intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của giao dịch khối ngoại tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Ảnh hưởng của giao dịch khối ngoại tới thị trường chứng khoán Việt Nam cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và các chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu cho rằng việc khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên, cần có các quy định chặt chẽ hơn để giảm thiểu hành vi thao túng thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của giao dịch khối ngoại tới thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 487 ẢNH HƯỞNG CỦA GIAO DỊCH KHỐI NGOẠI TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhung – Tạ Thị Phương Trang Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Hoàng Bảo Ngọc Trường Đại học Công Đoàn Tóm tắt Sử dụng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) và dữ liệu thứ cấp về giá trị giao dịch ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), chỉ số VN-Index và chỉ số HNX-Index trong suốt giai đoạn từ tháng 11 năm 2012 tới hết tháng 6 năm 2021, nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa giao dịch của NĐTNN và các chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Cụ thể, giá trị giao dịch ròng của NĐTNN tác động ngược chiều tới sự biến động của chỉ số VN-Index và HNX-Index. Ngoài ra, giá trị giao dịch ròng của NĐTNN có ảnh hưởng lớn hơn tới chỉ số HNX-Index, và có tác động trong nhiều ngày sau đó hơn, so với chỉ số VN-Index. Nghiên cứu cho rằng việc khuyến khích sự tham gia của NĐTNN trên TTCK VIệt Nam là cần thiết, tuy nhiên, cần có các quy định chặt chẽ hơn để giảm thiểu hành vi thao túng thị trường của NĐTNN. Từ khoá: Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài, Chỉ số VN-Index, Chỉ số HNX-Index, Tâm lý nhà đầu tư. IMPACT OF FOREIGNER INVESTORS’ TRADING ON THE VIETNAM STOCK MARKET Abstract Using Vector Error Correction Model (VECM) and secondary data on net trading value of foreign investors, VN-Index and HNX-Index during the period from November 2011 to the end of June 2021, the research has provided empirical evidence on the long-term relationship between foreign investors' trading and stock indices on the Vietnam stock market. To be precise, the net trading value of foreign investors has a negative impact on the volatility of VN-Index and HNX-Index. In addition, it has a greater adn longer influence on the HNX-Index, compared to VN-Index. The reserach suggests that it is so necessary to encourage foreign investors in the Vietnam stock market, however, stricter regulations are needed to minimize market manipulation by foreign investors. Keywords: Foreigners’ trading, VN-Index, HNX-Index, Investors’ psychology
  2. 488 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Đặt vấn đề Theo hệ thống phân loại của MSCI, từ đầu tháng 12/2020, Việt Nam chính thức trở thành thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong rổ các thị trường cận biên. 6 tháng đầu năm 2021, giá trị giao dịch thị trường Việt Nam gần như đã ngang bằng với Singapore, hơn Maylaysia và Indonesia. Chỉ số VN-Index tăng 12,4% từ đầu năm đến nay, vượt qua tất cả các chỉ số chính trong khu vực và lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm, mức chưa từng được phá vỡ kể cả trong các thời điểm tăng giá của thị trường trước đó vào các năm 2007 và 2018. Sự phát triển và tính thanh khoản cao của thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, số lượng tài khoản giao dịch nước ngoài tính đến hết tháng 5 năm 2021 là 37,341 tài khoản trong đó 33,326 của nhà đầu tư cá nhân và 4,015 nhà đầu tư tổ chức. Đa phần các quỹ ngoại thường rót vốn vào các mã cổ phiếu blue chip, thuộc nhóm 30 cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường (VN30). Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, khối ngoại luôn giữ một tư thế độc lập và tách rời hẳn khỏi tâm lý đám đông trong đa số trường hợp biến động về giá cổ phiếu, nhờ vào dòng vốn đầu tư lớn cũng như khả năng phân tích thị trường vi mô. Do đó, khối ngoại luôn được chú ý và là nhân tố tác động mạnh tới tâm lý của giới đầu tư trong nước cũng như thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, chủ đề về tác động của giao dịch NĐTNN tới thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, qua tổng quan nghiên cứu, nhóm tác giả nhận thấy rằng phần lớn các nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy. Tuy là mô hình kinh tế lượng được sử dụng phổ biến để thể hiện mối quan hệ giữa các biến, mô hình hồi quy không thể hiện được mối quan hệ giữa những giá trị của chính biến đó trong quá khứ với nhau. Trong khi đó mối quan hệ giữa giao dịch khối ngoại và thị trường chứng khoán cần được xem xét cả trong ngắn hạn và dài hạn. Thực tiễn trên thôi thúc nhóm tác giả sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) với khả năng vượt trội trong việc kiểm định tính đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu thời gian cũng như xem xét mối quan hệ giữa các biến cả trong ngắn hạn và dài hạn, để đánh giá đánh giá tác động của giao dịch khối ngoại lên thị trường chứng khoán Việt Nam cả trong ngắn và dài hạn. Cụ thể, nghiên cứu sẽ thực hiện so sánh tác động của giao dịch khối ngoại (giá trị giao dịch ròng) lên sự biến động của chỉ số chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong suốt giai đoạn từ tháng 11 năm 2012 cho tới nay. Lý do nhóm tác giả quyết định lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ tháng 11 năm 2012 trở đi là vì từ giai đoạn này, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn chín muồi, qua đó, việc đánh giá sẽ cho kết quả thực sự chính xác và đáng tin cậy hơn. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp về khối lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, chỉ số VN-Index, HNX-Index trong suốt giai đoạn từ tháng 11 năm 2012 tới tháng 6 năm 2021.
