intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khám phá ra mức độ tác động của các thuộc tính CNTT&TT đến ba giai đoạn của chuyến đi và mức độ ảnh hưởng của 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH THÔNG MINH CỦA DU KHÁCH Trần Thị Huyền Trang1 Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của 5 thuộc tính của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) gồm có: tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, cá nhân hóa, độ bảo mật đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách thông qua ba giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi tại điểm đến Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khám phá ra mức độ tác động của các thuộc tính CNTT&TT đến ba giai đoạn của chuyến đi và mức độ ảnh hưởng của 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách. Nghiên cứu đã có những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn nhằm góp phần làm phong phú thêm nghiên cứu thuộc lĩnh vực này tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước và các ban Quản lý điểm đến có những chính sách phù hợp để phát triển CNTT&TT tại điểm đến nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách du lịch. Từ khóa: Công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch thông minh, trải nghiệm du lịch thông minh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Về mặt lý luận Trong những thập kỷ qua, CNTT&TT đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là làm biến đổi ngành du lịch trên toàn thế giới (Buhalis, 2003). Khái niệm điểm đến du lịch thông minh là một khái niệm mới nổi trong bối cảnh phát triển và ứng dụng CNTT&TT ngày càng gia tăng ở các điểm đến du lịch, khái niệm này đang dần tạo ra một cách tiếp cận mới về quản lý điểm đến. Du lịch thông minh được xây dựng trên nền tảng CNTT&TT, 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả liên hệ: Email: tranhuyentrang.neu@gmail.com
  2. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 19 trong đó hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp thời giữa các bên là cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp du lịch, du khách và cộng đồng nhằm tạo ra những giá trị, lợi ích và dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Neuhofer, Buhalis và Ladkin (2012) cho rằng sự tiến bộ của CNTT&TT đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành du lịch và làm thay đổi vai trò, cấu trúc, quy trình và cách thức du lịch truyền thống để từ đó hình thành trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách. Vì vậy, CNTT&TT thực sự đã làm thay đổi mạnh mẽ trải nghiệm của khách du lịch và nâng cao trải nghiệm của du khách trong toàn bộ quá trình đi du lịch, hay trải nghiệm du lịch thông thường đã được nâng tầm lên thành trải nghiệm du lịch thông minh nhờ có sự áp dụng CNTT&TT. 1.2. Về mặt thực tiễn Sự phát triển của CNTT&TT tại các điểm đến du lịch cũng đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch. Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội và các ứng dụng trên điện thoại di động có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn điểm đến, cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, các điểm tham quan của khách du lịch. Không nằm ngoài xu thế này, du lịch Việt Nam đang tiếp cận nhanh chóng với du lịch thông minh để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của khách du lịch vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở Việt Nam, dẫn đến việc các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc xác định được thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin tại điểm đến liệu có đáp ứng được những nhu cầu của khách du lịch, từ đó xác định xem các điểm đến nên đầu tư vào khía cạnh nào của CNTT&TT để tối ưu hóa các trải nghiệm du lịch thông minh của du khách (Nguyễn Thị Minh Nghĩa và Nguyễn Thị Thuý Vân, 2019). Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào làm rõ mức độ ảnh hưởng của các thuộc tính CNTT&TT (tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, tính cá nhân hóa, độ bảo mật) đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách trong 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam cũng
  3. 20 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... như mức độ ảnh hưởng của cả 3 giai đoạn: trước, trong, và sau chuyến đi đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách, trên cơ sở đó giúp các doanh nghiệp và các điểm đến du lịch có những chính sách tối ưu để cải thiện hệ thống CNTT&TT tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách đồng thời nâng cao sức hút của các điểm đến du lịch cũng như góp phần phát triển ngành du lịch của Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu 2.1.1. Du lịch thông minh  Du lịch thông minh được hiểu là du lịch sạch, xanh, văn minh và cung cấp dịch vụ chất lượng cao trong tất cả các cấp bậc của chuỗi dịch vụ (UNWTO, 2009). Zhu, Zhang và Li (2014) khẳng định du lịch thông minh là nền tảng cho việc tối ưu hóa tài nguyên và tạo ra giá trị giữa du khách và nhà cung cấp. Gretzel và các cộng sự (2015) cũng cho rằng du lịch thông minh là một xu thế mới trong ngành du lịch với ba yếu tố và lớp tạo thành: điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh và trải nghiệm du lịch thông minh, và chúng được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. 2.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông Tinio và cộng sự (2003) cho rằng CNTT&TT là tập hợp đa dạng các công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng để giao tiếp, tạo lập, phổ biến, lưu trữ và quản lý thông tin. Buhalis (2003) đã khẳng định CNTT&TT là tập hợp toàn bộ các thiết bị điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt động và chiến lược của tổ chức bằng cách cho phép quản lý thông tin, các chức năng và quá trình cũng như giao tiếp tương tác với các bên liên quan. Nghiên cứu của Buhalis và Amaranggana (2015) đã đề xuất các yếu tố CNTT&TT đo lường trải nghiệm du lịch thông minh là: (1) khả năng truy cập kết nối băng thông rộng thích hợp; (2) tính xác thực thông tin từ điểm đến (văn hoá, đồ ăn, lối sống…); (3) an ninh mạng/ bảo mật dữ liệu.
