intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Chương 5 - Trịnh Tấn Đạt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông - Chương 5: Một số kỹ năng học tập cần rèn luyện" cung cấp cho người học các nội dung: Kỹ năng và cách học bậc ĐH ngành CNTT, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng viết email, kỹ năng sử dụng internet và ứng dụng, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nhập môn công nghệ thông tin và truyền thông: Chương 5 - Trịnh Tấn Đạt

  1. NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Trịnh Tấn Đạt Khoa CNTT - Đại Học Sài Gòn Email: trinhtandat@sgu.edu.vn Website: https://sites.google.com/site/ttdat88/ 1
  2. 5.1. Kỹ năng & cách học bậc ĐH ngành CNTT 5.2. Kỹ năng làm việc nhóm Chương 5: 5.3. Kỹ năng nghiên cứu Một số kỹ năng học tập 5.4. Kỹ năng viết email cần rèn luyện 5.5. Kỹ năng sử dụng internet & ứng dụng 5.6. Kỹ năng tin học văn phòng 5.7. Kỹ năng viết báo cáo & thuyết trình 2
  3. Kỹ năng tự Kỹ năng học ngoại ngữ 5.1. Kỹ năng & cách học bậc ĐH ngành CNTT Kỹ năng giao Kỹ năng sử dụng các phương tiện tiếp hỗ trợ học tập hiện đại 3
  4. Kỹ Năng và Cách Học Trong Ngành CNTT Học đại học có nghĩa là bạn được sống tự do hơn và việc học của bạn cũng ít bị giám sát hơn, bạn hầu như phải tự chủ hoàn toàn. 4
  5. Kỹ Năng và Cách Học Trong Ngành CNTT Để việc học ở bậc đại Kỹ năng tự học học có thể thuận lợi, mỗi sinh viên phải trang Kỹ năng ngoại ngữ bị tối thiểu các kỹ năng Kỹ năng giao tiếp sau: Kỹ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ học tập hiện đại Ngoài ra, còn những kỹ năng khác như: nghiên cứu, làm việc nhóm, viết báo cáo, thuyết trình… 5
  6. Kỹ năng tự học Kỹ năng tự học (Self-study skills) là quá trình tự trau dồi kiến thức không chỉ từ sách vở mà còn từ các trải nghiệm trong cuộc sống. Là khả năng tư duy phân tích, phản biện và từ đó hình thành kiến thức mới. Đặc biệt, không chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề mà ta cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn luyện cũng như tìm hiểu thông tin bổ sung. 6
  7. Tầm quan trọng của kỹ năng tự học • Nâng cao chuyên môn: Phát huy tinh thần tự học là cơ hội để chúng ta đào sâu hơn vào lĩnh vực đang quan tâm. Kiến thức chuyên sâu là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này. • Tăng hiệu suất công việc: Việc cải thiện kiến thức và chuyên môn giúp tăng hiệu suất công việc. Mọi vấn đề sẽ được chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn, nhạy bén hơn. Khi đã có nhiều phương án giải quyết, chúng ta sẽ lựa chọn cách thực hiện tốt nhất • Khám phá được năng lực bản thân: Khi nâng cao năng lực tự học, chúng ta có thể nâng cao những giới hạn của bản thân. Trước kia, bạn chỉ biết về công việc này ở một tầm rất thường; biết những điều mà ai cũng biết về nó. Tuy nhiên, khi ý thức tìm hiểu về nó một cách chủ động, bạn có thể sẽ có những sáng kiến vô cùng hay ho đấy. • Là điểm cộng cho profile cá nhân: Tự trau dồi các kỹ năng khác, hay tự học thêm một chuyên ngành song song để lấy chứng chỉ sẽ rất có lợi cho công việc của bạn. Mọi nỗ lực và cố gắng của bạn sẽ tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV cá nhân. Bên cạnh đó, những kiến thức bạn học được có thể sẽ hữu ích có thể sẽ hữu ích không chỉ với công việc mà còn cho chính cuộc sống hàng ngày của bạn. 7