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 489 Nghiên cứu gồm 5 phần, ngoài phần “Đặt vấn đề”, tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan được trình bày ở phần 2. Phần 3 dành để trình bày phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả nghiên cứu được trình bày ở phần 4. Phần 5 dành cho kết luận. 2. Tổng quan nghiên cứu Phát triển thị trường chứng khoán và thu vốn đầu tư của khối ngoại là mục tiêu bất cứ quốc gia nào hướng tới bởi lẽ NĐTNN luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Thứ nhất, giao dịch của NĐTNN trực tiếp tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Sự tác động gián tiếp được thể hiện ở khía cạnh khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Thứ hai, việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn Ngược lại, vai trò và tác động của giao dịch khối ngoại lên thị trường chứng khoán đã được khẳng định trên thị trường chứng khoán các quốc gia. Đây cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Thứ ba, việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hoá trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài và trong nước. Thứ tư, sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng, qua đó góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, chủ đề về tác động của giao dịch NĐTNN tới thị trường chứng khoán thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, các nhà nghiên cứu sử dụng chủ yếu 02 lý thuyết cơ bản là lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết đại diện. Theo lý thuyết thị trường hiệu quả, một thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời các thông tin hiện có trên thị trường. Nói cách khác, thông tin được công bố sẽ được nhà đầu tư phản ứng vào trong giá chứng khoán, sự phản ứng này được phân chia thành ba hình thái với ba mức độ khác nhau, đó là: hình thái yếu, trung bình và mạnh. Nguyễn Kim Anh (2017) đã vận dụng lý thuyết này để đánh giá tác động của Nghị định 60 đến giao dịch khối ngoại. Về lý thuyết đại diện, Xuan Vinh Vo (2017) cho rằng các công ty có tỷ lệ sở hữu của NĐTNN càng cao thì càng được yêu cầu cao về minh bạch thông tin. Do đó, NĐTNN thường được đánh giá là những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên động thái giao dịch của họ sẽ được các nhà đầu tư trong nước dựa vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Chính vì vậy, bên cạnh giao dịch của các nhà đầu tư trong nước thì giao dịch khối ngoại là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến sự biến động của TTCK.
  4. 490 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Về nghiên cứu thực nghiệm, đầu tiên, phải kể đến một số nghiên cứu về tác động của giao dịch khối ngoại tới lợi nhuận thị trường. Dahlquist & Robertsson (2004) tập trung vào giao dịch mua và bán cổ phiếu của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tại Thụy Điển và tác động của giao dịch khối ngoại tới lợi nhuận thị trường thông qua mô hình vector với các biến ngoại sinh (VARX). Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu từ các danh mục đầu tư vào các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thụy Điển trong giai đoạn 1993-1998). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc mua ròng của các NĐTNN có liên quan đến việc giá tăng trên thị trường chứng khoán. Tương tự, Porras & Ülkü (2014) đã xem xét động của dòng vốn đầu tư ròng của NĐTNN đối với lợi nhuận trong nước. Tác giả sử dụng dữ liệu bao gồm các giao dịch mua và bán hàng tháng của NĐTNN từ sàn giao dịch chứng khoán Tây Ban Nha (MSE), dòng vốn đầu tư riêng lẻ, giao dịch mua và bán hàng tháng trên toàn thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha của nhà đầu tư Mỹ. Ngoài ra, các tác giả đã có sự so sánh dữ liệu với cán cân thanh toán hàng quý và thống kê tài khoản tài chính của Ngân hàng Tây Ban Nha (BoS) nhằm đảm bảo thông tin chính xác và đáng tin cậy để sự dụng phân tích. Về phương pháp nghiên cứu, các tác giả sự dụng mô hình cấu trúc VAR để phân tích mối quan hệ giữa dòng tiền đầu tư nước ngoài và lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giao dịch của NĐTNN có tác động ngược chiều tới giao dịch trên toàn thị trường trong dài hạn. Porras & Ülkü (2015) thực hiện nghiên cứu tại thị trường chứng khoán mới nổi ở Châu Âu gồm các thị trường Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp, Hungary, Ba Lan, Séc, Slovenia, Romania và Bulgaria. Tác giả sử dụng dữ liệu là các báo cáo định kỳ được cung cấp bởi các trung gian tài chính địa phương. Sau đó, mô hình SVAR một cách có hệ thống ở cả tần suất hàng ngày và hàng tháng được áp dụng. Kết quả chỉ ra rằng, NĐTNN phản ứng tích cực chậm trễ với lợi nhuận của thị trường trong khi đó lại phản ứng tức thời với thông tin mới. Cụ thể NĐTNN bán sau khi thị trường tăng nhưng không mua sau khi thị trường giảm. Sự bất cân xứng xuất hiện với độ trễ, cho thấy phản ứng ban đầu đối với thông tin