gia ở trình độ phát triển nào cao, thấp hay trung bình đều có thể tham gia vào thương mại quốc tế và hưởng lợi. Mô hình này khi được mô phỏng cho thấy các quốc gia tham gia thương mại đặc biệt thương mại từ góc độ 314
  3. đối tác chiến lược thế hệ mới2 có thể vừa có tác động bổ sung và thay thế nhau. Tính chất bổ sung mặc dù không triệt để hoàn toàn có thể làm tăng khối lượng sản phẩm được sản xuất ra của cả hai quốc gia. Tính chất thay thế thể hiện ở khả năng cạnh tranh để loại các hàng hóa hoặc dịch vụ trong nước bằng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu ít nhất bằng chất lượng cao hơn và giá cả hạ hơn. Đồng thời, khi cả hai quốc gia cùng tham gia vào hiệp định thương mại tự do, nhu cầu hay tổng cầu về hàng xuất - nhập khẩu và đầu tư tăng lên đáng kể. Đây là nền tảng để tăng tổng cầu, do đó, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, đổi mới công nghệ và gia tăng đầu tư. (Bảng 1) Bảng 1. Sự bổ sung kinh tế giữa các nền kinh tế từ góc độ thương mại Cung- cầu từ thương mại tự do Giải thích Từ đồ thị có thể thấy cả AEC và TPP đều làm tăng tổng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường Việt Nam làm dịch chuyển đường tổng cung này Chile V sang phải (đường song song với N2 trục tung). Đồng thời, tổng cầu của Viêt Nam (VN1, VN2) về p2 hàng hóa, dịch vụ của các đối tác AEC và TPP cũng tăng lên thể hiện ở đường VN1 dịch chuyển đến VN2. Điều này cho thấy có sự bổ sung kinh tế giữa các nền kinh tế khi có sự tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Nếu xem xét tổng Đài Loan thể, trạng thái cân bằng cung - cầu trên thị trường Việt Nam và vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi. Các hàng hóa chất lượng cao và giá cả cao từ các nướcTPP có thể làm tăng giá cả trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình này chưa chỉ ra được tính thay thế nhau của các hàng hóa, dịch vụ hay các nền kinh tế. Nguồn: Tác giả mô phỏng từ lý thuyết lợi thế so sánh 2 Hiệp định thương mại thế hệ mới đưa ra những cam kết trên nền tảng của các cam kết trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các cam kết đã đạt được trước đây. 315
  4. Các quan hệ biện chứng giữa hai quốc gia về thương mại trong điều kiện tự do hóa hay không có rào cản thể hiện: - Các nền kinh tế bổ sung nhau trên nguyên tắc quốc gia này nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia kia và ngược lại. Đồng thời, các nền kinh tế di chuyển đầu tư, lao động, vốn, công nghệ lẫn nhau. Các nguồn lực và hàng hóa, dịch vụ này bổ sung cho nhau. Đây là yếu tố làm tăng động lực để khai thác lợi thế theo quy mô. - Các nền kinh tế có sự thay thế nhau về hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất. Điều này thể hiện ở sự cạnh tranh nhau và đặt ra áp lực để tồn tại, các chủ thể tham gia mà trực tiếp là các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, sáng tạo, tạo ra sự khác biệt hoặc đa dạng hóa. - Các chính sách giữa các quốc gia được phối hợp điều chỉnh vận hành, điều tiết và hoàn thiện để đạt mục tiêu thúc đẩy các quan hệ bổ sung và thay thế lẫn nhau lớn nhất. Các chính sách càng được điều chỉnh theo hướng tự do hóa, càng thúc đẩy mức độ tương tác giữa các quốc gia. - Các quan hệ giữa các quốc gia trong hiệp định thương mại có thể bảo vệ lợi ích của nhau thông qua việc hình thành các quan hệ ràng buộc hoặc cam kết với các nước ngoài thành viên khác với các nước không phải thành viên. 3. Mối quan hệ biện chứng giữa AEC và TPP AEC là một thể chế khu vực với các nước thành viên là Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam3. Khi Trung Quốc có những hành động nhằm độc chiếm biển Đông, vai trò của ASEAN càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam do đó ASEAN với ba trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa - xã hội là chố dựa khá toàn diện đối với Việt Nam mặc dù các mối liên kết chưa thật chặt chẽ. AEC là cộng đồng mang tính nền tảng giữa các nước thành viên gồm có việc thành lập một mạng sản xuất duy nhất, một thị trường hàng hóa, dịch vụ thống nhất, vốn, sức lao động có trình độ cao, đầu tư cũng được di chuyển tự do, phát triển kinh tế đồng đều và hội nhập kinh tế thế giới. Các nước thành viên AEC có trình độ chênh lệch khá cao đặc biệt về thu nhập (thu nhập bình quân đầu người của Singapore - nước có thu nhập cao nhất (55.000 USD/ người) cao hơn khoảng 60 lần nước có thu nhập bình quân đàu người thấp nhất là Myanmar (700 USD). Năng lực cạnh tranh của Singapore trong nhiều năm đúng ở nhóm 3 quốc gia có năng lực cạnh tranh cao nhất thế 3 Có thể tham khảo thêm các thông tin chi tiết về AEC trong Cổng thông tin A SEAN (www. asean. org) 316