  4. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 21 Trong khi đó, Chen-Kuo Pai và các cộng sự (2020) đã đề xuất 5 yếu tố CNTT&TT để đo lường trải nghiệm du lịch thông minh là: (1) tính thông tin; (2) khả năng tiếp cận; (3) tính tương tác; (4) cá nhân hoá; (5) khả năng bảo mật. Cụ thể, tính thông tin thể hiện sự kết hợp giữa chất lượng thông tin, độ tin cậy và độ chính xác của thông tin nhận được từ các công nghệ thông minh tại các điểm du lịch (Huang và các cộng sự, 2017). Tính thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới công nghệ thông minh tại điểm đến và có khả năng tác động trực tiếp đến thái độ của khách du lịch đối với công nghệ thông minh điểm đến. Khả năng tiếp cận đề cập đến việc dễ dàng truy cập và sử dụng hệ thống công nghệ thông minh tại điểm đến. Mỗi cá nhân có thể khám phá nhiều thông tin về điểm đến hơn khi công nghệ thông minh tại điểm đến đó có khả năng truy cập cao (Chen-Kuo Pai và cộng sự, 2020). Nó cũng thể hiện mức độ mà mỗi khách du lịch có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các thông tin được cung cấp tại điểm đến thông qua các loại công nghệ thông minh tại điểm đến khác nhau dưới sự hỗ trợ của CNTT&TT (Huang và cộng sự, 2017). Khả năng tương tác lại được nhận định như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy việc phản hồi về điểm đến theo thời gian thực và việc chủ động giao tiếp khi sử dụng công nghệ thông minh (Huang và cộng sự, 2017). Còn tính cá nhân hóa lại liên quan đến khả năng mà một khách du lịch có thể nhận được những thông tin cụ thể để phù hợp với nhu cầu lên kế hoạch cho chuyến đi cá nhân của họ bằng việc sử dụng các loại công nghệ thông minh tại điểm đến khác nhau (Jeong và cộng sự, 2019; No và cộng sự, 2015). Yếu tố cuối cùng được đưa ra để đo lường CNTT&TT là tính bảo mật. Nó được hiểu là sự an toàn của các thông tin cá nhân của người sử dụng trong quá trình truy cập vào các loại công nghệ thông minh ở các điểm đến khác nhau (Huang và cộng sự, 2017). Du khách có xu hướng sử dụng các tiện ích thông minh tại điểm đến nhiều hơn khi họ cảm thấy thông tin cá nhân của mình được bảo mật một cách an toàn. Đây cũng chính là thang đo mà tác giả kế thừa và áp dụng vào việc nghiên cứu tác động của CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách tại điểm đến Việt Nam.
  5. 22 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... 2.1.3. Trải nghiệm du lịch thông minh Trải nghiệm du lịch thông minh là phần cốt lõi mà mọi tác nhân trong ngành du lịch đều hướng tới vì sự tác động trực tiếp của nó tới sự hài lòng của du khách và ý định quay trở lại điểm đến. Giá trị của trải nghiệm trong du lịch không chỉ được tạo nên bởi người cung cấp dịch vụ du lịch mà còn bị chi phối bởi bối cảnh xã hội và các bên liên quan. Xét trên thực tế trải nghiệm du lịch thông minh là trải nghiệm tại tất cả các điểm tiếp xúc trong quá trình tương tác (Mascarenhas và cộng sự, 2006). Bản chất của trải nghiệm du lịch là đa chiều, có nhiều sự tham gia của khách du lịch trong suốt chuyến đi (bao gồm cả trước, trong và sau chuyến đi), từ đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ trải nghiệm du lịch của du khách. Femenia-Serra và Neuhofer (2018) nhận định rằng trong bối cảnh hiện tại, hầu hết các cơ sở hạ tầng tại các điểm đến đều không đạt yêu cầu để giúp mang lại trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách. Trải nghiệm du lịch thông minh được đánh giá dựa trên 4 khía cạnh: (1) định hướng dữ liệu; (2) thời điểm thực; (3) nhận thức bối cảnh; và (4) đồng sáng tạo (Francisco và cộng sự, 2018). (1) Định hướng dữ liệu Dữ liệu lớn được coi như một yếu tố không thể thiếu của du lịch thông minh (Gretzel và cộng sự, 2015) và nó tạo thành nền tảng để xây dựng giá trị của trải nghiệm du lịch thông minh. Do đó, việc tạo dựng, lưu trữ, xử lý và sử dụng dữ liệu là những bước tiền đề vô cùng quan trọng để hình thành nên các trải nghiệm du lịch thông minh. (2) Thời điểm thực Ngoài việc dựa trên dữ liệu, trải nghiệm tại các điểm đến du lịch thông minh được xây dựng dựa trên thời gian thực và nền tảng CNTT&TT cho phép sự kết nối giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch và du khách, từ đó giúp cho các bên liên quan dễ dàng có được những mong muốn và nhu cầu của khách du lịch ngay lập tức mà không cần tốn thời gian chờ đợi (Wang và cộng sự, 2016). 