là đối xứng. Tương tự, Onishchenko & Ülkü (2019) khẳng định rằng giao dịch của các NĐTNN đã tinh vi hơn và phù hợp với biến động của thị trường hàng ngày. Sử dụng dữ liệu là các giao dịch cổ phiếu riêng lẻ hàng ngày của các nhà đầu tư trên các thị trường từ năm 2004-2015 tại Hàn Quốc. Các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư riêng lẻ và tổ chức trong nước với NĐTNN cùng các cổ phiếu trong nhóm chỉ số KOSPI 200 và các cổ phiếu không trong nhóm KOSPI 200 để phân biệt rõ ràng về công ty, cấu trúc vi mô và đặc điểm môi trường của NĐT. Hành vi của NĐTNN được tập trung ở nội dung về đầu tư cổ phiếu và vấn đề quản lý uỷ thác đầu tư. Thông qua 3 cách tiếp cận: (i) Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận trong quá khứ với giao dịch hiện tại để xem xét phản hồi của các giao dịch khối ngoại thông qua mô hình hồi quy VAR; (ii) Kiểm tra lợi nhuận cổ phiếu trước khi mua và bán ròng mạnh của các NĐTNN bằng cách xếp hạng cổ phiếu mỗi ngày, nhằm theo dõi lợi nhuận cổ phiếu trước những cú sốc giao dịch ròng của các loại nhà đầu tư; (iii) Xếp hạng lợi nhuận hàng ngày của các nhà đầu tư nhằm giám sát giao dịch ròng của các nhà đầu tư sau các cú sốc lợi nhuận. Kết
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 491 quả kiểm định đưa ra kết luận chung rằng: khối ngoại giao dịch ròng có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trong tương lai tại thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh các nghiên cứu về tác động của giao dịch NĐTNN tới thị trường chứng khoán, còn có các nghiên cứu đánh giá tác động của giao dịch của khối ngoại tới việc truyền dẫn thông tin, hoạt động quản trị của công ty và lợi nhuận của cổ đông trong doanh nghiệp. Bae & cộng sự (2012) đã chứng minh rằng NĐTNN có tác động tích cực tới việc khuếch tán thông tin thị trường toàn cầu vào giá cổ phiếu. Thông qua hàm hàm hồi quy bình phương nhỏ nhất với biến phụ thuộc là thước đo độ trễ của cổ phiếu ở 1 quốc gia trong 1 năm và biến thử nghiệm chính là trọng số đầu tư mới nhất đối với 1 cổ phiếu trong 1 năm nào đó, tác giả kiểm tra có sự tồn tại của độ trễ qua danh mục đầu tư nhờ vào mô hình hàm hồi quy vector. Tập dữ liệu để tiến hành thực hiện mô hình gồm lợi nhuận hàng tuần từ cổ phiếu, vốn hóa thị trường và khối lượng giao dịch cho mỗi cổ phiếu được thực hiện bởi EMDB trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2008 tại Hoa Kỳ. Nhóm tác giả đã thu được kết quả rằng khả năng đầu tư tốt hơn cải thiện tốc độ điều chỉnh giá đối với thông tin thị trường toàn cầu. Mối quan hệ giữa khả năng đầu tư và độ trễ toàn cầu ngược chiều mạnh hơn mối liên hệ giữa khả năng đầu tư và độ trễ trong nước. Nhìn chung, tự do hóa tài chính dưới hình thức đầu tư lớn hơn mang lại thông tin giá cổ phiếu hiệu quả hơn ở các thị trường mới nổi. Tại thị trường lớn như Ấn Độ, nghiên cứu về giao dịch của NĐTNN có tổ chức có vai trò truyền dẫn thông tin được thực hiện bởi Syamala & Wadhwa (2019). Dữ liệu được thu được từ các giao dịch riêng lẻ từ năm 2003-2016 tại Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng thước đo giao dịch cổ phiếu chuẩn hóa sau đó chạy mô hình hồi quy lợi nhuận cổ phiếu hàng tuần của từng cổ phiếu riêng lẻ đồng thời với 3 độ trễ toàn cầu và lợi nhuận trên thị trường trong nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các NĐTNN trên thị trường chứng khoán nói chung và các thị trường mới nổi nói riêng. Về tác động của giao dịch NĐTNN tới hoạt động quản trị công ty, Garner & Kim (2011) đã tập trung vào thị trường Hàn Quốc – một thị trường mới nổi tiêu biêu, nơi có các mô hình doanh nghiệp chaebol lớn mạnh và chiếm ưu thế lớn trên thị trường. Các tác giả thực hiện phân tích mối quan hệ giữa tỉ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài và độ nhạy về hiệu quả chi trả (sử dụng logarit vì phân bố bất cân đối) thông qua mô hình hồi quy với tập dữ liệu từ 164 công ty từ KOSPI 200 từ 2001-2006. Kết quả chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể đầu tư vào các công ty đã thể hiện được thực tiễn quản trị tốt. Mức độ nhạy cảm về hiệu suất thanh toán cao nhất xuất hiện ở các công ty chaebol có tỷ lệ sở hữu cổ phần nước ngoài cao hơn. Nói cách khác, các cổ đông nước ngoài có thể thúc đẩy cải thiện quản trị công ty ở một thị trường mới nổi. Một nghiên cứu khác về tác động của giao dịch khối ngoại được thực hiện bởi Ülkü & İkizlerli (2012). Theo đó, các tác giả đã phân tích tác động của giao dịch khối ngoại đối với lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Các câu hỏi được đặt ra: Dòng vốn đầu tư của khối ngoại có phụ thuộc bởi lợi nhuận trong quá khứ hay không? Tác động của dòng vốn nước ngoài lên lợi nhuận trong nước như thế nào? Và các NĐTNN có bất lợi thông tin so với các nhà đầu tư