  5. giới. Singapore là một trong 8 trung tâm tài chính toàn cầu và là một trong 3 nhà đầu tư trực tiếp lớn nhất Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao là bất động sản và công nghiệp công nghệ cao. Các nền kinh tế AEC có tính tương đồng nhau khá lớn đặc biệt là hàng nông sản, hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may và cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, các nền kinh tế ASEAN cũng có những hạn chế nhất định đặc biệt là khả năng đổi mới, sáng tạo4 hạn chế, năng suất lao động còn thấp và thiếu những mặt hàng có thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới. Các cam kết trong AEC không quá chặt chẽ và yêu cầu cao như các hiệp định khác. Các quy định trong AEC không cao đặc biệt là quy định về hàm lượng xuất xử của các nước ASEAN chỉ cần ít nhất 40%. Các hàng rào thươg mại của ASEAN không cao nhưng các cam kết khác. Đồng thời, chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam thúc đẩy Việt Nam chủ động, tích cực mở rộng quan hệ với các nước ngoài khu vực trong đó có quan hệ với các nước trong TPP. Hiệp định TPP gồm 12 quốc gia thành viên trong đó có các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa, Singapore, Malaixia, Việt Nam, Mexico, Chile, Peru, Bruney, Australia và New Zeland. Các nền kinh tế này có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 10 lần ASEAN, có nhiều quốc gia có vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, GDP chiếm khoảng 40% GDP toàn cầu và chiếm 60% sản lượng toàn thế giới. Trong các quốc gia thành viên của TPP, Hoa Kỳ là đối tác thương mại có tiềm lực lớn của Việt Nam. Đồng thời, Nhật Bản là một trong những đối tác đầu tư lớn vào Việt Nam, Hoa Kỳ có các dự án đầu tư công nghệ cao ở Việt Nam như đầu tư của tập đoàn Intel… Tuy nhiên, TPP quy định hàm lượng xuất xứ của các thành viên phải ít nhất 80% buộc các doanh nghiệp thuộc các quốc gia phải điều chỉnh nhanh chóng và kịp thời cơ cấu đầu tư, sản xuất và cơ cấu mặt hàng, dịch vụ . Các cam kết quốc tế trong TPP đều đặt ra ở mức cao hơn so với cam kết trong các hiệp định thương mại thông thường như cắt giảm thuế đối với khoảng 99% mặt hàng ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động đều cao hơn so với các cam kết trong các hiệp định thông thường đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản về thể chế để thực hiện. Các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật của các nước thành viên TPP đều tạo áp lực lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc đổi mới công nghệ để hướng tới công nghệ cao. Chẳng hạn, để xuất khẩu quả vải của Việt Nam sang Hoa Kỳ, cần thực hiện việc chiếu xạ và thông qua chiếu xạ, quả vải của Việt Nam có giá cả tăng lên từ 4 Cũng có ý kiến cho rằng, các nước AEC có nền văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lâu đời và đặc sắc, trong cuộc sống, công việc và nhiều lĩnh vực khác họ đều đặt lòng tin vào các lực lượng siêu nhiên. Chính tập quán này làm giảm, thậm chí kìm hãm sự sáng tạo của các quốc gia ASEAN. Điều này vô tình làm tăng mức độ kìm hãm sự đổi mới và sáng tạo, trong đó có các sáng tạo mang tính đột phá. 317