  8. Cách rèn luyện kỹ năng tự học • Có kế hoạch và mục tiêu học tập rõ ràng: Xây dựng cho mình kỹ năng lập kế hoạch hiệu quả, xác định được khối kiến thức cần trau dồi, phân bố thời gian hợp lý. Cần phải biết mình học vì cái gì, từ đó mới có thể có hướng đi đúng đắn. • Có phương pháp học tập: Cần phải có phương pháp học tập khoa học và phù hợp với bản thân. Vd: nghe giảng kết hợp ghi chép, vẽ sơ đồ mindmap khi cần ghi nhớ, tổng hợp kiến thức. • Kỷ luật khi học: Rèn luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp và khi tự học. Không thể vừa học vừa nói chuyện, chơi game, hay làm việc khác. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không sao nhãng. • Chủ động tìm kiếm tài liệu: Chủ động tìm kiếm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: sách, báo, các trang mạng,.. • Tự kiểm tra kiến thức đã học: Một trong những kỹ năng tự học giúp bạn đạt hiệu quả học tập cao hơn là tự kiểm tra kiến thức của mình. Có thể kiểm tra lại kiến thức bằng cách: tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ bản đồ tư duy. • Học cách ghi nhớ: Viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê các nội dung chính, vẽ bản đồ tư duy,.. Thử nhiều phương pháp và chọn cách phù hợp với bản thân nhất. 8
  9. Một số sai lầm • Thiếu kế hoạch • Không có phương pháp học tập phù hợp • Thiếu kiên nhẫn, kiên trì • Không tận dụng các nguồn tài liệu, kiến thức khác nhau • Thiếu sự đánh giá và phản hồi • Thiếu sự chủ động • Thiếu sự tương tác và giao tiếp 9
  10. Kỹ năng đọc tài liệu • Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách bạn đang đọc là gì? • Vấn đề nào đang được nêu ra? • Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy? • Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả? • Ưu và khuyết điểm của phương pháp mà tác giả sử dụng? • Lý lẽ của bài có thuyết phục không? • … 10
  11. Kỹ năng ghi chép • Ghi thành dàn bài. Ghi ra giấy. • Khi ghi chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. • Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô mà ích lại phí sức. • Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ - ghi chép - và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất. 11
  12. Phương pháp POWER • Học tập theo phương pháp POWER. • Phương pháp Power là phương pháp học tập bậc đại học của Giáo sư Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn sinh viên, đặc biệt là các sinh viên năm một có cách học tập có hiệu quả nhất. • Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink 12
  13. Kỹ năng tự học 13
  14. Bài tập • Mục tiêu của bạn khi học ngành CNTT là gì? • Vị trí công việc mong muốn sau khi học ngành CNTT? • Để đạt được mong muốn này cần phải lập kế hoạch từng bước như thế nào? 14
  15. Kỹ năng ngoại ngữ • Kỹ năng ngoại ngữ là khả năng sử dụng các thứ tiếng nước ngoài mà không phải tiếng mẹ đẻ của quốc gia, dân tộc. • Ví dụ bạn là người Việt Nam thì kỹ năng ngoại ngữ của bạn sẽ thể hiện qua việc nghe, nói, đọc hay viết tiếng Anh, Hàn, Trung. • Tùy vào mỗi người mà các kỹ năng này sẽ ở mức độ khác nhau. Có những người sẽ thành thạo cả 4 kỹ năng, có những người chỉ giỏi chuyên sâu về một kỹ năng nhất định nào đó. • Chính vì vậy mà việc đánh giá về kỹ năng ngoại ngữ hiện nay cũng phụ thuộc vào rất nhiều tiêu chí khác nhau tùy theo yêu cầu, mong muốn của mỗi người, mỗi nhà tuyển dụng. 15