  6. 492 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán trong nước hay ko?. Để giải quyết các vấn đề đó, nghiên cứu đã sử dụng mô hình tiêu chuẩn trong phân tích tác động là mô hình hồi quy VAR với dữ liệu về dòng chảy khối ngoại hàng tháng trên Sở giao dịch chứng khoán Istabul (ISE), khu vực EEMENA. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NĐTNN là một nhóm không đồng nhất, nhưng đều là các nhà đầu tư hiểu biết và nhanh nhạy. có khả năng điều chỉnh các giao dịch phù hợp với các đặc điểm phổ biến của thị trường. Đặc biệt, giao dịch của NĐTNN phản hồi tiêu cực với lợi nhuận tháng trong ISE và có khả năng dự báo ngắn hạn về thị trường nội địa trong tương lai. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tập trung vào hành vi của NĐTNN. Lin & Swanson (2018) tập trung vào xem xét hành vi bầy đàn, hành vi phản hồi và hoạt động đầu tư của các NĐTNN vào thị trường Mỹ. Câu hỏi đặt ra là hành vi theo nhóm NĐTNN có thu được lợi suất vượt trội trên thị trường Mỹ hay không. Để trả lời câu hỏi trên, các tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu về lợi nhuận thị trường hàng tháng của chi số S&P 500 và các các thị trường riêng lẻ, giao dịch khối ngoại trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Bộ dữ liệu bao gồm 19 thị trường phát triển và 19 thị trường mới nổi từ năm 1990-2003. Kết quả kiểm định cho thấy tồn tại giao dịch theo nhóm của NĐTNN trên thị trường Mỹ trong một tháng và các NĐTNN vào và ra thị trường Mỹ trong nhiều tháng liền nhau. Ngoài ra, hành vi mua ròng của NĐTNN trên TTCK Mỹ có liên quan tích cực tới lợi nhuận cao từ quá khứ. Và hành vi này có ảnh hưởng tới hiệu suất của thị trường trong1-3 tháng tiếp theo. Thêm vào đó, NĐTNN tiếp tục tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của họ đối với cổ phiếu Hoa Kỳ, không phụ thuộc vào việc thị trường Hoa Kỳ tăng hay giảm và hoạt động mua, đặc biệt là khi thị trường đi lên, dẫn đến hiệu suất cao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Khi thị trường Hoa Kỳ trải qua giai đoạn cực đoan và ngược lại, NĐTNN mua ròng 1 tháng trước và 1 tháng sau sự kiện, và họ hoạt động tốt hơn trong thời kỳ suy thoái so với thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Tương tự, Tsai & cộng sự (2019) cũng thực hiện về nghiên cứu về hành vi giao dịch của các NĐTNN liên quan đến giá thị trường chứng khoán theo các điều kiện thị trường khác nhau ở Đài Loan. Dữ liệu được thu thập từ tạp chí tài chính Đài Loan từ 1995-2018 bao gồm: chỉ số giá chứng khoán hàng ngày, tỉ lệ doanh thu thị trường chứng khoán, khối lượng giao dịch, khối lượng NĐTNN mua, khối lượng NĐTNN bán, tổng khối lượng giao dịch, khối lượng giao dịch ròng và tỷ lệ giao dịch của NĐTNN trên TTCK. Các biến ngoại trừ tỷ lệ doanh thu đều được biến đổi theo logarit. Mô hình được tác giả sử dụng là Mô hình đồng liên kết ngưỡng của Hansen & Seo (2002) để tránh lựa chọn một cách tùy tiện các ngưỡng giá trị đối với các điều kiện thị trường với 3 biến: NĐTNN mua, bán và chỉ số giá cổ phiếu và E là biến đồng liên kết. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng hiệu ứng ngưỡng nổi bật đối với tỷ lệ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của chỉ số chứng khoán. Giao dịch của NĐTNN (mua và bán) được chứng minh là có mối quan hệ hai chiều với chỉ số giá cổ phiếu khi doanh thu thị trường chứng khoán và/hoặc chỉ số lợi nhuận chứng khoán cao. Điều này cho thấy hành vi giao dịch của NĐTNN còn đóng vai trò là phát hiện giá thị trường chứng khoán trong nước. Một phát hiện đặc biệt lưu ý là NĐTNN tăng cường mua vào một cổ phiếu sau khi nhận thấy mức tăng trở lại của thị trường chứng khoán khi doanh thu thị trường và/hoặc lợi tức thị trường cao.
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 493 Tại Việt Nam, chủ đề về giao dịch nhà đầu tư nước ngoài cũng thu hút sự sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh (2017) và Xuan Vinh Vo (2017). Nguyễn Kim Anh (2017) sử dụng mô hình hồi quy chuỗi thời gian để so sánh sự tác động của khối lượng giao dịch ròng của NĐTNN lên chỉ số VN-Index giai đoạn trước và sau Nghị định 60 của Chính Phủ về việc nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN lên mức 49% từ ngày 3/9/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng giao dịch ròng của NĐTNN và chỉ số VN- Index có quan hệ cùng chiều. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ ra tác động tương đối yếu của giao dịch NĐTNN lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thực hiện nghiên cứu về tính thông tin của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, Xuan Vinh Vo (2017) sử dụng bộ dữ liệu bảng của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 – 2015 và áp dụng mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất và công cụ ước tính bảng hiệu ứng cố định để xem xét tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường vốn cổ phần mới nổi ở Việt Nam. Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm xác nhận mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu của NĐTNN và tính thông tin của giá cổ phiếu. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam, bao gồm: (i) Việc hiểu biết rõ ràng về vai trò của các NĐTNN rất quan trọng đối với việc hoạch định chính sách; (ii) Các NĐTNN đầu tư vào các doanh nghiệp với mong muốn sự cải thiện thông tin về giá cổ phiếu; (iii) Cách tiếp cận tái cấu trúc của chính phủ nên hướng tới mục tiêu thu hút nhiều hơn sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp ở quốc gia đó 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu Nghiên cứu có mục tiêu đánh giá tác động của giá trị giao dịch ròng của khối ngoại tới sự biến động của chỉ số VN-Index (trên sàn HOSE) và HNX-Index (trên sàn HNX). Nghiên cứu đưa ra 2 giả thuyết: - Giả thuyết H1: Giao dịch NĐTNN (𝑉𝐹𝑅 𝑡 ) có tác động tới lợi suất của chỉ số VN- Index (𝑅 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) cả trong ngắn hạn và dài hạn. - Giả thuyết H1: Giao dịch NĐTNN (𝑉𝐹𝑅 𝑡 ) có tác động tới lợi suất của chỉ số HNX- Index (𝑅 𝐻𝑁𝑋−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) cả trong ngắn hạn và dài hạn. Giá trị giao dịch ròng được đại diện bởi phần trăm giá trị giao dịch ròng của NĐTNN (𝑉𝐹𝑅 𝑡 ) và lợi suất chỉ số VN-Index (𝑅 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) và lợi suất HNX-Index (𝑅 𝐻𝑁𝑋−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) ở thời điểm t được tính toán như sau: 𝑉𝐹𝑅 𝑡 = %𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑚𝑢𝑎 𝑁Đ𝑇𝑁𝑁 𝑡 − %𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑏á𝑛 𝑁Đ𝑇𝑁𝑁 𝑡 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑉𝑛 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡 − 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑉𝑛 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡−1 𝑅 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 = 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝑉𝑛 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡−1 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝐻𝑁𝑋 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡 − 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝐻𝑁𝑋 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡−1 𝑅 𝐻𝑁𝑋−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 = 𝐶ℎỉ 𝑠ố 𝐻𝑁𝑋 − 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 𝑡−1
  8. 494 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Dữ liệu về khối lượng và giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và chỉ số VN- Index và HNX-Index trong suốt giai đoạn từ tháng 11 năm 2012 tới tháng 6 năm 2021 được trích suốt từ nguồn dữ liệu của Bloomberg. Ngoài ra, để phục vụ cho việc bình luận kết quả nghiên cứu, nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu thứ cấp là các báo cáo của các công ty chứng khoán, của HOSE và HNX… 3.2. Phân tích dữ liệu Quy trình kiểm định sử dụng mô hình VECM bao gồm 5 bước, bắt đầu bằng việc kiểm định tính dừng của dữ liệu thông qua kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test). Bước 2 là độ trễ tối ưu của chuỗi thời gian được lựa chọn thông qua nhiều tiêu chí như tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SC), tiêu chuẩn FPE (final prediction error) và tiêu chuẩn thông tin Hannan Qiunn (HQ). Cụ thể, nghiên cứu sử dụng tất các tiêu chuẩn trên rồi lựa chọn tiêu chuẩn nào có độ trễ nhỏ nhất thì là độ trễ tối ưu của chuỗi thời gian. Bước 3 sẽ kiểm định tính đồng liên kết của chuỗi thời gian bằng kiểm định Johansen. Nghiên cứu sử dụng thông qua hai tiêu chuẩn kiểm định là giá trị Eigenvalues tối đa và kiểm định thống kê Trace. Tiếp theo, nghiên cứu ước lượng mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) với số bước trễ đã chọn. Mô hình VECM có dạng như sau: 𝑛 𝑛 𝑅j,t = 𝛽0 + ∑ 𝑖=1 𝛽 𝑖 𝑅 𝑗,𝑡−1 + ∑ 𝑖=1 𝛿 𝑖 𝑉𝐹𝑅 𝑖,𝑡−1 + 𝜔𝜇 𝑡−1 + 𝑣 𝑡 (1) Phương trình đồng liên kết (trong mô hình dài hạn): μt−1 = 𝐸𝑇𝐶 𝑡−1 = 𝑃𝑗,𝑡−1 − 𝛽0 − 𝛽1 𝑃0,𝑡−1 (2) Trong đó: o 𝑉𝐹𝑅 𝑖,𝑡 : Giá trị giao dịch ròng của NĐTNN (𝑉𝐹𝑅 𝑡 ) tại mỗi thời điểm t. o 𝑅 𝑗,𝑡 : lợi suất chỉ số VN-Index ( 𝑅 𝑉𝑁−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) và lợi suất HNX-Index (𝑅 𝐻𝑁𝑋−𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥,𝑡 ) ở thời điểm t. o ∆: Chênh lệch của giá trị. o 𝜇 𝑡−1 : giá trị độ trễ trong thuật ngữ “hiệu chỉnh sai số” của mô hình VECM. o 𝑣 𝑡 : giá trị nhiễu trắng Phương trình (1) mô tả cả hai mối tương quan ngắn hạn và dài hạn. Phương trình (2) tập trung vào mối tương quan dài hạn. 𝑅 𝑗,𝑡 và 𝑉𝐹𝑅 𝑖,𝑡 có mối tương quan dài hạn khi hệ số của phương trình đồng liên kết có giá trị nằm trong khoảng từ -1 đến 0 ở mức có ý nghĩa thống kê. Trong trường hợp cần phải sai phân các chuỗi thời gian để đảm bảo tính dừng, ta sẽ sử dụng các giá trị của chuỗi sau khi sai phân thay vì chuỗi giá ban đầu. Cuối cùng, tính ổn định của mô hình VECM được kiểm định thông qua kiểm định nghiệm đặc trưng AR và kiểm định sau ước lượng đảm bảo các yêu cầu của VECM về phần dư bằng kiểm định CUSUM.