  6. 800USD/tấn lên 2.000USD/tấn. Việc đánh bắt cá hồi của Việt Nam nếu sử dụng công nghệ của Nhật Bản sã làm tăng đáng kể giá cá hồi xuất khẩu… Nhiều loại hàng hóa của các đối tác TPP xuất hiện trên thị trường Việt Nam như táo (New Zeland, thịt bò (Nhật Bản, Úc), nho (Mỹ)… AEC và TPP là những thể chế đặc biệt quan trọng trong hệ thống các hiệp định thương mại tự do trong điều kiện hiện đại đặc biệt là với sự xuất hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và triển vọng xuất hiện các Hiệp định khu vực khác như Hiệp định Thương mại tự do Bắc Á gồm có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc tham gia có hiệu quả vào AEC và TPP sẽ là chỗ dựa vững chắc để mở rộng quan hệ với các khu vực hay hiệp định thương mại tự do khác. (Hình 1) Hình 1. Các hiệp định thương mại khu vực RCEP ASEAN Chile Cambodia Myanmar ? Trung Quốc Hồng Công Đài Loan Papua New Guinea Nguồn: Tổng hợp từ Tổ chức Thương mại Thế giới Xét riêng, mối quan hệ biện chứng giữa AEC và TPP đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam có thể xem xét ở các khía cạnh: - AEC bổ sung cho nền kinh tế Việt Nam những đoạn thị trường cấp độ thấp như là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ chất lượng vừa phải của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN khoảng 25-27 tỷ USD/năm chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các quy định về 318
  7. hàm lượng xuất xứ ASEAN không cao cho nên tăng khả năng tiếp cận của hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, đây là thị trường cung cấp các nguồn nguyên liệu đầu vào cho Việt Nam như nông lâm, thủy hải sản. Bên cạnh đó, các nước ASEAN còn là nơi để lao động Việt Nam di chuyển tìm việc làm và Việt Nam cũng là thị trường thu hút lao động từ các nước ASEAN. Ngoài ra, ASEAN là đối tác rèn luyện cho Việt Nam khả năng cạnh tranh để cải tiến mặt hàng có tính tương tự nhau như hàng nông sản (gạo, cao su, cà phê…), hàng dệt may hay các hàng hóa lắp ráp khác. ASEAN còn góp phần tăng tính kết nối về hệ thống giao thông với Việt Nam về đường bộ, đường thủy, đường hàng không cũng như hệ thống dịch vụ logistics. - TPP bổ sung cho Việt Nam nguồn lực chất lượng cao như công nghệ cao, kiến thức quản lý tiên tiến, thị trường tiêu thụ hàng hóa với chất lượng cao. Quy định về hàm lượng xuất xứ chặt chẽ để được hưởng lợi từ các quy định miễn thuế đòi hỏi phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Đồng thời, các thành viên TPP là nơi tiêu thụ một số lượng hàng hóa khoảng 50-55 tỷ USD/năm chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam do đó, khả năng mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này còn rất lớn nhờ thị trường có dung lượng lớn, nhu cầu của thị trường cao, khả năng thanh toán lớn. Các loại hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao được các thị trường này đặt ra đối với Việt Nam buộc các doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng, hình thành chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng giữa các nước thành viên. Lao động Việt Nam có thể được xuất khẩu sang các nước TPP để vừa có việc làm, thu nhập và rèn luyện được tác phong công nghiệp. Vì cam kết sâu về hàm lượng xuất xứ, cho nên các quốc gia thành viên phải đầu tư lớn vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi theo chuỗi giá trị. - Nếu kết hợp các quan hệ biện chứng của AEC và TPP trong tác động đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy tọa độ kinh tế5 Việt Nam có sự thay đổi cơ bản nhờ các khía cạnh được chi phối bởi AEC và TPP. Các khía cạnh có thể xem xét là xuất khẩu, nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu lao động, nhập khẩu lao động, tăng trưởng GDP. Nếu khai thác triệt để các tác động biện chứng này, tọa độ kinh tế Việt Nam sẽ có sự thay đổi đáng kể cả về mặt lượng và mặt chất. Về mặt lượng, số lượng và giá trị của các chỉ số kinh tế trên đều có sự thay đổi. Về mặt chất lượng, các giao dịch kinh tế đều hướng vào 5 Khái niệm này được tác giả sử dụng dựa trên khái niệm toán học về hệ trục tọa độ vuông góc A (x,y,…). Nếu các tọa độ khác nhau, trạng thái của sự vật hiện tượng trong bản đồ hay trong không gian vận hành sẽ khác nhau. Các hiệp định thương mại tự do làm thay đổi các khía cạnh kinh tế thành phần, tạo không gian vận hành kinh tế rộng lớn và do đó, làm thay đổi tọa độ kinh tế tổng thể của nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên. 319