  6. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 23 (3) Nhận thức bối cảnh Lamfus và cộng sự (2015) cho rằng bối cảnh trong du lịch được quyết định bởi 2 yếu tố chính, đầu tiên là “đặc tính của cá nhân và chuyến du lịch” thừa hưởng tất cả các đặc điểm của một cá nhân như lối sống, phong cách, tính cách, giá trị, thái độ, động cơ, nhân khẩu học... Thứ hai, yếu tố môi trường sẽ liên quan đến các khía cạnh như địa điểm hoặc thời tiết nhưng cũng bao gồm yếu tố xã hội và các yếu tố nhận thức khác, hoặc những cảm xúc bị tác động bởi bối cảnh bên ngoài.  (4) Đồng sáng tạo Sự tương tác giữa các bên liên quan đóng vai trò cơ bản trong hệ thống điểm đến du lịch thông minh và được kết nối với nhau thông qua cơ sở hạ tầng của công nghệ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của công nghệ thông minh là không đủ để phát triển thêm về trải nghiệm du lịch thông minh. Mà những công nghệ này sẽ được dùng để thể hiện sự đồng sáng tạo một cách tích cực nhằm truyền tải giá trị đích thực tới các bên liên quan với điểm đến (Neuhofer và cộng sự, 2012).  2.1.4. Mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và truyền thông và trải nghiệm du lịch thông minh CNTT&TT là nhân tố then chốt giúp mang lại trải nghiệm du lịch thông minh cho khách du lịch. Công nghệ thông minh trong du lịch không chỉ có các thiết bị điện tử mà còn là các nền tảng xã hội, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR), thực tế hỗn hợp, công nghệ giao tiếp gần (NFC), và tần số vô tuyến nhận dạng (Radio-frequency Identification - RFID) có liên quan đến các hoạt động trong du lịch. Đặc biệt, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là những công nghệ thông minh mới được phát triển và trở nên phổ biến những năm gần đây trong bối cảnh ngành du lịch đang trở nên thông minh hơn (Chen-Kuo Pai và cộng sự., 2020). Các nghiên cứu về công nghệ thông minh có thể được chia ra làm 2 chủ đề: các kênh thông tin trực tuyến truyền thống và các công nghệ mới khác.
  7. 24 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... CNTT&TT chính là công cụ chính để nâng cao các trải nghiệm của du khách, cũng như tạo ra sự đồng sáng tạo giữa du khách và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó gia tăng thêm các giá trị trải nghiệm cho du khách (Neuhofer và cộng sự, 2012). Trải nghiệm du lịch được nâng cao bởi CNTT&TT thông qua trải nghiệm đồng sáng tạo giữa khách du lịch và công ty thông qua 3 giai đoạn của quá trình du lịch. Bài nghiên cứu của Shiwei Shen và các cộng sự (2020) cũng chỉ ra rằng CNTT&TT có ảnh hưởng đến 3 giai đoạn của chuyến đi. Trong đó, giai đoạn trong chuyến đi là giai đoạn có ảnh hưởng nhiều nhất đến những trải nghiệm của khách du lịch trong suốt chuyến đi (Shiwei Shen và cộng sự, 2020). Nhóm nghiên cứu của Neuhofer và cộng sự (2012) đã xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm khám phá lợi ích của công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách với mục đích tìm hiểu những cách thức mà CNTT&TT giúp nâng cao trải nghiệm cho du khách thông qua 3 giai đoạn: trước, trong và sau chuyến đi đồng thời hình thành nên một hiện tượng mới gọi là “sự hỗ trợ của công nghệ nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách”. Hai nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng CNTT&TT là công cụ chính giúp nâng cao các trải nghiệm của du khách, gia tăng sự đồng sáng tạo giữa du khách và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và từ đó gia tăng thêm các giá trị trải nghiệm cho du khách (Neuhofer và cộng sự, 2012).  2.2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu của Chen- Kuo Pai và cộng sự (2020); và Shiwei Shen và cộng sự (2020) cùng với bối cảnh của ngành du lịch Việt Nam, tác giả đã đề xuất mô hình lý thuyết dựa trên việc xác định sự ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách thông qua 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam.   