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 495 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Thống kê mô tả dữ liệu Bảng 1: Thống kê mô tả dữ liệu Min Max Mean Standard deviation VFR-HNX-Index -99,51% 69,43% 0,13% 5,15% VFR-VN-Index -43,11% 210,49% -0,03% 7,49% R-HNX-Index -8,03% 5,54% 0,11% 1,17% R-VN-Index -6,67% 4,98% 0,14% 1,09% Nguồn: Tác giả tổng hợp Bảng 1 trình bày kết quả mô tả thống kê dữ liệu 4 biến, bao gồm: phần trăm giá trị giao dịch ròng của NĐTNN trên sàn HNX (VFR-HN-Index), phần trăm giá trị giao dịch ròng của NĐTNN trên sàn HOSE (VFR-VN-Index), lợi suất của chỉ số HNX-Index (R-HNX-Index) và lợi suất của chỉ số VN-Index (R-VN-Index). Có thể nhận thấy sự biến động của VFR-Index là cao nhất với độ lệch chuẩn là 7,49%, so với mức 1,09% của R-VN-Index. Trong khi đó, VRF- HNXIndex có độ lệch chuẩn là 5,15% so với mức 1,17% của R-HNXIndex. Cụ thể, VFR- VN-Index có giá trị min là -43,11% trong khi giá trị max lên tới 210,49%, so với giá trị min của VFR-HNXIndex là -99,51% và giá trị max đạt 69,43%. Ngược lại, R-HNXIndex biến động từ giá trị nhỏ nhất là -8,93% tới giá trị lớn nhất là 5,44%, so với mức nhỏ nhất của R- VN-Index là 4,98% và giá trị lớn nhất là 4,98%. Nói cách khác, mức độ biến động về giá trị giao dịch của NĐTNN luôn lớn hơn thị trường, đặc biệt trên sàn HOSE trong khi đó biến động của R-HNXIndex lớn hơn biến động của R-VN-Index. 4.2. Kết quả nghiên cứu Kiểm định mô hình VECM trên Eviews 10 cho kết quả thể hiện tại phụ lục 1 và phụ lục 2. Cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm định nghiệm đơn vị bằng phương pháp kiểm định Dickey-Fuller mở rộng, sử dụng tự động chọn độ trễ tối ưu bằng tiêu chí Akaike Infor Criterion. Trong khoảng dữ liệu thu thập được về dữ liệu giá trị giao dịch ròng của NĐTNN và chỉ số chứng khoán HNX-Index và VN-Index trên 2 sàn chứng khoán tương ứng HNX và HOSE, kết quả kiểm định ADF chỉ ra chuỗi này đều thỏa mãn tính dừng ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả nhận được thấy rằng, tất cả các chuỗi này đều cho kết quả là chuỗi không có xu hướng và điểm chặn. Nói cách khác, Dữ liệu của FRVN-Index, FRHN-Index và RVN-Index, RHNX-Index đều có kết quả là chuỗi không có xu hướng và không có điểm chặn. Thứ hai, sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau như AIC, SC, HQ mà đặc biệt là SC, nghiên cứu chỉ ra độ trễ giữa FRVN-Index và RVN-Index là 2 trong khi đó độ trễ giữa FRHN-Index và RHN-Index là 3 (Bảng 2). Vì vậy các chuỗi với độ trễ trên sẽ được sử dụng khi kiểm định tính đồng liên kết và ước lượng VECM trên phần mềm Eviews 10. Thứ ba, kiểm định Trace và Max-Eigenvalue chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết (hay mối quan hệ dài hạn) ở mức ý nghĩa 5% giữa FRVN-Index và RVN-Index, FRHN-
  10. 496 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Index và RHN-Index. Nói cách khác, giá trị giao dịch ròng của NĐTNN có mối quan hệ đồng liên kết với chỉ số chứng khoán VN-Index tại sàn HOSE, và giá trị giao dịch ròng của NĐTNN có mối quan hệ đồng liên kết với chỉ số chứng khoán HNX-Index tại sàn HNX. Bảng 2: Độ trễ giữa FRVN-Index và RVN-Index, FRHN-Index và RHN-Index Độ trễ FRVN-Index và RVN-Index 2 FRHN-Index và RHN-Index 3 Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả chạy mô hình VECM trên Eviews 10 Bảng 3: Kết quả chạy mô hình VECM Mô hình Mô hình tổng quản Mô hình tổng thể quan hệ dài hạn FRVN- D(RVN-INDEX) = C(1)*( RVN- ∆𝑦t μt−1 = 𝐸𝑇𝐶 𝑡−1 Index INDEX(-1) - = −0.772682𝑥 𝐸𝑇𝐶 𝑡−1 𝑡−1 = 𝑦 𝑡−1 và 0.0499258993955*FRVN- − 0.049926 𝑥 𝑡−1 RVN- INDEX(-1) - Index 0.000594713323631 ) + C(2)*D(RVN-INDEX(-1)) + C(3)*D(RVN-INDEX(-2)) + C(4)*D(FRVN-INDEX(-1)) + C(5)*D(FRVN-INDEX(-2)) + C(6) FRHN- D(RHN-INDEX) = C(1)*( RHN- o ∆𝑦t = μt−1 = 𝐸𝑇𝐶 𝑡−1 Index INDEX(-1) - −0,866701𝑥 𝐸𝑇𝐶 𝑡−1 𝑡−1 𝑦 𝑡−1 = và 0.0161689516988*FRHNX- − 0.016169𝑥 𝑡−1 RHN- INDEX(-1) - Index 0.000936999196352 ) + C(2)*D(RHN-INDEX(-1)) + C(3)*D(FRHNX-INDEX(-1)) + C(4)*D(RHN-INDEX(-2)) + C(5)*D(FRHNX-INDEX(-2)) + C(6)*D(RHN-INDEX(-3)) + C(7)*D(FRHNX-INDEX(-3)) + C(8) Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả chạy mô hình VECM trên Eviews 10 Thứ tư, bảng 3 tổng hợp mô hình VECM thể hiện mối quan hệ tổng thể cũng như mối quan hệ dài hạn giữa sự biến động giá trị giao dịch ròng của NĐTNN và chỉ số chứng khoán tại sàn chứng khoán HOSE và HNX. Kết quả chạy dữ liệu cho mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) chỉ ra rằng hệ số ETC giữa FRVN-Index và RVN-Index, FRHN-Index và RHN- Index lần lượt là -0.772682 và -0.866701, thoả mãn điều kiện từ -1 tới 0. Tính năng chính của mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) là khả năng sửa lỗi cho bất kỳ sự mất cân bằng nào có thể gây sốc cho hệ thống theo thời gian. Thuật ngữ sửa lỗi tìm ra được sự mất cân bằng như vậy và điều hướng các biến của hệ thống trở lại trạng thái cân bằng. Xét về giá trị tuyệt