  8. sự cạnh tranh ở thị trường ngày càng cao cho nên đòi hỏi hiệu quả phải được cải thiện liên tục. (Hình 2) Theo Hình 2, giả sử chỉ xét hai khía cạnh là đầu tư và thương mại của Việt Nam trong quan hệ với các thành viên của AEC và TPP. Đơn vị tính là tỷ USD và đầu tư là tất cả các khoản đầu tư cả dòng vào và dòng ra giữa Việt Nam với các thành viên khác trong AEC và TPP còn thường mịa là tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ có thể trong một năm hoặc một giai đoạn nhất định. Thời điểm chưa có AEC và TPP nền kinh tế Việt Nam nằm ở gốc tọa độ. Khi có sự ra đời của AEC, giả sử giá trị tăng lên của xuất nhập khẩu (thương mại) của Việt Nam với các nước thành viên trong AEC đo bằng đoạn c và đầu tư là đoạn a. Tọa độ kinh tế của Việt Nam trong quan hệ với AEC là vị trí VN1 (a,c). Khi TPP có hiệu lực, tương tự, mức tăng của thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các thành viên TPP là d và b, tọa độ kinh tế mới của Việt Nam tính gộp cả AEC và TPP và VN2 (a+b, c+d). Như vậy, tọa độ kinh tế Việt Nam có sự thay đổi từ VN1 lên VN2. Điều này cho thấy tác dụng của việc tham gia AEC và TPP được mô phỏng trực quan. Phương pháp tọa độ này có thể áp dụng đối với các quốc gia thành viên và có thể tính toán cả số tuyệt đối hoặc tương đối. Nếu so sánh các giai đoạn bằng mô phỏng đồ thị có thể thấy rõ hơn khoảng cách của các tọa độ này thể hiện trạng thái của nền kinh tế. Hình 2. Mô phỏng tọa độ kinh tế Việt Nam trong quan hệ với AEC và TPP Đầu tư VN2 b VN1 TPP a AEC Thương mại 0 c d Nguồn: Tác giả 4. Kết luận và đề xuất Từ các phân tích trên đây có thể thấy, AEC và TPP có mối quan hệ biện chứng nghĩa là mối quan hệ qua lại, hai chiều, tương tác lẫn nhau với nền kinh tế Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia AEC là những yếu tố đặc biệt quan trọng để làm thay đổi trạng thái hay tọa độ kinh tế Việt Nam do làm thay đổi các tham số kinh tế vĩ mô và có thể mô phỏng trên hệ tọa độ để nhận dạng rõ hơn vị trí và 320
  9. trạng thái. Điều này tạo cơ sở để nhận dạng trực quan sự thay đổi của tọa độ kinh tế mà theo đó, có thể có cơ sở để điều chỉnh chiến lược, chính sách hoặc phương pháp thực hiện cũng như cả bộ máy vận hành. AEC và TPP là những thể chế có tác động sâu rộng đến nền kinh tế Việt Nam, góp phần làm tăng khối lượng và cường độ các quan hệ mang tính biện chứng về kinh tế, có thể làm gia tăng các giá trị của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng, đa dạng hóa các hình thức quan hệ và tương tác với nền tảng là các giao dịch thương mại, đầu tư, dịch vụ và các loại giao dịch khác mang tính toàn diện. Vì thế, cả Chính phủ, doanh nghiệp và các chủ thể có liên quan cần coi trọng thúc đẩy sự tương tác này để hình thành những tọa độ kinh tế tối ưu đối với nền kinh tế Việt Nam, khai thác triệt để các nguồn lực theo phương thức tối ưu để có thể dịch chuyển tọa độ kinh tế theo định hướng phù hợp. Việt Nam đang chủ động, tích cực tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới khác cho nên đây là động lực làm thay đổi tọa độ kinh tế Việt Nam. Phương pháp phân tích biện chứng quan hệ giữa AEC và TPP để xác định tọa độ kinh tế Việt Nam có thể áp dụng và tạo khả năng đối chiếu, so sánh giữa các vị trí tọa độ một cách khách quan và chính xác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các chỉ tiêu cơ bản của các nước ASEAN (www.asean. org). 2. Các hiệp định quốc tế của các nước ASEAN và các hiệp định quốc tế giữa ASEAN với các nước đối tác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, NewZeland, Trung Quốc và các nước đối thoại khác. 3. Đại học Kinh tế Quốc dân (1985), Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Phần tư bản chủ nghĩa, Xưởng in Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), (www.moit.gov.vn). 5. P. Krugman (1996), Kinh tế học quốc tế, Bản dịch của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Phần về các lý thuyết thương mại quốc tế. 6. JICA (2015), The impacts of the TPP and AEC on the Vietnamese economy (http://www.google.com.ph/url?url=http://www.jica.go.jp/vietnam/engli sh/office/topics/c8h0vm0000). 321
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2