  8. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 25 Tính thông tin Sự vui vẻ của du khách H2 Tính truy cập Nhận thức về H1 Hài lòng về H4 Tính tương tác công nghệ du lịch trải nghiệm thông minh du lịch Cá nhân hóa H3 Ý định ghé thăm lại Độ bảo mật Hình 1. Mô hình giả thuyết về các thuộc tính của công nghệ tác động lên sự hài lòng về trải nghiệm du lịch, sự vui vẻ và ý định ghé thăm lại điểm đến của du khách (Nguồn: Chen-Kuo Pai và cộng sự, 2020) Các thuộc tính của CNTT&TT được đo lường dựa trên 5 yếu tố: tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, cá nhân hóa và độ bảo mật (Huang và cộng sự, 2017; Chen-Kuo Pai và cộng sự, 2020). Tính thông tin là một trong những đặc tính điển hình nhất vì nó chính là những công cụ giúp phân phối các thông tin, dữ liệu đến người dùng. Tính truy cập giúp gia tăng mức độ phổ biến của CNTT&TT thông qua việc ứng dụng các nền tảng CNTT trong quá trình đi du lịch. Tính tương tác cho phép cung cấp thông tin tới du khách, và đảm bảo du khách có thể chia sẻ các nội dung về chuyến đi cho những người khác trên các diễn đàn hay các trang mạng xã hội. Tính cá nhân hoá nhằm đảm bảo các thông tin nhận được phù hợp với mục đích và nhu cầu cá nhân. Độ bảo mật nhằm đảm bảo các thông tin không bị tiết lộ ra ngoài và mang lại cho du khách sự an tâm khi sử dụng CNTT để hỗ trợ cho chuyến đi của khách du lịch.  Từ tổng quan lý thuyết các công trình nghiên cứu trước cùng với việc xác định khoảng trống nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách.
  9. 26 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Hình 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất  (Nguồn: Tác giả đề xuất) Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết được phát triển như sau: Giả thuyết nghiên cứu 1 (H1): Tính thông tin thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trước chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 2 (H2): Tính thông tin thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trong chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 3 (H3): Tính thông tin thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn sau chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 4 (H4): Tính truy cập thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trước chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 5 (H5): Tính truy cập thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trong chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 6 (H6): Tính truy cập thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn sau chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu7 (H7): Tính tương tác thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trước chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 8 (H8): Tính tương tác thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trong chuyến đi.
  10. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 27 Giả thuyết nghiên cứu 9 (H9): Tính tương tác thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn sau chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 10 (H10): Tính cá nhân hóa thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trước chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 11 (H11): Tính cá nhân hóa thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trong chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 12 (H12): Tính cá nhân hóa thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn sau chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 13 (H13): Độ bảo mật thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trước chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 14 (H14): Độ bảo mật thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn trong chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 15 (H15): Độ bảo mật thông qua ICT có tác động tích cực đến giai đoạn sau chuyến đi. Giả thuyết nghiên cứu 16 (H16): Giai đoạn trước chuyến đi có tác động tích cực đến trải nghiệm du lịch thông minh. Giả thuyết nghiên cứu 17 (H17): Giai đoạn trong chuyến đi có tác động tích cực đến trải nghiệm du lịch thông minh. Giả thuyết nghiên cứu 18 (H18): Giai đoạn sau chuyến đi có tác động tích cực đến trải nghiệm du lịch thông minh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu  2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính  Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với mục đích hoàn thiện thang đo, xây dựng bảng hỏi điều tra khảo sát đồng thời tìm ra những quan điểm chuyên sâu dưới góc độ những nhà quản lý điểm đến trong bối cảnh CNTT&TT được áp dụng vào điểm đến du lịch để làm gia tăng trải nghiệm của du khách. Đối tượng phỏng vấn là 4 nhà quản lý của những điểm đến du lịch ở Việt Nam có áp dụng CNTT&TT vào điểm đến nhằm nâng cao các trải nghiệm du lịch thông minh cho khách du lịch. Kết quả phỏng vấn sâu giúp tác giả