  16. Kỹ năng ngoại ngữ ▪ Những khó khăn trong quá trình rèn luyện ngoại ngữ: • Thiếu từ vựng và cấu trúc câu. • Yếu về phát âm. • Thiếu môi trường giao tiếp ▪ Một số cách khắc phục: • Tập viết bằng tiếng Anh • Nghe nhạc, xem phim bằng tiếng Anh. • Học với giáo viên bản ngữ qua các kênh Youtube, mạng xã hội,… • Bắt chước cách phát âm của người bản ngữ. 16
  17. Tầm quan trọng của kỹ năng ngoại ngữ • Kỹ năng ngoại ngữ góp phần tăng cường chức năng của não: Khi học ngoại ngữ hay dùng ngoại ngữ trong cuộc sống và hoạt động, não của bạn sẽ liên tục hoạt động để hiểu và nhớ được nghĩa của từ/câu và linh hoạt cấu trúc để truyền đạt cho người xung quanh hiểu. Vì vậy, bạn sẽ rèn luyện cho não của mình khả năng làm nhiều việc cùng lúc và linh hoạt, uyển chuyển khi giải quyết tình huống. • Nâng cao về nhận thức và hiểu biết của con người: Khi học và sử dụng ngoại ngữ, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về văn hoá, truyền thống của cực kì nhiều đất nước bằng ngôn ngữ bạn đang học. Theo đấy, bạn sẽ kết hợp thêm nhiều hiểu biết hơn. • Cải thiện về khả năng giao tiếp: Để rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ, bạn sẽ phải tập trung rất nhiều vào từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc câu và cách chia động từ, cách diễn đạt… có thể việc làm này cũng hỗ trợ bạn nói tiếng mẹ đẻ của mình vượt trội hơn và tất nhiên, bạn sẽ có khả năng nói vượt trội hơn cực kì nhiều. Đây cũng là cách để bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình đạt kết quả tốt. • Giúp quá trình xin việc trở nên dễ dàng hơn: Ngày nay chúng ta đang ở trong thời buổi kinh tế thị trường hội nhập với toàn cầu và khu vực, ngoại ngữ là cần thiết để có thể giao tiếp, cộng tác thực hiện công việc. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nhận xét rất cao kỹ năng ngoại ngữ của ứng viên. 17
  18. Cách rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ • Liệt kê các chứng chỉ có thể sử dụng để đạt CĐR CTĐT ngành CNTT tại ĐH Sài Gòn? • Lên kế hoạch học tập để đạt chứng chỉ ngoại ngữ và số điểm theo yêu cầu. 18
  19. Kỹ năng giao tiếp • Kỹ năng giao tiếp là khả năng của một người trong việc ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu đến người khác. • Bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp như ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu và biểu cảm khuôn mặt để tạo ra sự hiểu biết, tương tác và truyền đạt thông điệp, bên cạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt mục tiêu trong giao tiếp. • Điều này giúp xây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong môi trường công việc. 19
  20. Các hình thức trong giao tiếp • Giao tiếp bằng lời nói: Là hình thức giao tiếp thông dụng nhất, thông qua việc sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin. Ví dụ: Thảo luận trong cuộc họp nhóm., Truyền đạt thông tin trong buổi thuyết trình., Trao đổi ý kiến và ý tưởng trong một cuộc trò chuyện nhóm. • Giao tiếp bằng văn bản: Bao gồm các hình thức giao tiếp bằng email, tin nhắn, ghi chú, báo cáo, tài liệu,... Ví dụ: Gửi email để trao đổi thông tin và yêu cầu., Gửi tin nhắn để thông báo hoặc thảo luận., Viết báo cáo hoặc tài liệu để chia sẻ thông tin chi tiết. • Giao tiếp bằng hình ảnh: Bao gồm các hình thức giao tiếp bằng biểu đồ, bản đồ, hình ảnh, tranh ảnh,... Ví dụ: Sử dụng biểu đồ để trình bày dữ liệu và số liệu., Sử dụng hình ảnh hoặc tranh ảnh để minh họa ý tưởng và khái niệm. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
351=>0