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 497 đối, RHN-Index có hệ số cao hơn RVN-Index, có nghĩa là tốc độ sửa lỗi và trở vệ trạng thái cân bằng của RHN-Index là cao hơn RHVN-Index, dưới tác động của FRHN-Index và FRVN-Index. Ngoài ra, mô hình cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa FRVN-Index và RVN-INdex cũng như FRHN-Index và RVN-Index. Nói cách khác, giả thuyết H1 và giả thuyết H2 đều được chấp nhận. 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Kiểm định VECM đã chỉ ra mối quan hệ dài hạn giữa trạng thái giao dịch ròng của NĐTNN và sự thay đổi của chỉ số VN-INdex và HNX-Index. Cụ thể, mô hình hồi quy cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa FRVN-Index và RVN-Index cũng như FRHN-Index và RVN-Index. Có nghĩa là, trong trường hợp giá trị mua ròng của NĐTNN là dương thì chỉ số VN-Index và HNX-Index sẽ giảm. Ngoài ra, tác động của giao dịch NĐTNN lên chỉ số HNX- Index là lớn hơn tác động lên VN-Index. Điều này thể hiện qua giá trị của hệ số ETC và độ trễ. Thứ nhất, hệ số ETC giữa FFRHN-Index và RHN-Index là -0.866701 so với giá trị giữa RVN-Index và RVN-Index là -0.772682. Thứ hai, độ trễ giữa FRVN-Index và RVN-Index là 2 trong khi đó độ trễn giữa FRHN-Index và RHN-Index là 3, ngầm định rằng: giá trị mua ròng của NĐTNN ngày t không chỉ ảnh hưởng tới sự thay đổi của VN-Index (RVN-Index) và HNX-Index (RHN-Index) tại chính ngày đó, mà có ảnh hưởng tới RVN-Index tới 2 ngày sau đó và RHN-Index tới 3 ngày sau đó. Việc khẳng định vai trò hay sự tác động của giao dịch NĐTNN đối với thị trường chứng khoán là hoàn toàn phù hợp với rất nhiều nghiên cứu trước đây. Có thể kể đến nghiên cứu của Dahlquist & Robertsson (2004) khẳng định tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ tác động của giá cả và tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một công ty, nghiên cứu của Porras & Ülkü (2014) khẳng định tác động của giao dịch NĐTNN tới TTCK Tây Ban Nha là dài hạn, nghiên cứu của Xuan Vinh Vo (2017) về mối liên hệ cùng chiều giữa tỷ lệ sở hữu của NĐTNN và tính thông tin của giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, hay nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh (2017) về tác động tương đối yếu của giao dịch NĐTNN lên TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy không chỉ riêng Việt Nam, ở nhiều quốc gia khác, khối ngoại luôn được chú ý và là nhân tố tác động mạnh tới tâm lý của giới đầu tư trong nước cũng như thị trường chứng khoán bởi họ có vốn đầu tư lớn cũng như khả năng và kinh nghiệm phân tích thị trường vi mô, vĩ mô tốt hơn các nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng NĐTNN càng mua nhiều thì chỉ số VN-Index và HNX- Index càng giảm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Onishchenko & Ülkü (2019) khi chỉ ra rằng khối ngoại giao dịch ròng phản ánh tiêu cực đến lợi nhuận trong tương lai tại thị trường mới nổi như Hàn Quốc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này lại trái ngược với nghiên cứu của Dahlquist & Robertsson (2004) khi nghiên cứu chỉ ra rằng việc mua ròng của các NĐTNN có liên quan đến việc giá tăng trên thị trường chứng khoán Thuỵ Điển, nghiên cứu Nguyễn Kim Anh (2017) khi nghiên cứu cho thấy khối lượng giao dịch ròng của NĐTNN và chỉ số VN-Index có quan hệ cùng chiều. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu của bài viết so với nghiên cứu của Nguyễn Kim Anh (2017) có thể là do sự khác nhau trong việc sử dụng
  12. 498 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán biến đại diện cho giao dịch NĐTNN hay phương pháp nghiên cứu. Cụ thể, Nguyễn Kim Anh (2017) sử dụng khối lượng giao dịch thay vì phần trăm giá trị giao dịch dòng như nghiên cứu sử dụng. Nguyễn Kim Anh (2017) sử dụng mô hình hồi quy và chỉ ra tác động tương đối yếu của giao dịch NĐTNN lên TTCK Việt Nam, trong khi đó bài viết sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) cho phép kiểm định chuỗi thời gian đa biến có tính chất đồng liên kết và cho phép xem xét mối quan hệ giữa các biến cả trong ngắn hạn và dài hạn. Lý giải về tác động ngược chiều của giao dịch NĐTNN lên chỉ số chứng khoán (bao gồm VN-Index và HNX-Index), dễ thấy rằng giao dịch của nhà ĐTNN đã tinh vi hơn trước và ngày càng phù hợp với sự biến động của thị trường (Onishchenko & Ülkü, 2019). Trên TTCK Việt Nam, NĐTNN thường mua khi thị trường giảm và bán khi thị trường tăng. Đó là thực tế đang diễn ra hiện nay. Ngoài ra, tác động của giao dịch NĐTNN trên sản HNX là lớn hơn trên sàn HOSE. Điều này được thể hiện qua chỉ số ETC giữa FRVN-Index và RVN-Index (-0.772682) có giá trị tuyệt đối bé hơn chỉ số ETC giữa FRHN-Index và RHN-Index (-0.866701). Ngoài ra, độ trễ giữa FRVN-Index và RVN-Index là 2 trong khi đó độ trễ giữa FRHN-Index và RHN- Index là 3, hàm ý rằng giá trị mua ròng của NĐTNN tại ngày t không chỉ ảnh hưởng tới chỉ số VN-Index và HNX-Index tại ngày t mà còn ảnh hưởng tới VN-Index 2 ngày sau đó và HNX- Index 3 ngày sau đó. Trong nhiều năm qua, hành vi mua ròng hay bán ròng của NĐTNN luôn được coi là thông tin hay chỉ báo quan trọng để các NĐT trong nước đưa ra những phán đoán về biến động thị trường và quyết định mua hay bán cổ phiếu. Điều này diễn ra mạnh mẽ trên cả sàn HOSE và sàn HNX. Tuy nhiên, HOSE được biết đến như là sàn chứng khoán có tiêu chuẩn niêm yết cao nhất Việt Nam, có quy mô lớn hơn, lâu đời hơn và là sàn giao dịch của rất nhiều cổ phiếu các công ty lớn. NĐT tham gia sàn HOSE phần lớn là những người có kinh nghiệm lâu năm và có những kiến thức tốt về tài chính và thị trường chứng khoán, do vậy ít chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý như tâm lý bầy đàn. hành vi của NĐTNN. 5. Kết luận và kiến nghị Nghiên cứu đã khẳng định tồn tại tác động dài hạn và ngược chiều của giá trị giao dịch ròng NĐTNN tới sự biến động của chỉ số VN-Index và HNX-Index, và tác động của giao dịch NĐTNN trên sàn HNX là lớn hơn HOSE. Nghiên cứu đã góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của NĐTNN trên TTCK, đặc biệt là TTCK các quốc gia mới nổi. Các NĐT trên TTCK nên xem xét hành vi mua ròng hay bán ròng của NĐTNN là là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi ra quyết định đầu tư. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, dễ nhận thấy rằng trong nhiều năm qua, NĐTNN đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của TTCK Việt Nam. Chính sự tham gia mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, với kiến thức, kinh nghệm và tiềm lực về vốn đã kéo theo được sự quan tâm mạnh hơn của các nhà đầu tư trong nước khiến thị trường càng phát triểm mạnh hơn. Nhờ đó, giúp các nhà đầu tư trong nước trưởng thành hơn về mọi mặt. Do đó, cần có nhiều biện pháp hơn để khuyến khích NĐTNN tham gia vào TTCK. Tuy vậy, cũng cần có các biện pháp để hạn chế sự thao túng giá cổ phiếu và thị trường của NĐTNN tại
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 499 Việt Nam. Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 51/2021/TT-BTC hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông tư sẽ có hiệu lực vào ngày 16 tháng 8 năm 2021. Thông tư đưa ra những quy định cụ thể về nghĩa vụ của NĐTNN trong hoạt động đầu tư trên TTCK cũng như nghĩa vụ của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với việc cung cấp dịch vụ cho NĐTNN. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ và so sánh được tác động của giao dịch NĐTNN trong các giai đoạn phát triển khác nhau của thị trường. Nghiên cứu sẽ ý nghĩa hơn nếu giai đoạn nghiên cứ từ tháng 11 năm 2012 tới 30 tháng 6 năm 2021 được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn, với các xu thế tăng, giảm và đi ngang.
  14. 500 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Tài liệu tham khảo Bae K. H., Ozoguz A., Tan H., S.Wirjanto T. (2012), “Do foreigners facilitate information transmission in emerging markets?”, Journal of Financial Economics, 105, 209-227. Dahlquist M., Robertsson G. (2004), “A note on foreigners! trading and price effects across firms”, Journal of Banking & Finance, 615-632. Garner Jacqueline L.; Kim W. Y. (2011), “Are Foreign Investors Really Beneficial? Evidence from South Korea”. Lin Anchor Y., Swanson Peggy E. (2008), “Foreigners’ perceptions of U.S. markets: Do foreigners exhibit herding tendencies?”, Journal of Economics and Business , 60, 179- 203. Nguyễn Thị Kim Anh (2017), “Tác động của nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang. Onishchenko O., Ülkü N. (2019), “The evolution of foreign investor trading behavior”, Journal of Multinational Financial, 98-115. Porras E., Ülkü N. (2015), “Foreigners's trading and stock returns in Spain”, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money. Syamala S.R., Wadhwa K. (2019), “Foreign institutional investors’ trading and information dissemination in emerging markets: Further evidence”, Research in International Bussiness and Finance, 49, 301-314. Tsai L.J., Shu P.G., Chiang S.J. (2019), “Foreign investors' trading behavior and market conditions: Evidence from Taiwan”, Journal of Multinational Financial Management. Ülkü N., İkizlerli D. (2012), “The interaction between foreigners' trading and emerging stock returns: Evidence from Turkey”, Emerging Markets Review, 13, 381-409. Võ Xuân Vinh (2017), “Do foreign investors improve stock price informativeness in emerging equity markets? Evidence from Vietnam”, Research in International Business and Finance.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1