  11. 28 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... có cái nhìn rõ ràng hơn về các thuộc tính của CNTT&TT cũng như hiệu quả của từng thuộc tính đối với trải nghiệm du lịch thông minh của du khách tại điểm đến qua 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi. Các đề xuất và đóng góp của các nhà quản lý cũng chính là nguồn tham khảo lớn cho tác giả trong việc xây dựng bảng hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu khảo sát nhằm mục đích kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết. Tác giả đã xây dựng bảng hỏi điều tra khảo sát và tiến hành thu thập dữ liệu thông qua hai hình thức: phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và thu thập dữ liệu thông qua điều tra online. Các công cụ định lượng được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm mục đích kiểm định các thang đo và sàng lọc các biến quan sát. Thông qua phân tích EFA, CFA và SEM để kiểm định mô hình và các giả thuyết đồng thời xem xét sự tác động của các yếu tố trong mô hình đến biến phụ thuộc. Dữ liệu nghiên cứu định lượng gồm 480 mẫu là các du khách trong độ tuổi 16 - 50 đã từng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong chuyến đi du lịch của mình, đối với cả hai hình thức mua tour hoặc đi du lịch tự túc.  3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có một sự thống nhất tương đối trong câu trả lời của 4 nhà quản lý điểm đến được phỏng vấn. Cụ thể, 4 trên 4 người được phỏng vấn đều đồng tình về việc cả 5 thuộc tính: tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, tính cá nhân hoá và độ
  12. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 29 bảo mật có ảnh hưởng đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách. Họ cho rằng tính thông tin ảnh hưởng đến giai đoạn trước chuyến đi nhiều nhất, tính truy cập ảnh hưởng lớn nhất đến giai đoạn trong chuyến đi, tính tương tác ảnh hưởng nhiều nhất đến giai đoạn trong chuyến đi, tính cá nhân hóa ảnh hưởng nhiều nhất đến giai đoạn sau chuyến đi, và độ bảo mật có sự tác động tương đồng nhau đối với cả 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi. Hơn nữa, các nhà quản lý điểm đến đều cho rằng giai đoạn trước chuyến đi sẽ có tác động lớn nhất đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách bởi vì nó chính là tiền đề để tạo nên các trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách trong giai đoạn trong và sau chuyến đi. 3.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Trong tổng số 480 mẫu nghiên cứu được đưa vào sử dụng, cơ cấu của mẫu được nhóm nghiên cứu phân tích như sau: Đối tượng khảo sát là nam giới chiếm 55% tổng số còn nữ giới chiếm tỷ lệ 45%. Độ tuổi từ 16 - 25 chiếm 67,3% gấp đôi so với độ tuổi từ 25 - 35 chỉ chiếm 30,2%, còn độ tuổi từ 35- 50 là ít quan tâm đến công nghệ trong du lịch nhất. Tỷ lệ người khảo sát học đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 91,5%, còn lại là tốt nghiệp THCS (0,4%), tốt nghiệp THPT (2,3%), tốt nghiệp đại học (3,8%) và sau đại học (2,1%). Mức thu nhập trên năm dưới 36 triệu đồng (62,3%) và từ 36 triệu đến 60 triệu đồng (31%) chiếm phần lớn tỷ lệ những người quan tâm đến công nghệ trong trải nghiệm du lịch thông minh. Số người quan tâm đến công nghệ trong du lịch chủ yếu đến từ khu vực thành thị (88,5%), còn khu vực nông thôn chỉ chiếm 11,5%. Tỷ lệ những người đi du lịch từ 1-2 lần trên một năm là 51,9%, từ 3-4 lần là 27,7%, còn trên 4 lần là 20,4%. Việc người tiêu dùng sử dụng thiết bị công nghệ để mua tour chiếm 67,3% và để tự lên kế hoạch cho chuyến đi - du lịch tự túc là 32,7%. Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng CNTT&TT ở mức tương đối thành thạo (42,9%) và rất thành thạo (35%), còn số ít biết sử dụng CNTT&TT một cách cơ bản (22,1%). 
  13. 30 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha: Bảng 1. Tổng hợp về các thang đo và nguồn dữ liệu của các biến quan sát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Biến Thang đo Nguồn - (THT1) CNTT&TT cung cấp thông tin một Huang và cộng cách đầy đủ và chi tiết sự (2017); - (THT2) Các thông tin du khách nhận được Chen-Kuo Pai và thông qua CNTT&TT là chính xác so với thực tế. cộng sự, (2020). - (THT3) Các thông tin được cập nhật theo Tính thông tin (THT) thời gian thực. - (THT4) Các thông tin bao gồm các đánh giá khách quan của những du khách khác. - (THT5) Các thông tin được cung cấp qua CNTT&TT rất đa dạng (VD: ẩm thực, phương tiện giao thông, khách sạn…) - (TC1) Có thể sử dụng CNTT&TT mọi lúc Chen-Kuo Pai mọi nơi. và cộng sự, - (TC2) Có thể dễ dàng tìm thấy CNTT&TT. (2020). - (TC3) Có thể dễ dàng sử dụng CNTT&TT. Tính truy cập (TC) - (TC4) Có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mà không cần trải qua một quá trình đăng nhập phức tạp trên các trang thông tin du lịch. - (TC5) Có thể dễ dàng truy cập vào các hình thức công nghệ khác nhau của các trang web có liên quan khác. - (TUT1) Có thể tìm thấy rất nhiều câu hỏi và Chen-Kuo Pai câu trả lời từ các khách du lịch khác trên nền và cộng sự, tảng CNTT&TT. (2020). Tính tương tác - (TUT2) Công nghệ thông tin và truyền thông (TUT) phản ứng nhanh với yêu cầu của du khách. - (TUT3) Dễ dàng để chia sẻ các nội dung thông tin du lịch trên nền tảng CNTT&TT. - (TUT4) CNTT&TT có tính tương tác.
  14. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 31 - (CNH1) CNTT&TT cho phép khách du lịch Chen-Kuo Pai nhận được những thông tin phù hợp với nhu và cộng sự, cầu cá nhân. (2020). - (CNH2) CNTT&TT cung cấp cho du khách Cá nhân hóa những đường link và liên kết dễ theo dõi. (CNH) - (CNH3) Các thông tin du lịch được cung cấp bởi CNTT&TT đáp ứng nhu cầu của du khách. - (CNH4) Du khách có thể tương tác với CNTT&TT để có được những thông tin phù hợp với nhu cầu cụ thể cá nhân. - (BM1) Khi sử dụng CNTT&TT, khách du lịch Chen-Kuo Pai không lo lắng về việc bị thu thập quá nhiều và cộng sự, thông tin cá nhân. (2020). - (BM2) Du khách tin rằng quyền riêng tư của họ được bảo vệ khi sử dụng CNTT&TT. - (BM3) Du khách không lo lắng về tính bảo Độ bảo mật mật của những thông tin nhạy cảm khi sử (BM) dụng CNTT&TT. - (BM4) Thông tin cá nhân của du khách khó có thể bị lạm dụng và truy cập trái phép khi tương tác thông qua CNTT&TT. - (BM5) CNTT&TT cung cấp bảo mật đầy đủ để bảo vệ thông tin cá nhân của khách du lịch. - (TRUOC1) Tìm kiếm và lên kế hoạch  Shiwei Shen và Giai đoạn trước - (TRUOC2) Giảm thiểu rủi ro của các quyết định cộng sự, (2020) chuyến đi - (TRUOC3) Nâng cao hứng thú  (TRUOC) - (TRUOC4) Xây dựng sự hiểu biết - (TRONG1) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc Shiwei Shen và điều hướng và định vị cộng sự, (2020) - (TRONG2) Tạo điều kiện cho việc giao tiếp với các bên liên quan tại điểm đến Giai đoạn trong - (TRONG3) Nâng cao sự tiện lợi và tốc độ chuyến đi - (TRONG4) Nâng cao tính linh hoạt, sự (TRONG) tương tác và mức độ thích thú - (TRONG5) Đưa ra những quyết định trong thời gian ngắn - (TRONG6) Ghi lại và lưu trữ khoảnh khắc
  15. 32 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... - (SAU1) Hồi tưởng/ gợi nhớ kỉ niệm Shiwei Shen và Giai đoạn sau - (SAU2) Chia sẻ kinh nghiệm (đăng tải hình cộng sự, (2020) chuyến đi ảnh và video) (SAU) - (SAU3) Đánh giá (đưa ra những khuyến nghị và đề xuất) - (SE1) Trải nghiệm du lịch trong giai đoạn Neuhofer và các trước chuyến đi được hỗ trợ bởi công nghệ cộng sự, (2012).  thông tin. - (SE2) Trải nghiệm du lịch trong giai đoạn trong chuyến đi được hỗ trợ bởi công nghệ Trải nghiệm thông thông tin. minh - (SE3) Trải nghiệm du lịch trong giai đoạn (SE) sau chuyến đi được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. - (SE4) Trải nghiệm du lịch có tính cá nhân hóa. - (SE5) Trải nghiệm du lịch có tính đồng sáng tạo. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Các thang đo cần đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha gồm có: (1) Tính thông tin được ký hiệu là THT; (2) Tính truy cập được ký hiệu là TC; (3) Tính tương tác được ký hiệu là TUT; (4) Cá nhân hóa được ký hiệu là CNH; (5) Độ bảo mật được ký hiệu là BM; (6) Giai đoạn trước chuyến đi được ký hiệu là TRUOC; (7) Giai đoạn trong chuyến đi được ký hiệu là TRONG; (8) Giai đoạn sau chuyến đi được ký hiệu là SAU; (9) Trải nghiệm thông minh được ký hiệu là SE. Sau khi thực hiện phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá mức độ tin cậy và phù hợp của các thang đo trong mô hình nghiên cứu, thang đo của tất cả 9 yếu tố trong mô hình đều đảm bảo độ tin cậy cao để tiến hành bước phân tích nhân tố khám phá EFA.  Bảng 2. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha Số biến Số biến quan sát Số biến quan sát Hệ số  Yếu tố quan sát loại bỏ giữ lại Cronbach’s Alpha THT 5 1 (THT3) 4 0,756 TC 5 0 5 0,831
  16. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 33 TUT 4 0 4 0,830 CNH 4 0 4 0,864 BM 5 2 (BM4, BM5) 3 0,861 TRUOC 4 0 4 0,889 TRONG 6 0 6 0,901 SAU 3 0 3 0,889 SE 5 0 5 0,838 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2022) Phân tích nhân tố khám phá EFA Qua 2 lần chạy phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập và loại đi những thang đo không phù hợp cũng như không có độ hội tụ (hệ số tải nhân tố >= 0,5) với nhóm yếu tố, kết quả sau phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 9 yếu tố với hệ số tổng phương sai trích bằng 61,15% (đã đáp ứng tiêu chuẩn > 50%) là đảm bảo đáng tin cậy và có ý nghĩa thực tiễn. Các yếu tố được đặt tên dựa vào ý nghĩa của thang đo và được kiểm tra lại hệ số Cronbach’s Alpha với các kết quả đều đạt yêu cầu từ 0,756 đến 0,901 (> 0.7). Bảng 3. Tổng hợp các thang đo của các khái niệm TT Khái niệm Thang đo Cronbach’s Alpha 1 Giai đoạn trước chuyến đi (TRUOC) TRUOC 1-4 0,889 2 Giai đoạn trong chuyến đi (TRONG) TRONG 1-5 0,901 3 Giai đoạn sau chuyến đi (SAU) SAU 1-3 0,889 4 Tính thông tin (THT) THT 1,2,4,5 0,756 5 Tính truy cập (TC) TC 1-5 0,831 6 Tính tương tác (TUT) TUT 1-4 0,830 7 Cá nhân hóa (CNH) CNH 1-4 0,864 8 Độ bảo mật (BM) BM 1-3 0,838 9 Trải nghiệm thông minh (SE) SE 1-4 0,861 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2022) Trên cơ sở kết quả của phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả điều chỉnh mô hình nghiên cứu để phù hợp với số liệu điều tra và bối cảnh khảo sát thực tế.
  17. 34 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Phân tích nhân tố khẳng định CFA Sau khi chạy phân tích nhân tố khẳng định CFA và qua 2 lần cải thiện mô hình, tác giả đã loại bỏ 2 biến TC4 và THT5. Kết quả chạy CFA được thể hiện qua giá trị Chi-square/DF = 2,403 < 3, chỉ số CFI = 0,929 > 0,9, GFI = 0,871 > 0,8, RMSEA = 0,054 < 0,06, TLI = 0,918 > 0,9. Các chỉ số này chứng minh rằng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của CNTT&TT đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách qua 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi cùng các thành phần giải thích cho nó là phù hợp và có thể chấp nhận được (Hair và cộng sự, 2010). Bảng 4. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích CFA  Biến Cronbach’s Alpha CR AVE Tính thông tin (THT) 0,756 0,751 0,503 Tính truy cập (TC) 0,831 0,801 0,502 Tính tương tác (TUT) 0,830 0,832 0,557 Cá nhân hóa (CNH) 0,864 0,866 0,619 Độ bảo mật (BM) 0,861 0,863 0,678 Giai đoạn trước chuyến đi (TRUOC) 0,889 0,889 0,667 Giai đoạn trong chuyến đi (TRONG) 0,901 0,882 0,600 Giai đoạn sau chuyến đi (SAU) 0,889 0,889 0,728 Trải nghiệm thông minh (SE) 0,838 0,840 0,573 (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2022) Kết quả từ Bảng 4 cho thấy giá trị CR của tất cả các biến trong mô hình đều lớn hơn 0.7 đảm bảo độ tin cậy của thang đo đã được đề xuất. Giá trị AVE đều lớn hơn 0,5 đảm bảo tính hội tụ cho mô hình (Hair và cộng sự, 2010). Việc kiểm định CFA đã khẳng định được tính vững của mô hình, đồng thời độ tin cậy và tính hội tụ cũng được khẳng định để tiếp tục tiến hành phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.
  18. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 35 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Hình 2. Kết quả kiểm định giả thuyết (Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2022) Kết quả kiểm định các giả thuyết cho thấy trong 18 giả thuyết đặt ra, có 2 giả thuyết bị loại là H1 (P = 0,338 > 0,05) và H10 (P = 0,209 > 0,05) cho thấy giả thuyết không có ý nghĩa thống kê nên bị bác bỏ. Các giả thuyết còn lại được chấp nhận trong nghiên cứu này.  Cụ thể, chỉ có 3 thuộc tính của CNTT&TT trong ngành du lịch tại Việt Nam ảnh hưởng đến giai đoạn trước chuyến đi là tính truy cập, tính tương tác và độ bảo mật. Điều này có thể được giải thích là do thực trạng thiếu hụt thông tin du lịch, đặc biệt là các thông tin được cập nhật theo thời điểm thực của các điểm đến du lịch tại Việt Nam. Do vậy, tính cá nhân hóa cũng khó để phát huy trong giai đoạn này khi nguồn thông tin chưa đủ lớn cho việc cá nhân hóa thông tin. Các giai đoạn trong chuyến đi và giai đoạn sau chuyến đi đều bị tác động bởi cả 5 thuộc tính đã đề ra (tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, tính cá nhân hóa, độ bảo mật). Trong đó, chỉ có thuộc tính “độ bảo mật” của CNTT&TT là có tác động ngược chiều với cả 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi, còn các thuộc tính còn lại đều có tác động thuận chiều. Điều này cho thấy rằng, việc xây dựng tính bảo mật cho CNTT&TT là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, nếu độ bảo mật càng gia tăng, nó càng khiến các thao tác truy cập của người dùng gặp khó khăn và mất nhiều thời gian truy cập hơn, từ đó dẫn đến việc trải nghiệm du lịch bị giảm đi. Cuối cùng, trải nghiệm trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi đều có ảnh hưởng thuận
  19. 36 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... chiều đến trải nghiệm du lịch thông minh tại các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Giai đoạn trước chuyến đi có sự tác động lớn nhất, đó chính là nền tảng quan trọng đảm bảo chuyến đi diễn ra một cách thuận lợi.  4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Đóng góp của nghiên cứu Dựa trên dữ liệu điều tra thực tế, các thuộc tính của CNTT&TT gồm tính truy cập, tính tương tác và độ bảo mật ảnh hưởng đến giai đoạn trước chuyến đi. Hơn nữa, cả 5 thuộc tính của CNTT&TT gồm tính thông tin, tính truy cập, tính tương tác, tính cá nhân hoá và độ bảo mật đều có tác động đến hai giai đoạn trong chuyến đi và sau chuyến đi của du khách. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng thuộc tính độ bảo mật có tác động ngược chiều đến cả 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi, trong khi các thuộc tính còn lại đều có tác động thuận chiều. Kết quả kiểm định các giả thuyết cũng chỉ ra rằng các giai đoạn trước, trong và sau chuyến đi đều ảnh hưởng thuận chiều đến trải nghiệm du lịch thông minh của du khách tại các điểm đến ở Việt Nam, trong đó giai đoạn trước chuyến đi là có ảnh hưởng lớn nhất.  4.2. Hàm ý quản trị Việc phát triển và hoàn thiện hệ thống CNTT&TT trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch các tỉnh, thành phố và ban quản lý ở các điểm đến du lịch. Để gia tăng trải nghiệm du lịch thông minh cho du khách, các bên liên quan cần phối hợp nhịp nhàng trong việc xây dựng hệ thống CNTT tiêu chuẩn hóa như nâng cấp hệ thống website, tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để tạo ra sự đồng bộ trong hệ thống dữ liệu của các điểm đến du lịch ở Việt Nam. Để làm được điều này cần phải có sự tham gia tích cực của các địa phương, các doanh nghiệp và các ngành liên quan cùng sự chủ động điều phối của Tổng cục Du lịch nhằm mang lại những kết quả quan trọng ban đầu, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xúc tiến quảng bá và hỗ trợ khách du lịch. 
  20. Phần 1. QUẢN TRỊ KINH DOANH 37 - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nâng cao trải nghiệm du lịch thông minh của du khách trong các giai đoạn trước và sau chuyến đi. Du lịch ngày càng chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ là một điều hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn và gia tăng tiện ích, trải nghiệm cho du khách. Việc xây dựng nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành du lịch bao gồm các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu/ điểm du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó không chỉ giúp kết nối dữ liệu từ doanh nghiệp, địa phương với cơ quan quản lý ở trung ương mà còn giúp hình thành cơ sở dữ liệu thống nhất của ngành du lịch, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, xúc tiến quảng bá và hoạt động kinh doanh du lịch.  - Nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh thông qua hệ thống tiêu chuẩn hoá nhằm giới thiệu, cập nhật các thông tin về các điểm đến, các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại các địa phương. Việc số hoá thông tin trong ngành du lịch nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác và phù hợp của các thông tin du lịch ở các điểm đến. Các địa phương cần xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch nhằm cho phép sự kết nối, tương tác giữa hướng dẫn viên du lịch, khách du lịch và doanh nghiệp du lịch trong suốt hành trình trước, trong và sau chuyến đi. Hơn nữa, việc triển khai các phần mềm ứng dụng cũng cho phép đánh giá, xếp hạng hướng dẫn viên và doanh nghiệp du lịch, cũng như hỗ trợ thông tin về sản phẩm, dịch vụ du lịch và thanh toán điện tử cho khách du lịch.  - Cải thiện chất lượng website điểm đến thông qua việc cập nhật các thông tin giới thiệu sơ bộ về điểm đến với giao diện bắt mắt, dễ nhìn nhằm mang lại sự hứng thú cho người tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, các nhà quản lý ở các điểm đến có thể tận dụng các hình ảnh thực tế ở các điểm đến để thu hút khách du lịch sử dụng công nghệ của mình nhằm gia tăng những trải nghiệm cá nhân hoá cho khách du lịch. - Tận dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội nhằm tạo ra sự tương tác giữa khách du lịch và các nhà quản lý điểm đến. Việc phát triển một trang quản lý điểm đến thông qua các nền tảng xã hội như Facebook, YouTube,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2